LSHĐ, LSCV
Nguồn: Tính tốn từ dữ liệu của IMF
Tính chung cả năm, NHNN đã 3 lần tăng và 5 lần giảm LSCB. Lãi suất tái cấp vốn, LSTCK cũng có tần suất điều chỉnh tương ứng. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc có 1 lần tăng trong tháng 2, 4 lần giảm trong 3 tháng cuối năm (2 lần giảm đối với dự trữ bằng ngoại tệ). Lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc có 5 lần điều chỉnh (3 lần tăng, 2 lần giảm).
Cơ chế điều hành tỷ giá cũng ghi nhận những điều chỉnh như: biên độ có 3 lần nới rộng, từ +/-0,75% lên +/-3%; điều chỉnh mạnh tỷ giá bình quân LNH vào tháng 6 và cuối tháng 12. Một công cụ được NHNN sử dụng đến, cũng là một sự kiện nổi bật trong năm 2008, là đợt phát hành 20.300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc (17/3).Lần đầu tiên
0 5 10 15 20 25 J an -0 6 A p r- 0 6 J ul -0 6 O c t- 0 6 J an -0 7 A p r- 0 7 J ul -0 7 O c t- 0 7 J an -0 8 A p r- 0 8 J ul -0 8 O c t- 0 8 J an -0 9 A p r- 0 9 J ul -0 9 O c t- 0 9 J an -1 0 A p r- 1 0 J ul -1 0 O c t- 1 0 J an -1 1 A p r- 1 1 J ul -1 1 O c t- 1 1 J an -1 2 A p r- 1 2 J ul -1 2 O c t- 1 2 J an -1 3 A p r- 1 3 J ul -1 3 O c t- 1 3 J an -1 4 A p r- 1 4 J ul -1 4 O c t- 1 4
Lãi suất cơ bản Lãi suất tái chiết khấu Lãi suất cho vay Lãi suất huy động
kể từ 1/12/2005, LSCB được điều chỉnh tăng, từ 8,25% lên 8,75% vào 1/2/2008. Đặc biệt, trong lần điều chỉnh ngày 19/5 (lên 12%), LSCB được trả lại đúng chức năng của nó, trở thành một cơ sở để xác định hành lang pháp lý cho LSCV của các NHTM, thay vì xơ cứng và mờ nhạt trước đó. Cụ thể, ngồi sự điều chỉnh trên, NHNN chính thức áp dụng cơ chế lãi suất trầntrong hoạt động cho vay của các TCTD (không quá 150% LSCBtheo quy định của Bộ luật Dân sự).
Từ thời điểm đó, hoạt động cho vay của các các ngân hàng có sự thay đổi căn bản; khái niệm LSCV tối đa xuất hiện trên thị trường, đồng nghĩa với những mức LSCV từ 22% - 25% trước đó được loại bỏ; trần LSHĐ thỏa thuận giữa các thành viên Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam có từ những năm trước cũng bị xóa bỏ.
Năm 2008 hệ thống ngân hàng Việt Nam ghi nhận lãi suất ngân hàng tăng cao chưa từng có. Đã có lúc lãi suất ngân hàng lên mức đỉnh 24 - 25%/năm, LSHĐ cũng đạt đỉnh 20%/năm. Nhiều NHTM cho vay cầm chừng, doanh nghiệp vay vốn khó khăn cả về lãi suất cao lẫn khả năng tiếp cận vốn, tín dụng tiêu dùng gần như bị cắt bỏ, tốc độ tăng trưởng tín dụng bước vào vùng thấp nhất trong năm (liên tục tăng dưới 1%/tháng, cả năm ước chỉ tăng khoảng 21% thay vì mức dự kiến khống chế 30%).
Từ cuối tháng 7 cho đến hết năm, cùng với cơ chế cho vay mới, sự hỗ trợ của NHNN với nguồn vốn khả dụng của hệ thống tăng mạnh lên, lãi suất trên thị trường bắt đầu có đợt thối trào, LSCV tối đa về cịn 12,75%/năm và LSHĐ rút về quanh mốc 8%/năm.
Vào cuối năm 2008, kinh tế đất nước có dấu hiệu rơi vào giảm phát, hàng nghìn doanh nghiệp đối mặt khó khăn, sức mua của người dân chững lại, Chính phủ đã cơng bố gói kích cầu 1 tỷ USD (khoảng dưới 1,2% GDP).
Theo Bộ Kế hoạch - Đầu tư, 17.000 tỷ đồng kích cầu này được tập trung vào những lĩnh vực chịu ảnh hưởng nhiều nhất của cuộc khủng hoảng tài chính. Cơng nhân, học sinh, sinh viên, ký túc xá, trường học, nhà ở dành cho công nhân, sân bay, cầu đường sẽ là những đối tượng, lĩnh vực chính được rót vốn từ gói kích cầu này.
Gói kích cầu 1 tỷ USD cũng sẽ dùng để hỗ trợ 4% LSCV đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Dự tính, khi gói kích cầu có hiệu lực thực hiện sẽ có khoảng 420.000 tỷ đồng vốn vay ưu đãi cung cấp cho nền kinh tế; tương tự, nếu hỗ trợ lãi suất 4% cho các doanh nghiệp, nguồn vốn cần huy động có thể lên đến 400.000 tỷ đồng.
- Năm 2009, Với diễn biến có phần nới lỏng đầu năm và thắt chặt cuối năm,
ngược lại năm 2008, CSTTnăm 2009được cho là ổn định với 2 lần điều chỉnh LSCB. Cụ thể đầu tháng 2/2009, LSCB bằng đồng Việt Nam giảm từ 8,5%/năm xuống 7%/năm; LSCV tối đa của các TCTD bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng giảm từ 12,75%/năm xuống 10,5%/năm.
Mức lãi suất nói trên duy trì đến hết tháng 11/2009 và kể từ 1/12/2009, LSCB được điều chỉnh tăng lên 8%/năm, kéo theo mức LSCV tối đa của các TCTD với khách hàng tăng từ 10,5% lên 12%/năm.
Cùng với LSCB, biên độ tỷ giá cũng được điều chỉnh 2 lần, gồm nới rộng từ +/- 3% lên +/-5% từ 24/3/2009 và thu hẹp lại từ +/-5% xuống +/-3% từ ngày 26/11/2009. Riêng lãi suất tái cấp vốn và LSTCK được điều chỉnh 3 lần, tỷ lệ dự trữ bắt buộc điều chỉnh 1 lần.
Tháng 2/2009, Chính phủ bắt đầu triển khai gói kích cầu, trong đó chính sách hỗ trợ lãi suất là một trọng tâm.
Ngân hàng đón chính sách hỗ trợ lãi suất hồ hởi, nhưng triển khai thận trọng.Đây là chính sách chưa từng có tiền lệ, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng tiếp cận khách hàng và tăng trưởng tín dụng tốt hơn (lãi suất thấp, khả năng trả nợ của doanh nghiệp tốt hơn).Ngược lại, vì chưa có tiền lệ, có nhiều thủ tục và vướng mắc trên thực tế nên có sự thận trọng trong triển khai.
Trên diễn đàn Quốc hội Kỳ 6 Khóa 12, tác động và hiệu quả của chính sách hỗ trợ lãi suất được đánh giá cao; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng phần lớn doanh nghiệp vẫn chưa được tiếp cận sự hỗ trợ này.Ngoài ra, giả thiết vốn được hỗ trợ lãi suất chảy vào chứng khoán cũng là vấn đề được quan tâm trong dư luận.
- Năm 2010, diễn biến của lãi suất đi theo kịch bản của năm 2009: Lãi suất điều
hành ổn định trong một thời gian dài và sau đó tăng lên vào cuối năm nhằm kiếm chế lạm phát; lãi suất thị trường có xu hướng giảm vào giữa năm và tăng cao trở lại những tháng cuối năm.
Với nỗ lực giảm LSHĐ tạo cơ sở để giảm LSCV, Hiệp hội ngân hàng Việt Nam đã tạo nên sự đồng thuận về lãi suất giữa các ngân hàng.Song, sự đồng thuận này chưa thực hiện được. Mặc dù các ngân hàng đều niêm yết LSHĐ ở mức 12%/năm, nhưng các ngân hàng lại có thỏa thuận ngầm với khách hàng về một mức lãi suấtthưởng để thu hút vốn. Do vậy, mức LSCV vẫn được xem là khó cho các doanh nghiệp.
Để các ngân hàng thuận lợi hơn trong việc huy động vốn, NHNN đã khuyến khích lãi suất cạnh tranh.Tuy nhiên, khái niệm lãi suất cạnh tranh đã được các ngân hàng lớn tận dụng triệt để. Chỉ sau tín hiệu được phát đi của NHNN, thị trường lãi suất đã tăng đột ngột và xác lập kỷ lục lên gần 18%/năm (trước đó, các ngân hàng đang thực hiện đồng thuận là 12%). Điển hình nhất là việc ngân hàng Techcombank thực hiện LSHĐ vốn 17%/năm thông qua sản phẩm tiết kiệm 03 ngày vàng đã làm ảnh hưởng đến thị trường lãi suất và gây mất ổn định thị trường tài chính, tiền tệ.
Ngay sau khi có những hiệu ứng khơng mong muốn này, người đứng đầu NHNN lập tức có cơng văn yêu cầu các ngân hàng đã thực hiện tăng lãi suất thái quá phải điều chỉnh lại theo đúng tinh thần thỏa thuận giữa các ngân hàng. Lãi suất cạnh tranh ở đây khơng có nghĩa là thả nổi và tăng nóng. Cạnh tranh là nhằm tạo lợi ích cho thị trường, cho các thành viên tham gia và người dân.Cạnh tranh ở đây nên hiểu là để giảm thiểu các chi phí, tăng cường chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
Do vậy, sau khi NHNN tuýt cò, ngày 11/12, các ngân hàng đã đồng loạt cam kết, áp dụng LSHĐ tối đa là 14% /năm; tổng lãi suất qua quy đổi các chương trình khuyến mại, cộng thưởng đi kèm tối đa là 15%/năm.
Bên cạnh đó, để tạo điều kiện cho thị trường tiền tệ hoạt động theo quy luật thì trường, có sự quản lý của nhà nước, NHNN từng bước bỏ các quy định rằng buộc về các loại lãi suất của các TCTD. Cụ thể là trong năm, NHNN đã ban hành Thông tư số 03/2010/TT-NHNN; Thông tư 07/2010/TT-NHNN; Thông tư 12/2010/TT-NHNN cho phép TCTD được thực hiện cho vay bằng VND theo cơ chế lãi suất thỏa thuận.
Trước đây, LSCB là một cơ sở quan trọng để các NHTM ấn định LSCV.Cơ sở này gắn với quy định tại Bộ luật Dân sự (LSCV không được vượt quá 150% LSCB).Tuy nhiên, vai trị đó đã bị vơ hiệu hóa khi từ tháng 4/2010, NHNN mở lại cơ chế lãi suất thỏa thuận và áp dụng cho đến nay.
Năm 2010 ghi nhận sự can thiệp mạnh của nhà quản lý đối với hoạt động kinh doanh vàng của các TCTD. NHNN chính thức chỉ đạo đóng cửa các sàn giao dịch vàng, tất toán trạng thái kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài.
Hoạt động huy động và cho vay vàng của các ngân hàng có nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối cũng bị thu hẹp, theo quy định của Thông tư số 22/2010/TT-NHNN của NHNN ban hành ngày 29/10/2010 về huy động và cho vay vốn bằng vàng của TCTD đối với khách hàng. LSHĐ vàng sụt giảm mạnh trước tác động của chính sách này.
Thị trường vàng trong năm 2010 cũng chứng kiến nhiều biến động. Giá vàng trong năm 2010 đã lập kỷ lục vào ngày 09/11/2010 khi tăng kỷ lục lên 38,5 triệu đồng/lượng, tăng 44,68% so với giá đóng cửa của phiên giao dịch cuối cùng năm 2009 (26,61 triệu đồng/lượng) và tăng 36,8% sovới 3 tháng trước đó.
Trong khi đó, đến ngày 07/12/2010 giá vàng thế giới mới lập kỷ lục của năm lên 1.427,8 USD/oz, mức thấp nhất của giá vàng thế giới trongnăm 2010 là 1.061,4 USD/oz, chênh lệch 34,5%.
Biện pháp mà nhà điều hành thường đưa ra là cho phép nhập khẩu để bình ổn, trong khi vẫn còn những tranh cãi quanh con số khoảng 1.000 tấn vàng nằm trong dân.
Tuy nhiên Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Giàu công bố số liệu nhập siêu vàng trong 12 năm trở lại đây của Việt Nam chỉ là 71 tấn
- Năm 2011 là một năm thị trường tài chính căng thẳng với lãi suất ngân hàng bắt đầu leo thang kể từ đầu tháng 5/2011, có thời điểm huy động VND lên đến 20%/năm, LSCV nông nghiệp nông thôn lên 16,5-20%/năm, cho vay phi sản xuất từ 25-28%/năm.
Quy định trần lãi suất 14%/năm khiến các NHTM gặp khó về thanh khoản và phải đi vay trên thị trường LNH với lãi suất cao.Cá biệt, có những giao dịch lãi suất lên tới mức 30-40%/năm kỳ hạn 1 tháng.
NHNN đã 2 lần tăng lãi suất chiết khấu (từ 7% năm 2010 lên 13%), 4 lần tăng lãi suất tái cấp vốn (từ 9% lên 15%), 5 lần tăng lãi suất TTM (từ 8% lên 15%). LSCB đã được giữ nguyên 9% kể từ năm 2010.
Khi NHNN chủ trương hạ lãi suất vào những tháng cuối năm 2011, lãi suất LNH đã hạ nhiệt nhờ NHNN bơm một lượng vốn đáng kể trên thị trường TTM.
Năm 2011, chứng kiến lần điều chỉnh tỷ giá mạnh nhất của NHNN, có thể coi là một cú sốc tỷ giá trên thị trường ngoại hối. Ngày 11/2, NHNN đã tăng tỷ giá từ 18.932 đồng đổi 1 USD lên 20.693 đồng, đồng thời thu hẹp biên độ giao dịch tỷ giá từ 3% xuống 1%. Chỉ sau 1 đêm giá trị Việt Nam đồng đã hạ 9,3% so với dollar Mỹ.Sau cú sốc điều chỉnh vào tháng 2, tỷ giá chỉ tăng 0,97% trong 9 tháng còn lại của năm 2011. Sau điều chỉnh tỷ giá của NHNN, tỷ giá ngoài thị trường tự do đã có biến động mạnh, một số thời điểm tỷ giá tự do lên mức 22.000 đồng/USD.
Năm 2011 cũng đánh dấu một bước ngoặt trong chính sách quản lý thị trường vàng, khi giá vàng liên tục lập kỷ lục mới và phi tới sát mốc 50 triệu đồng/lượng chỉ trong vòng 1 tháng gây mất an toàn hệ thống tài chính ngân hàng. Giá vàng đã tăng khoảng 25% trong năm 2011, mức tăng cao nhất đạt 40% khi giá vàng đạt đỉnh 49,2 triệu đồng/lượng vào ngày 23/8/2011, lúc này giá vàng thế giới cũng chạm đỉnh 1.900
USD/oz. Cuối năm, giá vàng trong nước ở mức 43-45 triệu đồng/lượng, giá vàng thế giới cũng có lúc sụt mạnh xuống 1.600 USD/oz. (Phí Đăng Minh (2011))
Giá vàng tăng mạnh đẩy nhu cầu mua lên cao. NHNN đã phải cho phép SJC và 5 NHTM được bán vàng bình ổn là Sacombank, ACB, Techcombank, DongABank và Eximbank; lượng vàng bán ra đạt trên 10 tấn trong vòng 2 tuần.
Khi giá vàng thế giới điều chỉnh, giá vàng trong nước vẫn ở mức cao, chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế lên đến 3-5 triệu đồng/lượng.
Đến ngày 06/12/2011, Thống đốc NHNN chính thức tuyên bố hợp nhất 3 ngân hàng SCB – Đệ Nhất – Tín Nghĩa thành NHTMCP Sài Gịn với vốn điều lệ trên 10.500 tỷ đồng, tổng tài sản khoảng 150.000 tỷ đồng.
Hoạt động trên là một bước đi nhằm khắc phục những yếu điểm tồn tại trong Hệ thống ngân hàng Việt Nam trong năm 2011. Đó là cuộc đua LSHĐ lên 20%/năm; căng thẳng thanh khoản khiến lãi suất LNH tăng lên 20%/năm, nợ xấu lên cao do BĐS suy giảm.
Việc hợp nhất 3 ngân hàng đã khởi đầu cho đề án là tái cấu trúc hệ thống NHTMCP và các tổ chức tài chính đi vào thực hiện với đối tượng là các NHTMCP hoạt động yếu kém. Sẽ nhanh chóng được triển khai nhân rộng với các ngân hàng nhỏ, hoạt động yếu kém trong những năm tới.
Sau động thái hợp nhất ba NHTM trên thì hãng định mức tín nhiệm Fitch Ratings nhận định, đây là một bước tiến tích cực mà Việt Nam đạt được trong nỗ lực cải thiện sức mạnh cho hệ thống ngân hàng.
- Năm 2012, NHNN đã 6 lần điều chỉnh giảm lãi suất điều hành, trong đó gần đây nhất là ngày 21-12, cùng với giảm lãi suất điều hành, cơ quan này hạ trần LSHĐ và LSCV. Tính chung cả năm, LSHĐ giảm 3-6%, LSCV giảm 5-9% so với cuối năm 2011 và đã trở về mức lãi suất cuối năm 2007.
Đáng chú ý, ngày 15-7, các NHTM phải xem xét hạ lãi suất cho các khoản nợ cũ xuống dưới 15%/năm theo chủ trương của NHNN nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp.
Theo đánh giá của NHNN, mặt bằng LSHĐ và cho vay đã giảm mạnh về mức định hướng của NHNN đề ra và lộ trình giảm nhanh hơn dự kiến.
Năm 2012, NHNN áp dụng chính sách độc quyền vàng miếng, chọn thương
hiệu SJC làm thương hiệu vàng Quốc gia. SJC là đơn vị duy nhất được phép dập, gia công vàng miếng.
Ngày 27-10-2012, lần thứ hai NHNN phải đưa ra quyết định nới thời hạn các NHTM phải tất tốn trạng thái vàng; trước đó là nới từ tháng 5-2012 đến 25-11-2012; thời hạn mới đã được ấn định là 30-6-2013.
Mốc hẹn tất toán trạng thái vàng được dời qua giữa năm 2013 nhằm chia sẻ khó khăn thanh khoản vàng ở một số thành viên, sự leo thang của giá vàng trong nước cùng chênh lệch lớn với giá thế giới.
Ngừng hẳn huy động và cho vay vàng cũng là hướng đi đúng đắn mà NHNN