5. Phương pháp nghiên cứu của đề tà
1.2.1. Nâng cao năng lực thực tiễn của người chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam, là kết quả của mức độ phù hợp giữa chương
Quân đội nhân dân Việt Nam, là kết quả của mức độ phù hợp giữa chương trình, nội dung, hình thức, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng với năng lực thực tiễn của người chính trị viên
Chất lượng đào tạo ở nhà trường và bồi dưỡng năng lực thực thực tiễn của người chính trị viên ở đơn vị, là nội dung được xác định như một trong những nhân tố quan trọng tác động tới quá trình nâng cao năng lực thực tiễn người chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
Nội dung chủ yếu của q trình này là khơng ngừng bổ sung cả về lượng và chất các yếu tố trong năng lực thực tiễn của người chính trị viên từ trình độ nhất định lên trình độ mới, cao hơn về chất. Sự tác động của chất lượng đào tạo, bồi dưỡng phù hợp đối với nâng cao năng lực thực tiễn của
người chính trị viên, thực chất là thể hiện ở chương trình, nội dung, hình thức, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng với tính hiện thực, trực tiếp của thực tiễn mà người chính trị viên phải đối mặt trong hoạt động. Đào tạo, bồi dưỡng năng lực thực tiễn hợp lý là tiền đề khách quan cho việc nâng cao năng lực thực tiễn của người chính trị viên. Nếu chương trình, nội dung, hình thức, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng khơng phù hợp thì khả năng nâng cao năng lực thực tiễn của người chính trị viên sẽ hạn chế về nhiều mặt. Người chính trị viên được đào tạo cơ bản, bồi dưỡng năng lực thực tiễn phù hợp với thực tiễn đòi hỏi nhiệm vụ của quân đội, đơn vị, thì họ có khả năng phát huy năng lực thực tiễn. Ngược lại, đào tạo, bồi dưỡng khơng theo một quy trình chặt chẽ, khoa học, khơng cân đối về chương trình, nội dung, hình thức, biện pháp với tính
hiện thực, trực tiếp, dẫn tới hạn chế về năng lực thực tiễn của người chính trị
viên, ảnh hưởng đến q trình nâng cao năng lực thực tiễn của họ.
Thứ nhất, quá trình đào tạo bao gồm tổng thể các yếu tố mục tiêu,
chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo. Tất cả các yếu tố của nâng cao năng lực thực tiễn của người chính trị viên phụ thuộc vào chất lượng của các yếu tố cấu thành quá trình đào tạo. Trong đó, trang bị quan điểm thực tiễn của Triết học Mác – Lênin là nội dung giữ vai trò quan trọng của quá trình đào tạo nâng cao năng lực thực tiễn của người chính trị viên. Mỗi yếu tố có vị trí, vai trị khác nhau và vai trị khơng ngang bằng nhau. Mục tiêu đào tạo quy định xu hướng phát triển các yếu tố trong nâng cao năng lực thực tiễn của người chính trị viên. Mục tiêu đào tạo phản ánh những đòi hỏi của thực tiễn là cơ sở cho việc tạo ra sản phẩm ở người chính trị viên có năng lực thực tiễn theo tiêu chí xác định. Chương trình, nội dung đào tạo quy định quy mô, cơ cấu hệ thống tri thức, hình thành năng lực thực tiễn của người chính trị viên. Phương pháp đào tạo là yếu tố quy định trực tiếp và sâu sắc tới nâng cao năng lực thực tiễn của đối tượng này.
Thứ hai, đào tạo và bồi dưỡng năng lực thực tiễn của người chính trị
viên là hai giai đoạn trong một q trình biện chứng, cùng chung một mục đích là nâng cao năng lực thực tiễn của người chính trị viên nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội trong mỗi giai đoạn cụ thể. Trong q trình đó, chất lượng đào tạo là tiền đề cho việc hình thành năng lực thực tiễn của người chính trị viên. Giai đoạn bồi dưỡng ở đơn vị, năng lực thực tiễn của người chính trị viên khơng những được củng cố, phát triển phản ánh chất lượng đào tạo ban đầu của nhà trường, mà còn là cơ sở cho việc đúc kết kinh nghiệm, bổ sung mục tiêu, chương trình, nội dung, hình thức, phương pháp đào tạo ngày càng có chất lượng tốt hơn. Các yếu tố hợp thành năng lực thực tiễn của người chính trị viên tại nhà trường chỉ là cơ sở cho việc tiếp tục phát triển cao hơn ở giai đoạn người chính trị viên được bồi dưỡng tại đơn vị. Vì thế, chất lượng bồi dưỡng người chính trị viên tại đơn vị có ý nghĩa quyết định trực tiếp việc nâng cao năng lực thực tiễn của người chính trị viên.
Bồi dưỡng năng lực thực tiễn của người chính trị viên tại đơn vị để nâng cao quá trình này, được biểu hiện ở việc lựa chọn nội dung, hình thức và phương pháp tổ chức của các chủ thể. Bồi dưỡng năng lực thực tiễn của người chính trị viên sát thực, phù hợp đối tượng. đáp ứng với yêu cầu của thực tiễn xây dựng đơn vị, quân đội, sẽ củng cố, phát triển các yếu tố nâng cao năng lực thực tiễn của người chính trị viên, và ngược lại. Bồi dưỡng năng lực thực tiễn của người chính trị viên tại đơn vị sẽ trực tiếp củng cố, và phát triển toàn diện các yếu tố liên quan đến nâng cao năng lực thực tiễn của người chính trị viên. Khi người chính trị viên được trang bị những tri thức chuyên ngành tồn diện và chun sâu, trong đó, các tri thức thực tiễn về lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, chun mơn kỹ thuật, v.v., người chính trị viên sẽ có khả năng thực hiện ngày càng tốt hơn chức trách, nhiệm vụ được giao. Năng lực thực tiễn của họ chỉ có thể nâng lên khi được bồi dưỡng tồn diện những tri thức căn
bản gắn với tính hiện thực, trực tiếp của thực tiễn mà người chính trị viên phải đối mặt trong hoạt động. Tuy nhiên, trang bị những tri thức ấy là mục tiêu ban đầu cần đạt tới. Mục tiêu cao hơn là trên cơ sở tri thức đã đạt được, người chính trị viên có thể độc lập, sáng tạo, cập nhật các tri thức khoa học mới, vận dụng sáng tạo trong hoạt động thực tiễn. Điều này khơng thể có, mỗi khi chất lượng đào tạo ở nhà trường không tốt, chất lượng bồi dưỡng người chính trị viên tại đơn vị hạn chế. Cùng với nâng cao năng lực thực tiễn của người chính trị viên là bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng. Sức bền bỉ, dẻo dai của thể lực cũng chứa đựng tiềm năng cho sự phát triển cao hơn. Các yếu tố đó tác động lẫn nhau và đều chịu sự quy định bởi chất lượng đào tạo ở nhà trường, trực tiếp là bởi chất lượng bồi dưỡng của chính trị viên tại đơn vị.
Thứ ba, sự tác động biện chứng của mức độ phù hợp chương trình, nội
dung, hình thức, phương pháp đào tạo và bồi dưỡng với tính hiện thực, trực
tiếp của thực tiễn mà người chính trị viên phải đối mặt trong hoạt động, còn
được biểu hiện ở tính chất, mâu thuẫn và sự biến đổi của thực tiễn xã hội, quân đội và đơn vị. Mỗi nội dung đào tạo, bồi dưỡng hợp lý, sẽ nâng cao năng lực thực tiễn của người chính trị viên và ngược lại. Tính chất của sự phát triển bền vững các yếu tố hợp thành nâng cao năng lực thực tiễn của người chính trị viên, trước hết do tính chất của chất lượng đào tạo, trực tiếp là do chất lượng bồi dưỡng của chính trị viên tại đơn vị quy định. Mâu thuẫn trong sản phẩm đào tạo, và sản phẩm đó được củng cố, phát triển bởi bồi dưỡng chính trị viên ở đơn vị trực tiếp quy định mâu thuẫn của nâng cao năng lực thực tiễn của người chính trị viên. Các yếu tố trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng năng lực thực tiễn của người chính trị viên biến đổi thì sớm hay muộn, năng lực thực tiễn của người chính trị viên cũng biến đổi theo. Sự biến đổi chất lượng đào tạo, bồi dưỡng chính trị viên, tức là trực tiếp làm thay đổi sản phẩm do
q trình đó tạo ra, qua đó làm biến đổi năng lực thực tiễn của người chính trị viên. Sự biến đổi này là một quá trình, vừa liên tục, vừa đứt đoạn. Từ giai đoạn đang là học viên sang giai đoạn chính trị viên công tác ở đơn vị, cũng như giai đoạn họ vượt qua tiêu chí chính trị viên, đồng thời diễn ra ngay trong mỗi giai đoạn. Điều này còn được hiểu, nhà trường trang bị cho chính trị viên những tri thức và phẩm chất cần thiết, làm cơ sở trực tiếp cho việc nâng cao năng lực thực tiễn của chính họ ở các giai đoạn kế tiếp, giai đoạn người chính trị viên công tác ở đơn vị.
Sự thay đổi của chất lượng đào tạo, bồi dưỡng năng lực thực tiễn của người chính trị viên dẫn đến làm thay đổi năng lực thực tiễn của người chính trị viên diễn ra phức tạp. Trong đó, một số yếu tố nâng cao năng lực thực tiễn của người chính trị viên thay đổi cùng với sự thay đổi chất lượng của các yếu tố của q trình đào tạo, bồi dưỡng người chính trị viên. Có yếu tố biến đổi chậm hoặc có yếu tố vẫn được kế thừa trong quá trình phát triển. Khuynh hướng của sự biến đổi tích cực hay tiêu cực, ở phạm vi toàn bộ hoặc cục bộ tuỳ thuộc vào những điều kiện cụ thể. Sản phẩm của đào tạo ở nhà trường được củng cố, phát triển thông qua bồi dưỡng năng lực thực tiễn của người chính trị viên ở đơn vị thường diễn ra theo chiều hướng tích cực và ngược lại. Đặc điểm, tính chất của khuynh hướng đó diễn ra như thế nào còn chịu sự chi phối bởi điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan, trước hết là vai trị của các chủ thể bồi dưỡng trong q trình nâng cao.
Đối với các trường đào tạo và chuyển loại cán bộ quân sự thành chính trị viên coi trọng chất lượng đào tạo cơ bản, hệ thống, chuyên sâu, phù hợp với chun ngành cơng tác đảng, cơng tác chính trị cấp phân đội. Đối với các đơn vị thường xuyên nâng cao chất lượng bồi dưỡng chính trị viên. Hai giai đoạn đó của một q trình thống nhất biện chứng là cùng nhằm nâng cao năng lực thực tiễn của người chính trị viên đáp ứng xây dựng quân đội trong giai
đoạn mới của cách mạng. là quá trình tổng hợp các mối quan hệ khách quan và chủ quan, khách thể với chủ thể, là sự thống nhất liên hệ giữa con người và điều kiện cần thiết cho quá trình nâng cao, là yêu cầu cao của mục tiêu đào tạo với khả năng có những hạn chế về trình độ, năng lực của người chính trị viên, v.v.. Tất cả những yếu tố đó là sự thúc đẩy và đòi hỏi cao năng lực thực tiễn của người chính trị viên, để xây dựng và tổ chức có hiệu quả các hoạt động, đảm bảo cho cán bộ, chiến sĩ có đủ phẩm chất, năng lực theo yêu cầu của đơn vị. Đào tạo và bồi dưỡng nội dung, phương pháp hoạt động thực tiễn với người chính trị viên phù hợp, bao gồm cả yếu tố vật chất và tinh thần cho việc học tập, rèn luyện, sinh hoạt và các hoạt động khác.
Chính trị viên hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình phải có trình độ chun mơn cơng tác đảng, cơng tác chính trị phù hợp nhiệm vụ chính trị của đơn vị, đồng thời cịn phải tham gia nghiên cứu đóng góp các ý tưởng khoa học, đề tài khoa học để xây dựng đơn vị trong tình hình mới. Đây là những điều kiện thuận lợi để kích thích và địi hỏi người chính trị viên khơng ngừng phấn đấu, rèn luyện nâng cao phẩm chất, năng lực toàn diện nâng cao năng lực thực tiễn của họ. Quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động ở đơn vị thuận lợi, người chính trị viên sẽ được củng cố, bổ sung, ngày càng hoàn thiện các kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và các năng lực khác, từng bước loại bỏ, khắc phục những bất cập về trình độ, năng lực cơng tác, trong đó có năng lực thực tiễn của họ. Cho nên, nâng cao năng lực thực tiễn của chính trị viên gắn liền với hoạt động nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng trong thực tiễn, nhiệm vụ chính trị của đơn vị và chức trách, nhiệm vụ của bản thân người chính trị viên, đây là mối quan hệ biện chứng không thể tách rời. Hoạt động thực tiễn nhiệm vụ của Quân đội và chức năng, nhiệm vụ của chính trị viên là một trong những cơ sở quan trọng, là yêu cầu khách quan và là mục tiêu phấn đấu nâng cao năng lực toàn diện nhất là năng lực thực tiễn của họ ở đơn vị.
Qua đó, người chính trị viên mới có khả năng xác định tốt mục đích hoạt động, khả năng quy tụ, sử dụng lực lượng, công cụ, phương tiện tổ chức thực hiện và phát hiện giải quyết tốt các vấn đề nảy sinh từ thực tiễn, v.v..
Như vậy, sự tác động biện chứng của mức độ phù hợp chương trình, nội dung, hình thức, phương pháp đào tạo và bồi dưỡng tính hiện thực, trực tiếp của thực tiễn mà người chính trị viên phải đối mặt trong hoạt động với năng lực thực tiễn của người chính trị viên và tác động giữa người chính trị viên với yêu cầu, nhiệm vụ của đơn vị trong q trình chủ trì về chính trị và trực tiếp tổ chức tiến hành các hoạt động, là sự tác động biện chứng của những điều kiện khách quan, chủ quan với chức trách, nhiệm vụ của người chính trị viên được xác định như một trong các mối liên hệ cơ bản, bản chất của quá trình nâng cao năng lực thực tiễn của người chính trị viên, qua đó người chính trị viên mới có đủ các điều kiện căn bản bước đầu của năng lực thực tiễn. Do đó, nâng cao năng lực thực tiễn của chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay có sự tác động biện chứng của mức độ phù hợp chương trình, nội dung, hình thức, phương pháp đào tạo và bồi dưỡng với năng lực thực tiễn của người chính trị được xác định là một trong những vấn đề có tính quy luật của q trình này.