Giải pháp chung

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh an giang theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa đến năm 2025 (Trang 80 - 100)

- Khu vực dịch vụ (KVIII)

DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TỈNH ANGIANG ĐẾN NĂM

3.3.1. Giải pháp chung

3.3.1.1. Nhóm giải pháp 1: Phát triển nền kinh tế theo hướng CNH-HĐH nhằm thúc đẩy nhanh chuyển dịch CCKT.

(1) Đối với chính quyền tỉnh: Tập trung cải tạo môi trường đầu tư, môi trường

kinh doanh bằng cách:

- Nâng cao hiệu quả quản lý về hành chính cơng cấp tỉnh (PAPI); - Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI);

- Nâng cao chỉ số cải cách hành chính (PAR-index);

- Phát triển rộng rãi và nâng cao hiệu quả hoạt động, chất lượng của hệ thống tín dụng nơng nghiệp nơng thơn trên địa bàn tỉnh.

(2) Thu hút các nguồn vốn đầu tư, hướng vào các mục tiêu chuyển dịch CCKT trong nền kinh tế. Vốn đầu tư có vai trị quan trọng trong phát triển kinh tế, nó thúc

đẩy tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng và cải thiện chất lượng theo chiều sâu: nâng cao năng lực cạnh tranh (thông qua ứng dụng khoa học kỹ thuật, đào tạo nguồn

nhân lực để nâng cao năng suất lao động,...), chuyển dịch cơ cấu kinh tế để khai thác các lợi thế của từng địa phương, chuyển dịch cơ cấu về sở hữu để khai thác thế mạnh của từng thành phần kinh tế, đồng thời bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Do vậy để phát triển kinh tế, tỉnh An Giang cần phải có vốn và có giải pháp để huy động nguồn vốn đầu tư, điều này trở thành điểm quyết định của chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Các hướng cần huy động ở tỉnh An Giang là:

- Vay vốn từ nước ngoài: Vốn ODA phục vụ phát triển kết cấu hạ tầng, ưu tiên

cho các tuyến giao thông mang lại hiệu quả kinh tế lớn như đường bộ từ Châu Đốc tới cửa khẩu Khánh Bình, đây là tuyến đường trong tương lai sẽ trở thành tuyến thông thương kinh tế quan trọng của tỉnh, của cả vùng ĐBSCL và với các nước ASEAN. Cần lập dự án đầu tư kêu gọi vốn ODA cho cơng trình trọng điểm này.

- Nguồn vốn đầu tư từ ngoài ngân sách tập trung (bao gồm nguồn trung ương hỗ trợ, vốn các chương trình). Từ thực trạng tăng trưởng kinh tế của tỉnh thấp nên nguồn thu không đủ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, vì vậy cần hỗ trợ từ nguồn ngân sách Trung ương, nguồn từ các chương trình mục tiêu, các dự án do các Bộ quản lý. Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính này nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế xã hội tỉnh An Giang. Để được cung cấp và sử dụng tốt nguồn vốn này cần có những biện pháp chủ yếu sau:

+ Đầu tư từ ngân sách tập trung cho An Giang trong những năm tới cần được ưu tiên đầu tư cho các cơng trình hạ tầng quan trọng, các cơng trình trọng điểm về giao thông, thủy lợi, cung cấp điện nước và cơng trình phúc lợi, y tế, giáo dục, văn hóa. Cụ thể như đầu tư vào trường học, bệnh viện... Vì vậy, các ngành cùng địa phương cấp huyện phải huy động mọi tiềm lực về vốn, lao động của ngành, của địa phương cùng với nhân dân, nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông nông thôn, thủy lợi, lưới điện hạ thế, các cơng trình cơng cộng...

+ Thực hành tiết kiệm để sử dụng có hiệu quả cao nhất và tăng tỷ lệ tích lũy đầu tư từ ngân sách của tỉnh. Lồng ghép các chương trình mục tiêu và chương trình trọng điểm quốc gia trên từng địa bàn để sử dụng có hiệu quả, khơng để lãng phí,

thất thốt, đồng thời ưu tiên vốn các chương trình này cho các vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc trong tỉnh.

+ Huy động các nguồn thu từ thuế, phí, lệ phí vào ngân sách nhà nước. Mở rộng huy động vốn qua phát hành trái phiếu, công trái kho bạc nhà nước tỉnh để đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, góp phần vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong tỉnh.

+ Quản lý chặt chẽ thu chi ngân sách, đảm bảo huy động đúng mức các nguồn thu từ các thành phần kinh tế theo chính sách thuế hiện hành, tăng cường nguồn nhân lực cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Cải cách cơ cấu chi ngân sách địa phương theo hướng giảm tỷ trọng chi thường xuyên, tăng dần chi ngân sách cho đầu tư phát triển vào các mục tiêu giáo dục đào tạo, y tế và khoa học công nghệ, tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho giai đoạn tiếp theo.

- Nguồn vốn tín dụng đầu tư: Đối với vốn tín dụng đầu tư dài hạn, vốn tín

dụng từ quỹ đầu tư quốc gia sẽ tập trung cho một số đơn vị sản xuất kinh doanh theo đối tượng ưu tiên, trong đó ưu tiên cho các doanh nghiệp nhà nước làm ăn có hiệu quả - các ngành ni trồng thủy sản, chế biến nơng, lâm, thủy sản, sản xuất hàng hóa xuất khẩu... Đồng thời, các doanh nghiệp phải vay vốn trung và dài hạn, huy động vốn tự có, vốn cổ phần... để tạo nguồn vốn cho đầu tư phát triển.

Cần lưu ý, đối với các dự án xây dựng các cơng trình kết cấu hạ tầng, như kiên cố hóa kênh mương, bê tơng hóa đường giao thơng nông thôn... phải cân đối và lồng ghép các nguồn vốn do Trung ương để lại (như thuế nông nghiệp, thuế tài nguyên, thu do cấp quyền sử dụng đất...), vốn huy động bằng tiền nhân công trong dân và vốn vay, hiệu quả đầu tư và khả năng hoàn trả.

- Nguồn vốn đầu tư từ nhân dân và doanh nghiệp. Do nguồn vốn này thường

phân tán nên cần có biện pháp tốt để huy động nguồn vốn này phục vụ cho đầu tư tăng năng lực sản xuất, cải tiến và áp dụng khoa học công nghệ mới. Đây cũng là nguồn vốn quan trọng để đầu tư phát triển.

Để huy động được nguồn vốn này cần đẩy mạnh thực hiện luật khuyến khích đầu tư trong nước, đồng thời cụ thể hóa và mở rộng hơn các hình thức đầu tư và đối tượng được hưởng ưu đãi.

Phát triển kinh tế trang trại, khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư vào cơng nghiệp, dịch vụ, tạo ra nhiều việc làm – nhất là các vùng nông thôn bằng cách cải cách hành chính trong việc đăng ký kinh doanh, trong giao đất, cho thuê đất, thuê mặt bằng, miễn giảm thuế và tiền thuê đất, tiền sử dụng đất...

- Đối với vốn đầu tư nước ngoài gồm các nguồn: FDI, vay thương mại, ODA,

vốn viện trợ... hiện nay ở An Giang có rất ít, do vậy cần tập trung cải thiện nhằm nâng cao các nguồn vốn này. Có thể thực hiện các biện pháp:

+ Chủ động xây dựng các dự án trong tỉnh để tranh thủ vốn từ các tổ chức tài trợ quốc tế, như WB, ADB, OAD... để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, mà trong đó chú ý dự án phát triển giao thơng nông thôn, vùng sâu, vùng xa; các dự án nâng cao năng lực các cơng trình thủy lợi phục vụ nơng nghiệp, dự án phát triển mạng lưới điện nông thôn, dự án hỗ trợ giáo dục miền núi, vùng dân tộc ít người, các dự án về y tế, giáo dục đào tạo, cấp nước sinh hoạt, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

+ Kêu gọi nguồn vốn ODA vào đào tạo nguồn nhân lực, phát triển khoa học và chuyển giao cơng nghệ. Tăng cường tìm kiếm nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế, các chính phủ và tổ chức phi chính phủ về các khoản tài trợ khơng hồn lại cho phát triển nông thôn, khuyến nông, phát triển lâm nghiệp phục vụ xã hội, cho ngành y tế - giáo dục nhằm cải thiện đời sống và dân trí vùng đồng bào dân tộc ít người.

+ Thực hiện quảng bá thương mại và đầu tư, trọng tâm tuyên truyền xúc tiến đầu tư, xây dựng và quảng bá thương hiệu.

(3) Nâng cao và phát triển nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực có vai trị quan

trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH. An Giang đã có nhiều chính sách trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cung cấp cho các ngành kinh tế, phục vụ việc phát triển kinh tế - xã hội. Để nâng cao hơn nữa

chất lượng nguồn nhân lực để phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH, tỉnh An Giang cần đưa ra một số giải pháp như sau:

- Phát triển nhanh và bền vững về đào tạo nghề, về giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, phát triển giáo dục chuyên nghiệp. Để thực hiện được điều này,

cần thực hiện chuẩn hóa cơ sở vật chất kỹ thuật cho các trường, các cơ sở đào tạo, chú trọng đến phịng học, phịng thí nghiệm, phương tiện dạy học ở các cấp và trình độ đào tạo. Đổi mới phương pháp dạy học và phương pháp đánh giá kết quả học tập, đạo đức của học sinh theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.

Mở rộng cơ sở mạng lưới cơ sở giáo dục thường xuyên ở tất cả các thành phố, thị xã, thị trấn có trung tâm giáo dục thường xuyên – hướng nghiệp – dạy nghề. Các cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên phải đảm bảo cho người học tiếp thu được trình độ học nghề, kỹ thuật ứng dụng trong thực tế.

- Phát triển nhanh các cơ sở dạy nghề tại các địa phương. UBND thành phố,

thị xã, huyện trong tỉnh phải rà soát, bổ sung quy hoạch để phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề theo hướng đa dạng ngành nghề và cấp trình độ đào tạo. Phát triển và nâng cao chất lượng các cơ sở dạy nghề ngồi cơng lập, nhất là các cơ sở dạy nghề tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, hợp tác xã...; tăng quy mô đào tạo của trường cao đẳng nghề, đặc biệt là tăng nhanh quy mô đào tạo nghề ở trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng ở nông thôn.

Từ nay đến 2020 nâng cấp và mở rộng quy mô dạy nghề, ngành nghề đào tạo đồng thời đầu tư trang thiết bị dạy nghề cho các trung tâm trên địa bàn tỉnh.

- Hoàn thiện và xây dựng các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề chuyên

nghiệp đạt chuẩn về chất lượng phục vụ và cho phát triển kinh tế tỉnh. Nâng cấp

trường cao đẳng nghề, các trường trung cấp nghề đủ năng lực đào tạo một số nghề đạt chuẩn quốc gia, tiến tới có năng lực đào tạo theo chương trình dạy nghề tiên tiến của các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới nhằm đáp ứng nhu cầu lao

động chất lượng cao cho các ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, các khu công nghiệp, cấp chứng chỉ nghề cho giáo viên, giảng viên dạy nghề.

- Tăng cường phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý dạy nghề. Từng bước chuẩn hóa, hiện đại hóa cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề. Đổi

mới, phát triển chương trình, giáo trình và phương pháp giảng dạy nghề. Phương

hướng tới cần tiến tới chuẩn hóa các trường dạy nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề đảm bảo điều kiện giảng dạy, điều kiện thực hành, thực hiện an toàn lao động. Đồng bộ hóa các thiết bị dạy nghề cho phù hợp với từng nghề, từng trình độ đào tạo, bao gồm: trang thiết bị cơ bản, thiết bị mô phỏng và các thiết bị tiên tiến phù hợp với thực tế sản xuất, kinh doanh.

- Hoàn thiện bộ máy quản lý phát triển nguồn nhân lực, đổi mới phương pháp quản lý, nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý.

Mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh cần từng bước đổi mới phương thức quản lý nguồn nhân lực theo hướng hiện đại, hiệu quả; có chương trình phát triển nguồn nhân lực trong từng giai đoạn; xác định rõ nhu cầu, tiêu chuẩn nhân sự phù hợp; thực hiện tuyển dụng cơng khai, minh bạch; có kế hoạch thu hút, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ở đơn vị; đổi mới phương pháp đánh giá năng lực công tác nhân sự và chế độ khen thưởng, kỷ luật rõ ràng.

- Xây dựng và hoàn thiện chính sách và cơng cụ khuyến khích và thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực. Thực hiện chính sách xã hội hóa dạy nghề về ưu đãi tín

dụng, thuế, hỗ trợ kinh phí đào tạo... để huy động các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, làng nghề tham gia phát triển dạy nghề dưới nhiều hình thức, như tổ chức đào tạo tại doanh nghiệp, đầu tư cơ sở dạy nghề, liên kết với các cơ sở dạy nghề để nâng cao trình độ, kỹ năng cho người lao động.

Tăng kinh phí cho đào tạo từ nguồn ngân sách nhà nước, nhất là đào tạo mới và đào tạo bổ sung đội ngũ lao động hiện có trong một số ngành nghề mới, với trình độ tay nghề cao để hỗ trợ cho chuyển dịch CCKT. Chú trọng đào tạo đội ngủ công nhân lành nghề, giỏi việc; tiếp thu và làm chủ công nghệ mới.

Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực dưới nhiều hình thức, như th chun gia nước ngồi giảng dạy, chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức thông qua các buổi hội thảo khoa học. Tranh thủ các nguồn hỗ trợ phát triển giáo dục đào tạo của các tổ chức quốc tế như WB, ADB,... để phát triển hệ thống giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, phát triển nguồn nhân lực tỉnh nhà.

Có chính sách đãi ngộ thỏa đáng cho lao động có trình độ cao. Tăng cường thu hút lao động có chất lượng cao bằng cách kích thích về lợi ích (nhà, đất,...). Đồng thời thực thi chính sách đặc thù về lương, về điều kiện sinh hoạt, các chế độ đãi ngộ khác cho người lao động có chất lượng cao khi chuyển về địa bàn vùng sâu, vùng biên giới làm việc.

(4) Đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng đồng bộ, quy mô lớn. Phát triển hệ thống hạ tầng, trước hết là hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị, hạ tầng các khu, cụm công nghiệp để phục vụ phát triển kinh tế cho các vùng trong tỉnh; Nâng cấp tuyến đường QL91, đường bộ Sóc Trăng – Cần Thơ – Châu Đốc; xây dựng các cảng ở Mỹ Thới, Bình Long, Tân Châu, Vĩnh Tế, Chợ Mới, Phú Tân. Khai thác các tuyến giao thông đường sông gắn với hệ thống cảng trong tỉnh.

Tỉnh phối hợp với các ngành ở trung ương trong quy hoạch và rà soát quy hoạch trên địa bàn tỉnh An Giang, bao gồm mạng lưới giao thông đường bộ, cơng cộng, bưu chính viễn thơng, hệ thống cung cấp điện, cấp nước;...

3.3.1.2. Nhóm giải pháp 2: Tăng cường nền KTTT định hướng XHCN

(1) Thu hút mạnh mẽ các nguồn lực thơng qua việc tích cực hình thành đồng bộ mơi trường kinh tế thị trường. Thị trường là yếu tố có ý nghĩa quyết định đối với

sản xuất, các sản phẩm được sản xuất phải theo nhu cầu của thị trường. Việc mở rộng thị trường và đẩy mạnh sản xuất phải đi đôi với nhau. An Giang cần xác định được nhu cầu của thị trường để từ đó có chính sách phát triển sản xuất cho phù hợp. Do vậy phải tăng cường các hoạt động thăm dò nhằm tiếp cận thị trường mới và phát triển đồng bộ các loại thị trường, trong đó đặc biệt quan tâm phát triển thị

trường lao động, thị trường khoa học công nghệ, thị trường vốn, thị trường bất động sản,...

Chủ động trong việc mở rộng thị trường trong nước, tăng cường tiếp thị các tên tuổi sản phẩm mà An Giang có ưu thế, như hàng thủy sản, lúa gạo..., đồng thời xác định thị trường tiềm năng, như thị trường Đơng Nam bộ, Thành phố Hồ Chí Minh... là những thị trường lớn về nhu cầu cung cấp các mặt hàng lương thực thực phẩm, thủy sản.

Đối với thị trường xuất khẩu, cần có giải pháp, như:

. Phát triển mạnh xuất khẩu với sự tham gia của các thành phần kinh tế có sự quản lý của nhà nước. Tập trung đầu tư phát triển một số mặt hàng xuất khẩu chủ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh an giang theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa đến năm 2025 (Trang 80 - 100)