5. Phương pháp nghiên cứu của đề tà
1.2.2. Nâng cao năng lực thực tiễn của người chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam chịu sự quy định có tính quyết định trực tiếp
Quân đội nhân dân Việt Nam chịu sự quy định có tính quyết định trực tiếp bởi nhân tố chủ quan của chính họ
Nâng cao năng lực thực tiễn của người chính trị viên chịu sự quy định bởi điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan. Trong đó, những điều kiện khách quan bên ngoài hợp thành một hoàn cảnh hiện thực thường xuyên tác động tới quá trình nâng cao năng lực thực tiễn của người chính trị viên. Đây là q trình chủ quan hố cái khách quan, chuyển hố từ khách thể chịu sự tác động trở thành chủ thể tiếp nhận, qua đó hình thành nhu cầu tự thân, động cơ
bên trong thúc đẩy tính tích cực, sáng tạo của họ trong các mặt công tác của hoạt động cơng tác đảng, cơng tác chính trị. Chủ quan hóa cái khách quan trong q trình nâng cao, chính là q trình người chính trị viên tự đánh giá năng lực thực tiễn của chính mình hiện có. Trên cơ sở đó, họ tự xác định nội dung, biện pháp nâng cao cho phù hợp với yêu cầu khách quan của quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng tổ chức đảng trong sạch vững mạnh, đơn vị vững mạnh tồn diện. Q trình này mang tính tự giác, sáng tạo của người chính trị viên ở mức cao nhất. Nó quyết định trực tiếp kết quả việc nâng cao năng lực thực tiễn của người chính trị viên.
Biểu hiện nhân tố chủ quan của người chính trị viên là ở tính tích cực, chủ động, học tập, rèn luyện năng lực thực tiễn, quyết tâm chuyển hoá nhận thức lý luận chuyên ngành vào hoạt động thực tiễn của người chính trị viên ở đơn vị. Hoạt động này được xem như là một hình thức hoạt động đặc thù. Nó phản ánh tính chất nghề nghiệp của người chính trị viên.
Hoạt động thực tiễn của người chính trị viên có phạm vi rộng lớn, gắn với chức trách, nhiệm vụ, bao gồm toàn bộ công việc mà họ đảm nhiệm trên các mặt công tác của hoạt động cơng tác đảng, cơng tác chính trị cấp phân đội, là một dạng hoạt động phản ánh theo chức trách, nhiệm vụ được giao. Nhận thức đúng quy luật của quá trình này, cũng như về mục tiêu, nhiệm vụ của đơn vị và chức trách, nhiệm vụ được giao thì nâng cao năng lực thực tiễn của người chính trị viên phụ thuộc rất lớn vào nhân tố chủ quan của chính họ.
Hoạt động thực tiễn của người chính trị viên là tiền đề, cơ sở trực tiếp nâng cao năng lực thực tiễn của họ. Quá trình này được thể hiện ở hiệu quả hoạt động công tác đảng, công tác chính trị, ở việc giải quyết kịp thời những vấn đề thực tiễn đặt ra, có hiệu quả, nhất là thực tiễn lãnh đạo, chỉ huy, quản lý đơn vị thực hiện các nhiệm vụ được giao. Năng lực thực tiễn của người chính trị viên ln có sự vận động, phát triển cùng với sự vận động, phát triển
của quân đội, xã hội, trực tiếp là vận động, phát triển của thực tiễn cơng tác đảng, cơng tác chính trị ở đơn vị.
Nhân tố chủ quan của người chính trị viên trong nâng cao năng lực thực tiễn của họ được biểu hiện chủ yếu ở các nội dung: Nhân tố chủ quan của họ quy định chất lượng tự học tập, tự tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, nâng cao tri thức công tác đảng, cơng tác chính trị; quy định tình cảm, ý chí quyết tâm đối với nghề nghiệp; quy định hiệu quả chuyển hoá khả năng thành hiện thực.
Một là, nhân tố chủ quan quy định mục đính, động cơ, ý thức trách
nhiệm, chất lượng tự học tập, rèn luyện, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn nâng cao tri thức công tác đảng, cơng tác chính trị, là q trình tự thân vận động, tự thân phát triển bền vững năng lực thực tiễn của họ. Người chính trị viên, “phải biết tự động học” [68, tr.50]. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin đối với mọi sự vật, hiện tượng trong sự vận động, phát triển của nó, các yếu tố bên trong bao giờ cũng giữ vai trò quyết định trực tiếp. Việc tự học tập, tự rèn luyện của người chính trị viên là yếu tố nội lực bên trong có vai trị to lớn đối với sự phát triển, trưởng thành của chính bản thân họ, đó là nỗ lực của mỗi cá nhân do động cơ thúc đẩy từ bên trong, nhằm giải quyết mâu thuẫn từ trong chính bản thân mỗi con người trước yêu cầu phát triển của mình. Hoạt động học tập, rèn luyện nâng cao năng lực thực tiễn của chính trị viên đạt hiệu quả thiết thực, sẽ xây dựng động cơ, thái độ, ý thức trách nhiệm cao đối với hoạt động này, biến nó thành nhu cầu thường xuyên, cần thiết trong bản thân họ.
Năng lực thực tiễn của người chính trị viên được hình thành trong q trình đào tạo tại trường và khơng ngừng phát triển, hồn thiện thơng qua bồi dưỡng, rèn luyện tại đơn vị. Người chính trị viên vừa là chủ thể, vừa là đối tượng của q trình đó. Ý thức tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập, rèn luyện của chính trị viên càng cao thì chất lượng của hoạt động ngày càng được nâng lên, năng lực thực tiễn khơng ngừng được phát triển và hồn
thiện. Phát huy vai trị trách nhiệm, tích cực, chủ động trong các hoạt động rèn luyện của người chính trị viên là hoạt động có ý thức, có mục đích của từng người chính trị viên hướng vào làm biến đổi chính bản thân mình. Đó là q trình tự giác, hứng thú, sáng tạo trong các hoạt động lĩnh hội tri thức, học tập kinh nghiệm thực tiễn để khơng ngừng phát triển và hồn thiện năng lực thực tiễn. Bởi vì, nếu người chính trị viên chỉ thoả mãn với những tri thức đã được trang bị ở nhà trường, khơng chịu khó học tập, nghiên cứu, rèn luyện trong thực tiễn thì những tri thức đã được trang bị không thể trở thành kỹ năng, kỹ xảo. Cho dù được đào tạo cơ bản nhưng năng lực thực tiễn không nâng cao được và khơng hồn thành chức trách, nhiệm vụ được giao.
Tích cực, tự giác học tập, rèn luyện, tích luỹ tri thức, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn càng cao, người chính trị viên càng có khả năng bổ sung những tri thức cịn thiếu, cịn yếu. Qua đó, góp phần vào nâng cao năng lực thực tiễn, đáp ứng những đòi hỏi trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ. Người chính trị viên được đào tạo cơ bản với hệ thống tri thức vừa toàn diện, vừa chuyên sâu về cơng tác đảng, cơng tác chính trị. Nhưng trước sự biến đổi của cuộc sống, của nhiệm vụ chính trị của quân đội, những tri thức được trang bị ở nhà trường chỉ có ý nghĩa là cơ sở, tiền đề cho sự phát triển trí tuệ của họ trong hoạt động thực tiễn cơng tác đảng, cơng tác chính trị. Bởi vì, nó ln bao hàm khả năng lạc hậu, bất cập trước sự vận động, phát triển của thực tiễn xã hội, quân đội. Do vậy, sự nỗ lực tự giác học tập, rèn luyện, tích cực tổng kết kinh nghiệm thực tiễn thường xun, người chính trị viên càng có nhiều cơ hội, nhiều khả năng bổ sung, cập nhật những tri thức mới. Nhờ đó, người chính trị viên có thể nâng cao năng lực thực tiễn của mình.
Ngược lại, người chính trị viên tự rèn luyện hạn chế, thiếu tính tự giác, nội dung tự học tập, tự rèn luyện xa rời hiện thực, thiếu tính năng động, sáng tạo trong việc tìm tịi phương pháp tự học tập, tự rèn luyện thì năng lực thực
tiễn của họ khó có thể nâng cao. Vấn đề đó nếu kéo dài, khơng những ảnh hưởng xấu tới chất lượng của đơn vị, mà còn làm suy giảm năng lực thực tiễn của người chính trị viên.
Hai là, nhân tố chủ quan của người chính trị viên quy định tình cảm, ý
chí quyết tâm đối với nghề nghiệp. Tình cảm, ý chí quyết tâm được phản ánh thơng qua sự gắn bó yêu mến đối với nghề nghiệp của họ ở đơn vị, được biểu hiện ở ý chí khắc phục khó khăn, lập trường, quan điểm chính trị vững vàng, đồn kết, trách nhiệm đối với cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị, gắn bó với nhiệm vụ, với bản thân, quyết tâm hồn thành tốt chức trách, nhiệm vụ. Nhân tố chủ quan cịn biểu hiện ở tình cảm, ý chí quyết tâm đối với nghề nghiệp của họ trong hoạt động thực tiễn.
Tính quy định nhân tố chủ quan của người chính trị viên đối với rèn luyện ý chí quyết tâm là ở tính tự giác, tính năng động, tự đấu tranh với chính mình. Biểu hiện cao nhất của tính quy định này là tình cảm gắn bó, u q nghề nghiệp và ý chí quyết tâm. Trong đó, tình cảm găn bó u mến nghề, trách nhiệm cao đối với nghề nghiệp với “công tác con người” là nội dung cốt lõi, xuyên suốt. Các phẩm chất khác, tự thân nó sẽ khơng cịn ý nghĩa nếu chúng tồn tại ngồi ý chí quyết tâm, thái độ, niềm tin và mục tiêu, phương hướng hoạt động của người chính trị viên.
Trong hoạt động thực tiễn, người chính trị viên làm việc với tình cảm yêu nghề và ý chí quyết tâm khắc phục khó khăn thấm nhuần sâu sắc việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh “rèn luyện bền bỉ hàng ngày”, và gắn với tự phê bình, tự sửa chữa khuyết điểm. Tuy nhiên, thiếu sự tự giác, nỗ lực phấn đấu vươn lên trong thực tiễn, khơng tích cực, tự giác học tập, rèn luyện trong thực tiễn, khơng tự xây dựng lịng tin của chính mình vào khả năng vượt qua mọi khó khăn, gian khổ của cơng việc, v.v., thì tình cảm yêu, mến nghề và ý chí quyết tâm đối với nghề nghiệp sẽ
bị suy giảm nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới q trình nâng cao năng lực thực tiễn của chính họ. Như vậy, tình cảm, ý chí quyết tâm đối với nghề nghiệp của người chính trị viên trong nâng cao năng lực thực tiễn là quá trình tiếp nhận và phát triển bền vững các yếu tố cấu thành năng lực thực tiễn. Đồng thời, được hiện thực hố trong hoạt động thực tiễn. Qua đó, trực tiếp tạo nên tình cảm, ý chí quyết tâm đối với nghề nghiệp của người chính trị viên trong nâng cao năng lực thực tiễn.
Ba là, nhân tố chủ quan của người chính trị viên quy định hiệu quả phát
triển bền vững tổng thể các yếu tố khả năng thành hiện thực. Sự phát triển bền vững tổng thể các yếu tố từ khả năng thành hiện thực trong hoạt động thực tiễn khơng chỉ phụ thuộc vào trình độ tri thức, động cơ, thái độ ý chí quyết tâm của người chính trị viên, phụ thuộc vào kỹ năng, kinh nghiệm, mà cịn có khả năng nhận thức đúng đắn, sâu sắc đối tượng và tổ chức tốt hoạt động thực tiễn. Trong q trình đó diễn ra cuộc đấu tranh tự thân về nhận thức, động cơ, hành vi, ý chí quyết tâm, v.v., với hiện thực hoá nhận thức trong hoạt động thực tiễn. Quá trình này xuất hiện hai thái cực đối lập nhau giữa khẳng định và phủ định, giữa tích cực và tiêu cực, v.v..
Người chính trị viên được đào tạo cơ bản, nhưng thiếu sự nỗ lực phấn đấu vươn lên trong tự học tập, rèn luyện năng lực thực tiễn dẫn tới lạc hậu trước sự vận động, phát triển của hiện thực. Sự thiếu hụt những tri thức chuyên ngành, đặc biệt là tri thức mới về đường lối, quan điểm của Đảng trong lĩnh vực quân sự, tri thức kinh nghiệm hoạt động công tác đảng, công tác chính trị, dẫn tới chất lượng, hiệu quả lãnh đạo, chỉ huy, quản lý đơn vị của người chính trị viên khơng cao. Họ khơng đủ quyết tâm vượt qua khó khăn, thách thức trong công tác, cản trở sự phát triển các yếu tố nâng cao năng lực thực tiễn của chính mình. V.I.Lênin viết: “Khơng tự mình bỏ ra một cơng phu nào đó, thì khơng thể tìm ra sự thật trong bất cứ một vấn đề hệ trọng
nào cả” [52, tr.130]. Trên cơ sở tác động biện chứng của các chủ thể với người chính trị viên trong q trình nâng cao sẽ tạo ra khả năng tiếp thu những kinh nghiệm hoạt động thực tiễn của họ. Kinh nghiệm hoạt động thực tiễn của người chính trị viên trực tiếp hình thành khả năng nhanh chóng phát hiện tình huống có vấn đề của họ, là nguồn lực bên trong của quá trình giáo dục, tổ chức, v.v., xây dựng đạo đức, phẩm chất nhân cách cần thiết cho cán bộ, chiến sĩ. Người chính trị viên có kinh nghiệm hoạt động thực tiễn phong phú sẽ thúc đẩy họ phát huy tốt ý thức trách nhiệm, tính độc lập sáng tạo trong thực hiện kế hoạch và giúp họ huy động hợp lý về thời gian cùng với những điều kiện tiến hành nhiệm vụ thuận lợi để nâng cao năng lực thực tiễn của mình. Đồng thời, nó cịn tạo cho người chính trị viên say mê, sáng tạo trong hoạt động.
Khi phát huy cao độ nhân tố chủ quan của người chính trị viên trong q trình này sẽ thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, góp phần nâng cao trình độ tri thức chun mơn, ý chí quyết tâm, thái độ, động cơ và lòng say mê nghề nghiệp của họ, người chính trị viên sẽ bình tĩnh tự tin, chủ trì về chính trị và làm chủ các hoạt động cơng tác đảng, cơng tác chính trị về nội dung, thời gian, sử dụng phương pháp, lãnh đạo, tuyên truyền giáo dục khéo léo, dẫn dắt cán bộ, chiến sĩ vào quá trình lĩnh hội say mê hứng thú với nhiệm vụ. Từ đó, người chính trị viên linh hoạt, nhạy bén, yêu nghề, trách nhiệm cao khi truyền đạt chủ trương, quan điểm, đường lối của Đảng có hiệu quả đối với cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị. Đồng thời, người chính trị viên ln phát huy được tính tích cực tìm tịi, phát hiện cái mới trong hoạt động này.
Người chính trị viên phát huy nhân tố chủ quan trong tiến hành cơng tác đảng, cơng tác chính trị ở đơn vị phù hợp, giải quyết tốt các vấn đề nảy sinh từ thực tiễn theo chức trách, nhiệm vụ sẽ góp phần quan trọng trong nâng cao năng lực thực tiễn của họ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị trong giai
đoạn mới. Với những tình huống, những vấn đề nảy sinh đã thôi thúc họ cố gắng vươn lên; làm cho họ nhận thức được việc tự học tập, nghiên cứu, rèn luyện nâng cao trình độ chun mơn, phẩm chất, năng lực là một nhu cầu tất yếu của người chính trị viên; thúc đẩy họ ra sức phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, là góp phần tích cực vào việc nâng cao năng lực thực tiễn của họ.