Các nhân tố tác động đến cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệqua lãi suất

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ qua lãi suất tại việt nam (Trang 33 - 36)

1.4. Cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệqua lãi suất

1.4.3. Các nhân tố tác động đến cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệqua lãi suất

Không phải tất cả các nền kinh tế phản ứng giống nhau với những thay đổi trong CSTT. Tùy đặc điểm cụ thể của nền kinh tế mà nhà điều hành sẽ lựa chọn cơ chế truyền dẫn phù hợp, có hiệu quả để thực hiện các mục tiêu CSTT. Loayza & Hebbel (2002) chia cơ chế truyền dẫn thành hai bước.

Đầu tiên, cơng cụ chính sách tác động đến các loại lãi suất và giá cổ phần.chịu tác động bởi quy mô và độ mở của nền kinh tế. Giải thích điều này, Loayza & Hebbel (2002) cho rằng những thay đổi trong CSTT truyền dẫn nhanh chóng và chính xác hơn vào các loại lãi suất và giá cả thị trường tài chính khác, nếu hệ thống tài chính có đa dạng các định chế tài chính cũng như các loại sản phẩm. Ngược lại, khi có hiện tượng độc quyền đáng kể của một vài định chế tài chính và ít có các sản phẩm thay thế, những định chế này có thể định ra mức lãi suất thị trường và giá cả mà không bị tác động bởi những hoạt động của NHTW

Thứ hai, những thay đổi này tác động đến quyết định tiêu dùng của doanh nghiệp và hộ gia đình chịu tác động bởi sự phát triển của thị trường tài chính. Các quyết định tiêu dùng và đầu tư của hộ gia đình và cơng ty là nhạy cảm hơn với những lãi suất thị trường và giá cả khi họ không bị áp lực về tài chính và họ có thể lựa chọn bất kỳ các hàng hóa và dịch vụ nào ở bất kỳ thời điểm nào. Ngồi ra, khả năng thanh tốn và thanh khoản của doanh nghiệp và hộ gia đình cũng tác động đến chi tiêu của các đối tượng này.

Ngoài ra, nghiên cứu về MTM qua lãi suất các nghiên cứu của Cas et al. (2011) và Saborowski & Weber (2013) cũng chỉ ra những nhân tố tương đồng gồm: đơ la hóa, chất lượng khung pháp lý, chất lượng tài sản, sự độc quyền, sự phát triển hệ thống tài chính và sự linh hoạt của tỷ giá.

Trong điều kiện đơ la hóa cao, NHTW bị giới hạn khả năng kiểm soát lãi suất của đồng tiền trong nước và nước ngồi. Lý do là chi phí của đồng tiền nước ngồi liên quan đến các yếu tố bên ngồi mà NHTW khơng thể điều khiển được. Vì vậy, một mức cao của đơ la hóa tài chính có thể giảm tác động mà những thay đổi trong lãi suất chính sách đến lãi suất ngân hàng bằng đồng nội tệ. Bên cạnh đó, mức độ mà ngân hàng có thể truyền dẫn cú sốc tăng của lãi suất chính sách đến lãi suất động nội tệ có thể bị hạn chế vì người đi vay có khả năng chuyển đổi sang các công cụ bằng ngoại tệ. Ngồi ra, trong nền kinh tế đơ la hóa, một sự giảm giá lớn có thể có một tác động thắt chặt thơng qua tác động bất lợi của nó lên bảng cân đối tài chính, vì vây lan truyền nỗi sợ thả nổi

(Cas et al. (2011))

Chất lượng khung pháp lý yếu kém có thể cũng có tác động lên cơ chế truyền dẫn qua lãi suất vì chúng gây ra vấn đề về thông tin bất cân xứng và những ràng buộc hợp đồng làm tăng chi phí của trung gian tài chính. Điều này giảm nhu cầu đối với các khoản cho vay và làm cho lãi suất ngân hàng ít nhạy cảm với những thay đổi trong lãi suất chính sách và có thể dẫn tới mức cho vay thấp hơn của các ngân hàng. Một môi trường pháp lý và định chế tốt hơn có thể giúp phát triển thị trường vốn, vì vậy tăng cường cơ chế truyền dẫn lãi suất.Những yếu kém này có xu hướng ngày càng phổ biến trong những nước đang phát triển và các thị trường đang nổi hơn trong các nước đã phát triển. (Cas et al. (2011))

Chất lượng tài sản của hệ thống tài chính có thể cũng tác động đến tính hiệu quả của cơ chế truyền dẫn lãi suất. Những ngân hàng có tình hình tài chính yếu kém có thể phản ứng với một sự gia tăng thanh khoản hoặc hạ thấp lãi suất chính sách của NHTW bằng cách bổ sung thêm thanh khoản hoặc tăng biên độ của lãi suất nhằm gia tăng vị thế vốn và tăng dự phịng hơn là mở rộng tín dụng. Các ngân hàng này có thể nắm giữ nợ xấu trong bảng cân đối tài sản, do đó ngăn cản những khoản cho vay mới và hạn chế tác động của một mức lãi suất thấp hơn được thiết lập bởi NHTW. Ngoài ra, khi hệ

thống ngân hàng và nền kinh tế là yếu kém, ghét rủi ro và chi phí thơng tin cao hơn, ngân hàng có thể miễn cưỡng để cho vay. (Cas et al. (2011))

Sự độc quyền của một vài ngân hàng làm hạn chế sự cạnh tranh dẫn đến các ngân hàng phản ứng kém hơn với lãi suất chính sách. Vì vậy có thể xói mịn cơ chế truyền dẫn qua lãi suất. Thật vậy, khi các ngân hàng có quyền lực thị trường đáng kể, những thay đổi lãi suất chính sách (và những thay đổi với các chi phí vốn của ngân hàng) có thể tác động đến biên độ lợi nhuận của ngân hàng, hơn là lãi suất thị trường. Ví dụ, các ngân hàng có thể cố gắng để thu lợi từ việc giảm trong lãi suất chính sách bằng cách duy trì LSCV cố định, vì vậy biên độ cho vay tăng lên (Cas et al. (2011)). Ngoài ra, hệ thống tài chính cạnh tranh khơng hồn hảo thường được đặc trưng bởi một số lượng nhỏ của những ngân hàng tương đối lớn , một vai trò quan trọng cho những ngân hàng thuộc sở hữu của chính phủ hoặc một vai trị yếu của các trung gian tài chính phi ngân hàng. (Saborowski & Weber (2013))

Sự phát triển của hệ thống tài chính tăng cường cơ chế truyền dẫn qua lãi suất vì những nguồn vốn thay thế nhiều hơn làm tăng nhu cầu với các khoản cho vay ngân hàng (Cotarelli, et al., 1994). Trong thị trường LNH và tiền đã phát triển, truyền dẫn từ lãi suất chính sách đến LSHĐ và cho vay ngân hàng cải thiện. Ngoài ra, thêm những thị trường vốn nội địa đã phát triển, bao gồm thị trường thứ cấp của chứng khốn chính phủ và chứng khoán bằng tiền trong nước dài hạ, tăng cường truyền dẫn vì nó khuyến khích giảm đơ la hóa. Ngược lại, sự yếu kém của hệ thống tài chính có xu hướng dẫn đến dư thừa thanh khoản cao trong ngân hàng, khơng khuyến khích sự phát triển hoạt động của thị trường LNH và giảm tính hiệu quả của truyền dẫn. (Cas et al. (2011))

Sự linh hoạt của tỷ giá: Truyền dẫn qua lãi suất có thể chỉ hiệu quả khi những thay đổi lãi suất chính sách là một dấu hiệu đáng tin cậy của lập trường CSTT của NHTW. Ngân hàng trung ương điều khiển lãi suất thị trường vì vậy có thể là thắt chặt hơn khi lãi suất chính sách được thiết lập phần lớn độc lập với những ảnh hưởng của tỷ

giá. Sự kém linh hoạt của tỷ giá, có thể báo hiệu rằng lãi suất chính sách khơng được thiết lập với mục đích chính để kiểm sốt một mục tiêu trung gian của CSTT chẳng hạn như lãi suất thị trường, cung tiền hoặc tăng trưởng tín dụng. (Saborowski & Weber (2013)). Do đó, cho phép tỷ giá thả nổi mới đưa lãi suất chính sách của ngân hàng trung ương thành cơng cụ CSTT chính, gởi những dấu hiệu chính sách rõ ràng hơn đến các thành viên thị trường, và mở rộng sự độc lập của CSTT.(Cas et al. (2011))

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ qua lãi suất tại việt nam (Trang 33 - 36)