Hoàn thiện mục tiêu, yêu cầu, chương trình, nội dung đào tạo chính trị viên theo hướng nâng cao năng lực thực tiễn của người chính trị viên

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực thực tiễn của người chính trị viên trong quân đội nhân dân việt nam hiện nay (Trang 114 - 120)

1 Ký hiệu đối tượng đào tạo trở thành chính trị viên từ sĩ quan chuyên nghiệp

3.1.1. Hoàn thiện mục tiêu, yêu cầu, chương trình, nội dung đào tạo chính trị viên theo hướng nâng cao năng lực thực tiễn của người chính trị viên

chính trị viên theo hướng nâng cao năng lực thực tiễn của người chính trị viên

Nâng cao năng lực thực tiễn của người chính trị viên phải đồng bộ, hệ thống các giải pháp, mà trước hết phải tiếp tục hoàn thiện mục tiêu, yêu cầu, chương trình nội dung đào tạo theo hướng sát thực tiễn cho họ ngay từ khi còn là học viên trong các nhà trường quân đội. Hiện nay, toàn quân đang thực

hiện Nghị quyết số 51- NQ/TW ngày 20 tháng 7 năm 2005 của Bộ Chính trị “về tiếp tục hồn thiện cơ chế lãnh đạo của đảng, thực hiện chế độ một người chỉ huy gắn với thực hiện chế độ chính uỷ, chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam”. Tổ chức cơ sở đảng trong Quân đội nhân dân Việt Nam là nền tảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở. Nhiệm vụ cơ bản và xuyên suốt của tổ chức cơ sở đảng là lãnh đạo đơn vị hồn thành nhiệm vụ chính trị đúng với quan điểm đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, nghị quyết chỉ thị của Đảng uỷ cấp trên và nghị quyết của cấp uỷ cấp mình. Do vậy, đào tạo học viên để trở thành người chính trị viên trong tương lai ở nhà trường hiện nay cần hướng cho họ hiểu được yêu cầu, nhiệm vụ chủ trì về chính trị và tổ chức tiến hành các hoạt động cơng tác đảng, cơng tác chính trị. Qua đó, góp phần khắc phục tư tưởng ngại khó, ngại khổ trong việc tham gia bám, nắm nhiệm vụ giáo dục chính trị tư tưởng, tổ chức các hoạt động ở đơn vị, trên thao trường, bãi tập, v.v.. Đào tạo người chính trị viên hiện nay cần phải chú trọng những nội dung biện pháp cụ thể như sau:

Một là, mục tiêu, yêu cầu, chương trình, nội dung đào tạo ln qn

triệt tốt quan điểm thực tiễn, đào tạo người chính trị viên cần giỏi chun mơn ở cấp mình đảm nhiệm, hiểu cơng việc của cấp trên và làm tốt ở cấp dưới.

Thực hiện nội dung biện pháp này, trước hết cần tích cực quán triệt tốt quan điểm thực tiễn trong đào tạo người chính trị viên. Nội dung đào tạo phải bám sát thực tiễn, bảo đảm tồn diện và có chiều sâu, phù hợp đối tượng. Kết hợp các hình thức đào tạo phong phú, đa dạng, thiết thực phù hợp, đúng đắn. Tiến hành đúng quy trình dạy học, phần nội dung dạy học ln được bổ sung, phát triển phù hợp tình hình thực tiễn, thường xuyên đảm bảo đạt tỉ lệ cần thiết trên 50% nội dung thực tiễn ở các nội dung giảng dạy.

Hiện nay, việc thực hiện Nghị quyết 51 Nghị quyết Trung ương của Bộ Chính trị (khố IX), Nghị quyết 513 của Đảng uỷ Quân sự Trung ương đòi

hỏi phải giải quyết nhiều vấn đề lớn. Trong đó, khâu đầu tiên là vấn đề đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ chính trị viên nhằm bảo đảm đủ về số lượng, cơ cấu hợp lý và phát triển đồng bộ vững chắc, không hẫng hụt hoặc ùn tắc. Để đào tạo đội ngũ này có hiệu quả đáp ứng yêu cầu thực tiễn, trước hết quán triệt quan điểm thực tiễn trong xây dựng và tổ chức thường xuyên các hoạt động công tác đảng, công tác chính trị, những hoạt động của người chính trị viên cần đạt tiêu chuẩn mẫu mực ngay từ khi họ còn ở trong các nhà trường đào tạo chính trị viên, nhằm tạo ra sự thống nhất cơng việc của người chính trị viên được thống nhất trong toàn quân, khắc phục cách làm tùy tiện, vô nguyên tắc, phản khoa học của một số chính trị viên ở các đơn vị hiện nay.

Tiếp tục đề cao tính thực tiễn trong đào tạo, nâng tỉ lệ trên 50% thực hành, thực tập, hội thi, hội thao chuyên môn trong từng nội dung đào tạo sát thực tiễn để khi trên cương vị đảm nhiệm là người chính trị viên, để họ hiểu rõ chức trách, nhiệm vụ, hiểu rõ yêu cầu cao, tính sát thực, tính cụ thể trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ ở đơn vị. từ đó khắc phục được những hạn chế, yếu kém về năng lực thực tiễn của họ.

Hai là, đào tạo người chính trị viên hiện nay cần hướng cho họ hiểu và

nắm chắc được chức trách, nhiệm vụ và năng lực công tác để họ vận dụng phù hợp, sáng tạo trong thực tiễn, khắc phục tư tưởng ngại khó, ngại khổ trong việc tham gia bám, nắm nhiệm vụ giáo dục chính trị, huấn luyện chiến đấu và rèn luyện kỷ luật trên thao trường, bãi tập của đơn vị. Đây là biện pháp định hướng cơ bản cho người chính trị viên hồn thành tốt nhiệm vụ. Bởi vì, đào tạo người chính trị viên không phải để trở thành nhà nghiên cứu, mà họ cần được trở thành là người hoạt động thực tiễn trong cơng việc chủ trì về chính trị và tổ chức thực hiện các hoạt động công tác đảng, công tác chính trị ở đơn vị. Thực tế cho thấy, khơng một khâu công tác quan trọng nào trong đơn vị lại khơng liên quan đến trách nhiệm của người chính trị viên. Nếu

trong công việc cụ thể mà khơng chịu trách nhiệm trực tiếp thì người chính trị viên vẫn cần nắm vững quan điểm, phương pháp và định hướng chỉ đạo giải quyết các cơng việc đó. Hoạt động của chính trị viên xâm nhập vào mọi nhiệm vụ, mọi khía cạnh đời sống của bộ đội, ở đâu có bộ đội thì ở đó có hoạt động của người chính trị viên. Do vậy, việc nâng cao chất lượng đào tạo nhằm nâng cao năng lực thực tiễn cho người chính trị viên phải đảm bảo yêu cầu xây dựng Quân đội cách mạng thời kỳ mới, theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “chính trị viên phải săn sóc ln ln đến sinh hoạt vật chất của họ: ăn, mặc, ở, nghỉ, tập luyện, công tác, sức chiến đấu. Về mặt tinh thần phải săn sóc để nâng cao kỷ luật, bài trừ hủ hố, phát triển văn hố và đường lối chính trị trong bộ đội. Chính trị viên cần phải biết rõ và báo cáo cho cấp trên rõ số lượng và chất lượng của bộ đội mình. Khen thưởng người tốt, trừng phạt người xấu, cũng là trách nhiệm của chính trị viên” [66, tr.392].

Để làm được điều đó, mục tiêu đào tạo người chính trị viên cần chú ý đến xây dựng tốt mối quan hệ giữa họ với người chỉ huy cùng cấp, cùng chăm lo mọi mặt công tác của đơn vị, quan tâm đến mọi sự trưởng thành và tiến bộ của đơn vị. Tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động của chính trị viên trong lãnh đạo, xây dựng tổ chức, xây dựng con người; cần đào tạo cho họ có phương pháp cơng tác khoa học: khơng bằng ra mệnh lệnh mà chủ yếu là giáo dục, thuyết phục bằng chân lý, lẽ phải tình thương và trách nhiệm; bằng việc phân rõ phải trái, tốt xấu, ứng xử một cách công bằng, minh bạch, thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của từng cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị.

Nhà trường đảm bảo tốt các hoạt động cho học viên đào tạo trở thành chính trị viên tham gia hoạt động theo chức trách nhiệm vụ như: hội thi, hội thao trong các nội dung cơng tác đảng, cơng tác chính trị; giáo dục chính trị, tư tưởng và rèn luyện kỷ luật để khi họ trở thành người chính trị vên có điều kiện nâng cao năng lực thực tiễn của mình.

Ba là, trong giảng dạy các mơn học ở nhà trường địi hỏi cần cập nhật

những tri thức mới, bám sát sự vận động biến đổi của thực tiễn xã hội và quân đội. Đồng thời, thường xuyên làm tốt công tác tổng kết thực tiễn, phát triển lí luận để đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo cũng như phù hợp thực tiễn nghề nghiệp của người chính trị viên. Mỗi giảng viên, cũng như học viên đào tạo trở thành người chính trị viên cần chú trọng tính thực tiễn trong việc giảng dạy và tiếp thu nội dung chương trình đào tạo để tránh dẫn tới hành động không phù hợp, hoặc mắc những sai lầm đáng tiếc trong thực tiễn. Thực tế cho thấy tuy đã tích cực đổi mới phương pháp dạy học ở nhà trường, nhưng so với địi hỏi của thực tiễn thì một số nội dung, phương pháp, cách thức đào tạo, bồi dưỡng cịn hạn chế; nhiều giáo trình, bài giảng cịn nặng về lí thuyết chung, ít đưa ra giải pháp khả thi trong thực tiễn. Vì vậy, người học có thể đạt điểm cao trong học tập nhưng vẫn ngỡ ngàng lúng túng trước sự phát triển của thực tiễn xã hội và nghề nghiệp chun mơn của họ. Do đó, trong giảng dạy cần cập nhật những nội dung giảng dạy sát với yêu cầu địi hỏi thực tiễn nhiệm vụ chính trị ở đơn vị.

Đội ngũ giảng viên cơng tác đảng, cơng tác chính trị, cần tăng cường tham gia các hoạt động thực tiễn xã hội, như: tham quan thực tế, nghiên cứu thực tiễn kinh tế - xã hội, thơng qua đó nhằm kiểm nghiệm, bổ sung kinh nghiệm thực tiễn để trang bị năng lực thực tiễn cho học viên đào tạo trở thành người chính trị viên. Thường xuyên bồi dưỡng cho đội ngũ giảng viên cơng tác đảng, cơng tác chính trị những hiểu biết toàn diện về nghề nghiệp của người học viên trở thành chính trị viên trong tương lai, gắn với phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực như: hội thảo, nêu tình huống, trao đổi, bài tập thực hành, mơ hình hố, khái qt theo các biểu đồ, minh hoạ bằng phim, ảnh…nhằm khêu gợi, khơi dậy ở người học sự hứng thú, ham hiểu biết, tìm tịi, lý giải các vấn đề liên quan thiết thực đối với nghề nghiệp, làm cho tư duy của người học phát triển theo hướng lý luận gắn liền với thực tiễn.

Đội ngũ giảng viên công tác đảng, cơng tác chính trị và cơ quan quản lí chương trình đào tạo cần có sự thống nhất về quan điểm và thực hiện đồng bộ đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy. Những nội dung, phương pháp dạy học hiệu quả, thiết thực đối với người học cần phổ biến rộng rãi. Ngược lại, những bài giảng chất lượng thấp, thiếu tính thực tiễn cần phải khắc phục và điều chỉnh. Bởi vì, những bài giảng chất lượng thấp khơng chỉ làm giảm uy tín của người giảng viên mà cịn ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, ảnh hưởng đến chất lượng nghề nghiệp của người học viên trở thành chính trị viên trong tương lai.

Trong quá trình xây dựng kế hoạch và tổ chức giảng dạy ở nhà trường cần phải đổi mới các chủ đề thảo luận và cách điều khiển, dẫn dắt thảo luận, xây dựng được nhiều tình huống có vấn đề, lí luận liên hệ với thực tiễn, đưa người học vào tình huống buộc phải tranh luận, phát biểu và nêu chính kiến của mình. Khắc phục triệt để tình trạng ơn lại, phát biểu lại nội dung giảng viên đã truyền đạt. Đây là cơ hội tốt nhất để người học phát huy năng lực sáng tạo trong học tập, kích thích tư duy sáng tạo của người học, khích lệ những suy nghĩ, trăn trở trước những vấn đề mới thực tiễn đặt ra. Từ đó, đề xuất các hướng giải quyết tích cực sáng tạo bám sát thực tiễn hơn; đáp ứng được mục tiêu yêu cầu đào tạo người chính trị viên trong tương lai.

Để làm tốt nội dung này, trước hết cần đầu tư nghiên cứu, biên soạn giáo trình mơn cơng tác đảng, cơng tác chính trị, điều chỉnh lại hệ thống các bài giảng, ra đề thi kiểm tra sát với yêu cầu thực tiễn nghề nghiệp của người chính trị viên trong điều kiện mới. Đồng thời, lãnh đạo, chỉ huy quản lý đơn vị học viên, thường xuyên xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, thăm quan, hội thi hội thao, hội thảo khoa học theo chức trách nhiệm vụ của người chính trị viên giúp cho họ nắm vững chức trách, nhiệm vụ của người cán bộ cơ sở. Mỗi nội dung lí luận cần gắn với những vấn đề thực tiễn nghề nghiệp, trên cơ sở đó,

xây dựng các tình huống cơng tác đảng cơng tác chính trị sát với thực tế, tạo điều kiện cho người học trăn trở suy nghĩ và vận dụng thiết thực vào thực tiễn nghề nghiệp có hiệu quả. Đó là sự vận dụng sáng tạo lí luận vào thực tiễn ngăn ngừa được những biểu hiện tư biện, giáo điều xa rời thực tế trong quá trình giảng dạy hiện nay.

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực thực tiễn của người chính trị viên trong quân đội nhân dân việt nam hiện nay (Trang 114 - 120)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(178 trang)
w