Thực trạng cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệqua lãi suấttại Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ qua lãi suất tại việt nam (Trang 39)

2.2.1. Tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay

Có thể coi năm 2006 là giai đoạn chuẩn bị cuối cho sự gia nhập WTO, là một bước quan trọng để Việt Nam hội nhập với kinh tế thế giới. Cùng với nhiều ngành thương mại và dịch khác, ngành ngân hàng lại có sự hội nhập thực sự mới và rộng mở.

Điểm yếu của các ngân hàng trong nước đã được phân tích khá nhiều: tiềm lực tài chính, kinh nghiệm quản trị, khả năng cơng nghệ… Nhìn lại, năm 2006 thực sự là năm các ngân hàng dồn sức khắc phục những điểm yếu này.

Quy mơ vốn của các ngân hàng đã có quy mơ mới, năng lực tài chính cũng dẫn được nâng cao và công nghệ đã và đang được đầu tư xứng đáng. Về quản trị, bước đầu các ngân hàng lớn trong nước đã có những đối tác chiến lược tầm cỡ trên thế giới giúp sức. Về phía NHNN, một nghị định mới về quản trị các NHTM theo chuẩn thế giới cũng đang được xây dựng và chuẩn bị ban hành. Về cơ bản, nhiều ngân hàng trong nước đã có được sự chủ động cần thiết.

Tất nhiên, vào WTO, không phải các ngân hàng nước ngoài sẽ ồ ạt cùng vào, cùng cạnh tranh và thơn tính, mà sẽ có sự điều tiết theo tiềm năng của thị trường. Mặt khác, sự hội nhập khơng chỉ đơn thuần cạnh tranh mà cịn là hợp tác và cùng phát triển. Tuy nhiên, với sự chuẩn bị chu đáo, phần lớn các ngân hàng Việt Nam đã tự tin nhập cuộc.

Giai đoạn sau khi Việt Nam gia nhập WTO, có nhiều bất ổn ln rình rập nền kinh tế đến từ dòng vốn bên ngồi, khủng hoảng tài chính thế giới, giá cả hàng hóa thế giới lên xuống thất thường,... Vấn đề bên trong còn tồn tại của nền kinh tế phi hiệu quả như lạm phát Việt Nam tăng cao không thể kiềm chế nổi khi cứ theo đuổi đa mục tiêu như trước đây, dòng vốn vào quá nhiều mà khơng sử dụng hiệu quả cũng góp phần gây ra lạm phát, gần đây là hiện tượng tăng trưởng tín dụng thấp mặc dù dư thừa tiền gửi huy động hay lãi suất cao bị kiểm soát bằng cách ấn định trần LSCB, trần LSHĐ... cần phải được khắc phục.

Đơ la hóa

Đã từ rất lâu rồi Việt Nam cùng lúc có 3 đồng tiền trong thanh tốn, là VND, USD và vàng. Trong đó vàng và USD có ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống dân cư, trong nền kinh tế mà chỉ thực sự giảm được từ 2010 đến nay (xem Biểu đồ 2.1)

Biểu đồ 2.1: Mức độ đơ la hóa Việt Nam hiện nay (đơn vị: %)

Nguồn: Tính tốn từ NHNN

Đó là tốc độ đơ la hóa đã giảm mạnh, thể hiện ở lượng tiền gửi và tín dụng ngoại tệ đã giảm. Chức năng thanh toán của USD và vàng cũng đã được hạn chế. Báo cáo tình hình hoạt động của hệ thống ngân hàng 8 tháng đầu năm 2013 mà NHNN vừa

công bố cũng cho thấy, tỷ lệ đơ la hóa trong nền kinh tế cũng đã giảm xuống mức thấp nhất trong hàng chục năm trở lại đây.

Cụ thể, tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ/TPTTT đã liên tục giảm từ gần 20% trong năm 2010 xuống còn 15,8% cuối năm 2011, xuống 12,3% cuối năm 2012 và tính đến cuối tháng 8/2013 chỉ còn 12%.

Theo đánh giá của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), một quốc gia có tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ/TPTTT trên 30% được xem là đã rơi vào tình trạng đơ la hóa cao. Dữ liệu thống kê cho thấy, Việt Nam đã từng nhiều năm rơi vào tình trạng trên, đặc biệt những năm 2000 và 2001, tỷ lệ đơ la hóa lên tới gần 32%. Hay chỉ vài năm về trước, việc định giá và thanh toán bằng vàng và USD vẫn còn khá phổ biến, đặc biệt là vai trò của vàng trong các giao dịch bất động sản…

Tuy nhiên, từ năm 2011, NHNN đã có những can thiệp dù nặng tính hành chính nhưng có sức tác động lớn. Đó là việc áp trần LSHĐ USD và liên tục ép xuống thấp sau đó, tạo và giữ chênh lệch lãi suất có lợi cho VND; tín dụng ngoại tệ được siết lại; NHNN hai năm liền cam kết khống chế mức độ biến động của tỷ giá; huy động và cho vay bằng vàng đã được gỡ bỏ hoàn toàn khỏi hệ thống ngân hàng; việc xử lý và cơ chế xử phạt các vi phạm liên quan đến định giá, giao dịch bằng vàng và USD đã có sức nặng hơn trước…

Mức độ đơ la hóa cao đồng nghĩa với độ mở của nền kinh tế càng lớn, càng dễ chịu tác động và ảnh hưởng từ những xáo trộn bên ngồi. Ví dụ như các quyết định lớn của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đều có thể gây xáo trộn tình hình kinh tế trong nước, đó là chưa nói đến những cú sốc hay những cuộc khủng hoảng có sức tác động mạnh hơn. Như vậy thì chúng ta trở nên thụ động hơn trong kiểm sốt và điều hành. Mặt khác, tình trạng đơ la hóa và vàng hóa giảm đi đồng nghĩa với việc củng cố và khẳng định vị thế của đồng nội tệ, ở đây là VND. Tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ giảm mạnh một phần cho thấy đồng USD đã giảm bớt sức hấp dẫn trong dân cư, và nguồn lực đó

được hút vào dự trữ ngoại hối nên được kiểm soát chặt chẽ. Quan trọng hơn, Việt Nam tăng cường được tính độc lập và chủ quyền tiền tệ trong điều hành.

Nợ xấu

Năm 2011, lần đầu tiên NHNN chủ động công bố tỷ lệ nợ xấu trong các ngân hàng. Theo đó, nợ xấu tồn hệ thống ngân hàng ở mức 3,6 - 3,8% tổng dư nợ. Con số này đến cuối năm 2012, theo công bố của NHNN là 4,08 %, cho dù theo các tổ chức đánh giá độc lập thì con số thực tế cao hơn rất nhiều.

Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tín dụng qua các tháng đầu năm 2013 (đơn vị tính %)

Nguồn: Tính tốn từ số liệu của NHNN

Bước sang năm 2013, tỷ lệ nợ xấu vẫn tiếp tục tăng cao, chạm mức 4,67% vào tháng 4/2013. Tuy nhiên, con số mà NHNN vừa cập nhật tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ tín dụng tính đến tháng 6/2013 chỉ cịn ở mức 4,46%, giảm đáng kể so với mức 4,65% tính đến cuối tháng 5/2013.

Tuy nhiên, con số trên được NHNN cập nhật trên cơ sở báo cáo định kỳ của các TCTD. Còn con số qua giám sát từ xa của cơ quan này, thường cao hơn nhiều, và hiện chưa có cơng bố chính thức để so sánh. con số thực mà các ngân hàng chưa công bố cịn cao hơn mức trên khơng ít. Vì vậy, trên thực tế, nợ xấu vẫn là vấn đề đáng báo động.

Theo báo cáo tài chính 6 tháng đầu nămcủa các NHTM, nợ xấu có vẻ đã giảm khi hầu hết ngân hàng đều có tỷ lệ nợ xấu dưới mức 3%- mức được xem là an toàn, nằm trong tầm kiểm sốt. Tuy nhiên, theo tính tốn, các ngân hàng này chiếm khoảng 75% tổng dư nợ của toàn hệ thống. Điều này cho thấy, các khoản nợ xấu vẫn đáng lo ngại, đặc biệt là sự gia tăng liên tục của nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn). Tại thời điểm 30/06/2013, nợ nhóm 5 đã chiếm gần 50% tổng nợ xấu của các ngân hàng này, tức là chỉ tính riêng với nhóm các ngân hàng niêm yết đã lên tới hơn 14 nghìn tỷ đồng.

Trong khi đó, kết quả khảo sát mới đây của Vụ Dự báo thống kê tiền tệ, NHNN cho thấy, trong số 124 TCTD tham gia khảo sát, có khoảng 30 TCTD khai báo tỷ lệ nợ xấu ở mức trên 3%, chiếm khoảng 1/4 số lượng TCTD hiện nay. Báo cáo cũng cho thấy, có tới trên 50% TCTD dự kiến tỷ lệ nợ xấu tại thời điểm cuối năm 2013 sẽ không đổi hoặc tăng so với cuối năm 2012.

Ngày 23/8/2013, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình đã ký Quyết định số 1085/QĐ-NHNN ban hành Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng về xử lý nợ xấu. Kế hoạch hành động này nhằm triển khai thực hiện đề án của Thủ tướng Chính phủ về Xử lý nợ xấu của các TCTD và đề án thành lập VAMC.

Với kế hoạch trên, NHNN đã đề ra các nội dung công việc cụ thể, giao nhiệm vụ chủ trì triển khai thực hiện từng cơng việc cho các đơn vị như Vụ, Cục, chi nhánh NHNN, các TCTD, các khách hàng vay của TCTD và quy định thời gian hoàn thành. Điều này thể hiện sự quyết tâm của ngành Ngân hàng trong việc xử lý nợ xấu.

2.2.3.Phân tích cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ qua lãi suất tại Việt Nam

2.2.3.1. Tác động của truyền dẫn chính sách tiền tệ đến lãi suất của ngân hàng

thương mại

Biểu đồ 2.3 cho thấy các loại lãi suất VND rất biến động rất mạnh trong giai đoạn này.Hội nhập kinh tế đem đến những biến động khó lường về lãi suất mà đỉnh điểm là hai cuộc chạy đua lãi suất diễn ra trong năm 2008 và 2010-2011.Nhìn chung LSCB trong giai đoạn này đã mất dần hiệu lực, từ 2010 LSCB đã rời xa các lãi suất chủ chốt khác của nền kinh tế, LSTCK đóng vai trị như lãi suất sàn.

Năm 2006, Vì mục tiêu tăng trưởng kinh tế, NHNN vẫn giữ nguyên các mức lãi

suất chủ đạo.Tuy nhiên trong xu thế cạnh tranh của ngành, các ngân hàng vẫn tăng lãi huy động VND và phải tăng lãi cho vay đầu ra, gây khó khăn cho các doanh nghiệp vay vốn.Nhưng lãi suất khó tiếp tục tăng cao vì khả năng chịu đựng của cả hai phía ngân hàng và doanh nghiệp đều có hạn. Mặt khác, tốc độ tăng giá tiêu dùng đã dịu bớt và khả quan nhất trong vòng ba năm qua.Một diễn biến khác dễ nhận thấy là trong thời điểm cuối năm, một số ngân hàng đã có dấu hiệu giảm nhẹ lãi suất.

Năm 2007, ngoài Chỉ thị 03, một quyết định khác của NHNN cũng gây sốc đối

với các NHTM là tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng mạnh (từ 5% lên 10%, riêng Agribank là 8%). Động thái này là do NHNN rút tiền trong lưu thơng để kiềm chế lạm phát có dấu hiệu tăng cao. Tuy nhiên, lãi suất VND tương đối ổn định, cân bằng từ xu hướng giảm nhẹ đầu năm và tăng nhẹ cuối năm. Sự ổn định này đã góp phần tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đáng chú ý là những tháng cuối năm, lãi suất trên TTM có những thời điểm tăng đột biến, phản ánh cầu nội tệ khá căng thẳng ở một số NHTM Cổ phần nhưng chưa ảnh hưởng đến mặt bằng chung vì tỷ trọng vốn của các NHNN vẫn cịn cao.

Năm 2008, thị trường ngân hàng trong nước đã trải qua những biến động chưa

từng có về lãi suất, tỷ giá...Đây cũng là một năm đáng nhớ trong hoạt động của các ngân hàng, khi phải trải qua những khó khăn khơng nhỏ.

CSTT từ định hướng thắt chặt và linh hoạt nửa đầu năm 2008 chuyển dần sang nới lỏng một cách thận trọng những tháng cuối năm. Đi cùng với quá trình này là tần suất điều chỉnh các cơng cụ điều hành chưa từng có của NHNN, tập trung ở các lãi suất chủ chốt, tỷ lệ dự trữ bắt buộc và biên độ tỷ giá.

Biểu đồ 2.3: Diễn biến LSCB, LSTCK,LSHĐ, LSCV LSHĐ, LSCV

Nguồn: Tính tốn từ dữ liệu của IMF

Tính chung cả năm, NHNN đã 3 lần tăng và 5 lần giảm LSCB. Lãi suất tái cấp vốn, LSTCK cũng có tần suất điều chỉnh tương ứng. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc có 1 lần tăng trong tháng 2, 4 lần giảm trong 3 tháng cuối năm (2 lần giảm đối với dự trữ bằng ngoại tệ). Lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc có 5 lần điều chỉnh (3 lần tăng, 2 lần giảm).

Cơ chế điều hành tỷ giá cũng ghi nhận những điều chỉnh như: biên độ có 3 lần nới rộng, từ +/-0,75% lên +/-3%; điều chỉnh mạnh tỷ giá bình quân LNH vào tháng 6 và cuối tháng 12. Một công cụ được NHNN sử dụng đến, cũng là một sự kiện nổi bật trong năm 2008, là đợt phát hành 20.300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc (17/3).Lần đầu tiên

0 5 10 15 20 25 J an -0 6 A p r- 0 6 J ul -0 6 O c t- 0 6 J an -0 7 A p r- 0 7 J ul -0 7 O c t- 0 7 J an -0 8 A p r- 0 8 J ul -0 8 O c t- 0 8 J an -0 9 A p r- 0 9 J ul -0 9 O c t- 0 9 J an -1 0 A p r- 1 0 J ul -1 0 O c t- 1 0 J an -1 1 A p r- 1 1 J ul -1 1 O c t- 1 1 J an -1 2 A p r- 1 2 J ul -1 2 O c t- 1 2 J an -1 3 A p r- 1 3 J ul -1 3 O c t- 1 3 J an -1 4 A p r- 1 4 J ul -1 4 O c t- 1 4

Lãi suất cơ bản Lãi suất tái chiết khấu Lãi suất cho vay Lãi suất huy động

kể từ 1/12/2005, LSCB được điều chỉnh tăng, từ 8,25% lên 8,75% vào 1/2/2008. Đặc biệt, trong lần điều chỉnh ngày 19/5 (lên 12%), LSCB được trả lại đúng chức năng của nó, trở thành một cơ sở để xác định hành lang pháp lý cho LSCV của các NHTM, thay vì xơ cứng và mờ nhạt trước đó. Cụ thể, ngồi sự điều chỉnh trên, NHNN chính thức áp dụng cơ chế lãi suất trầntrong hoạt động cho vay của các TCTD (không quá 150% LSCBtheo quy định của Bộ luật Dân sự).

Từ thời điểm đó, hoạt động cho vay của các các ngân hàng có sự thay đổi căn bản; khái niệm LSCV tối đa xuất hiện trên thị trường, đồng nghĩa với những mức LSCV từ 22% - 25% trước đó được loại bỏ; trần LSHĐ thỏa thuận giữa các thành viên Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam có từ những năm trước cũng bị xóa bỏ.

Năm 2008 hệ thống ngân hàng Việt Nam ghi nhận lãi suất ngân hàng tăng cao chưa từng có. Đã có lúc lãi suất ngân hàng lên mức đỉnh 24 - 25%/năm, LSHĐ cũng đạt đỉnh 20%/năm. Nhiều NHTM cho vay cầm chừng, doanh nghiệp vay vốn khó khăn cả về lãi suất cao lẫn khả năng tiếp cận vốn, tín dụng tiêu dùng gần như bị cắt bỏ, tốc độ tăng trưởng tín dụng bước vào vùng thấp nhất trong năm (liên tục tăng dưới 1%/tháng, cả năm ước chỉ tăng khoảng 21% thay vì mức dự kiến khống chế 30%).

Từ cuối tháng 7 cho đến hết năm, cùng với cơ chế cho vay mới, sự hỗ trợ của NHNN với nguồn vốn khả dụng của hệ thống tăng mạnh lên, lãi suất trên thị trường bắt đầu có đợt thối trào, LSCV tối đa về còn 12,75%/năm và LSHĐ rút về quanh mốc 8%/năm.

Vào cuối năm 2008, kinh tế đất nước có dấu hiệu rơi vào giảm phát, hàng nghìn doanh nghiệp đối mặt khó khăn, sức mua của người dân chững lại, Chính phủ đã cơng bố gói kích cầu 1 tỷ USD (khoảng dưới 1,2% GDP).

Theo Bộ Kế hoạch - Đầu tư, 17.000 tỷ đồng kích cầu này được tập trung vào những lĩnh vực chịu ảnh hưởng nhiều nhất của cuộc khủng hoảng tài chính. Cơng nhân, học sinh, sinh viên, ký túc xá, trường học, nhà ở dành cho công nhân, sân bay, cầu đường sẽ là những đối tượng, lĩnh vực chính được rót vốn từ gói kích cầu này.

Gói kích cầu 1 tỷ USD cũng sẽ dùng để hỗ trợ 4% LSCV đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Dự tính, khi gói kích cầu có hiệu lực thực hiện sẽ có khoảng 420.000 tỷ đồng vốn vay ưu đãi cung cấp cho nền kinh tế; tương tự, nếu hỗ trợ lãi suất 4% cho các doanh nghiệp, nguồn vốn cần huy động có thể lên đến 400.000 tỷ đồng.

- Năm 2009, Với diễn biến có phần nới lỏng đầu năm và thắt chặt cuối năm,

ngược lại năm 2008, CSTTnăm 2009được cho là ổn định với 2 lần điều chỉnh LSCB. Cụ thể đầu tháng 2/2009, LSCB bằng đồng Việt Nam giảm từ 8,5%/năm xuống

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ qua lãi suất tại việt nam (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)