Phân tích phân rã phương sai

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ qua lãi suất tại việt nam (Trang 76 - 78)

3.1. Đề xuất mô hìnhSVAR

3.1.5. Phân tích phân rã phương sai

Sử dụng phân tích phân rã phương sai để đánh giá biến động của nền kinh tế cũng như CSTT trước các cú sốc bên trong và ngoài nền kinh tế trong ngắn hạn và trung hạn cho thấy, sự biến động của sản lượng công nghiệp trong nước trong trung hạn chủ yếu do các nhân tố trong nước cụ thể là mức biến động của sản lượng công nghiệp, IRV, tốc độ tăng cung tiền, tỷ giá, DR. Hệ số giải thích của các biến này lần lượt là81.02%,5.25%, 3.99%, 3.88%, 3.41%. Do đó, LSHĐ tác động mạnh nhất đối với sản

lượng công nghiệp. (Xem phụ lục 6 để biết kết quả phân rã phương sai). Đối chiếu với trường hợp của Việt Nam, luận văn nhận thấy, kết quả này đúng cho hầu hết các năm ngoại trừ năm 2010 và năm 2012 khi lãi suất và sản lượng biến động ngược chiều nhau.

Mặt khác, chúng ta có thể thấy, sự biến động chỉ số CPI trong nước chịu ảnh hưởng rất lớn từ cú sốc giá cả hàng hóa thế giới, sau đó là các cú sốc do chính nó tạo ra, rồi đến cú sốc lãi suất Mỹ. Qua đó cho thấy hội nhập kinh tế ở Việt Nam làm CPI ngày càng phụ thuộc vào các nhân tố bên ngồi, đặc biệt là giá cả hàng hóa thế giới. Trong nước, LSHĐ IRV khơng đóng vai trị nhiều trong việc giải thích những biến động của CPI (hệ số giải thích chỉ 1,93%). Đối chiếu với Việt Nam nhận thấy CPI và IRV đồng biến trong các các trường hợp 2008, 2010, 2011, 2012, 2013, trong khi đó nghịch biến trong 2006, 2007, 2009.

Chúng ta có thể thấy cung tiền M2, giá cả hàng hóa thế giới và tỷ giá lần lượt giải thích là 70.24%, 9.33%, 9.32% đối với sự biến động của cung tiền M2 trong trung hạn chứng tỏ rằng việc tăng hay giảm mức cung ứng tiền ra lưu thông phụ thuộc rất nhiều vào dấu hiệu của giá cả hàng hóa thế giới và tỷ giá. LSHĐ khơng có vai trị nhiều trong việc giải thích biến động của M2 (hệ số giải thích chỉ 2,46%). Đối chiếu cho Việt Nam, ta thấy quan hệ đồng biến giữa M2 và IRV trong 3 trường hợp là 2006, 2009, 2010.Trường hợp còn lại, mối quan hệ là nghịch biến giữa M2 và IRV.Điều này hàm ý rằng lãi suất vẫn chưa phản ánh đúng cung cầu tiền tệ trên thị trường.

Sự biến động của lãi suất trong nước được giải thích chủ yếu bởi các nhân tố ngoài nước như: giá cả hàng hóa thế giới (32,39%), những biến động trong IRV (31,85%), thay đổi trong lãi suất của FED (15,54%), sau đó mới đến cung tiền M2, tỷ giá, sản lượng công nghiệp, LSTCK DR (3,11%), lạm phát trong nước.Từ đó kết luận rằng thay đổi lãi suất trong nước phụ thuộc chủ yếu vào giá cả thế giới và truyền dẫn từ LSTCK đến LSHĐ ngắn hạn ở Việt Nam là khơng hồn tồn trong cả ngắn hạn và dài hạn. Kết luận này cũng hỗ trợ cho kết quả hàm phản ứng xung.

Mức độ biến động của tỷ giá lệ thuộc rất lớn vào công tác điều hành CSTT, phụ thuộc vào biến động của tỷ giá (68,46%), LSHĐ IRV (10,93%), sản lượng công nghiệp (6,12%) rồi mới đến giá thế giới, các nhân tố bên ngoài tác động tới mức biến động của tỷ giá giữa VND và USD không lớn hơn so với các nhân tố nội tại bên trong nền kinh tế.(xem thêm trong Phụ lục 4d)

Sự biến động của LSTCK được giải thích bởi những biến động trong chính DR rồi đến giá thế giới, lãi suất của Mỹ và tỷ giá EX, IRV. Cho thấy việc điều chỉnh LSTCK phụ thuộc nhiều vào giá thế giới, lãi suất của Mỹ, Tỷ giá rồi mới đến IRV(8,66%).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ qua lãi suất tại việt nam (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)