kinh tế và cơ cấu lao động hợp lý, phát huy lợi thế so sánh, có năng suất lao động và năng lực cạnh tranh cao, tham gia sâu rộng vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu”.
Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta có sự thay đổi to lớn và căn bản cùng với sự phát triển của từng giai đoạn luôn gắn với sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
3 Đảng Cộng sản Việt Nam, 1996. Văn kiện Đại hội đại biểu lần VIII. Tr. 91, Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. quốc gia.
4 Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011. Văn kiện Đại hội đại biểu lần XI. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. gia.
Viện dẫn những quan điểm của Đảng về chuyển dịch CCKT như trên cho thấy rằng Đảng CSVN nhận thức đúng đắn và rất nhất quán về vai trò của CCKT và chuyển dịch CCKT trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Những quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng về chuyển dịch CCKT theo hướng CNH-HĐH đã được cấp ủy Đảng các tỉnh thành trong cả nước quán triệt thực hiện một cách đúng đắn, sáng tạo phù hợp với tiềm năng và lợi thế của từng địa phương trên phạm vi cả nước. Đảng bộ tỉnh An Giang cũng đã đề ra chủ trương, biện pháp, lãnh đạo thực hiện chuyển dịch CCKT theo hướng CNH-HĐH.
Đại hội đại biểu tỉnh An Giang lần X (tháng 10/2015) đã đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ KT-XH 2011-2015, trong đó nêu rõ: “cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng giảm mạnh khu vực nông nghiệp (giảm 8,43%), tăng khu vực dịch vụ (tăng 6,94%)”. Và về quan điểm phát triển 5 năm (2015-2020), Văn kiện ghi rõ: “nông nghiệp và du lịch là hai mũi nhọn, phát triển theo hướng không ngừng nâng cao chất lượng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh và xây dựng nền kinh tế xanh tạo nền tảng để phát triển thương mại - dịch vụ, công nghiệp chế biến và xây dựng”. Đồng thời, “Rà soát, bổ sung cơ chế chính sách tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển doanh nghiệp tư nhân, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tăng nguồn lực cho quỹ đầu tư phát triển hỗ trợ doanh nghiệp.... Hoàn thiện kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp ở vùng trọng điểm biên giới, thu hút mạnh đầu tư của các doanh nghiệp.”5
1.7.2. Đường lối chính sách phát triển kinh tế tỉnh An Giang
- Chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần: Thực hiện chính sách chung của Đảng, tỉnh An Giang khơng ngừng hồn thiện và tạo điều kiện để các thành phần kinh tế phát huy hiệu quả cao nhất trong hoạt động kinh tế. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế phát triển góp phần thúc đẩy và nâng chao chất lượng tăng trưởng kinh tế của địa phương.