Lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh an giang theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa đến năm 2025 (Trang 25)

Khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Chuyển dịch CCKT là sự thay đổi của

cơ cấu kinh tế từ trạng thái này sang trạng thái khác cho phù hợp với mơi trường phát triển. Về thực chất đó là sự điều chỉnh cơ cấu trên ba mặt biểu hiện (ngành, lãnh thổ và thành phần kinh tế) nhằm hướng sự phát triển của cả nền kinh tế vào các chiến lược kinh tế - xã hội đã được đề ra cho từng thời kỳ cụ thể (Nguyễn Minh Tuệ, 2005, tr.209).

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải đảm bảo sự ổn định, tạo ra sự cân đối trong phát triển sản xuất của các ngành kinh tế, đáp ứng yêu cầu tiêu dùng của xã hội. (Chuyển dịch CCKT ngành).

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm khai thác tốt hơn tiềm lực kinh tế, tài nguyên, lao động, kỹ thuật hiện có trong vùng, trong nước, nhanh chóng thích ứng với nhu cầu hội nhập và mở rộng hợp tác quốc tế (Chuyển dịch CCKT vùng, lãnh

thổ).

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải nhằm duy trì có hiệu quả nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, tạo điều kiện huy động tối đa sự đóng góp của mọi thành viên trong xã hội vào quá trình phát triển nền kinh tế đất nước (Chuyển dịch CCKT

thành phần).

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải đảm bảo triển khai thành cơng q trình CNH-HĐH.

- Chuyển dịch CCKT phải xét trên phương diện là số lượng và chất lượng trong đó trọng tâm là chất lượng chuyển dịch CCKT vì chuyển dịch CCKT ngành kỹ thuật giữ vai trò chủ yếu, có ý nghĩa quyết định đến chuyển dịch CCKT nói chung.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh an giang theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa đến năm 2025 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)