Đảng bộ tỉnh An Giang, 2015 Văn kiện đại hội Đảng bộ lần X.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh an giang theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa đến năm 2025 (Trang 47 - 57)

Bảng 2.6 cho thấy giai đoạn 2010-2014 có sự chênh lệch lớn về lao động giữa nhóm ngành nông nghiệp và phi nông nghiệp. Nếu như năm 2010, số lượng lao động trong ngành nông nghiệp là 700.762 người (với cơ cấu là 58.02%) thì đến năm 2014 giảm còn 631.487 người (cơ cấu: 53%). Ngược lại, số lao động ngành phi nông nghiệp năm 2010 là 506.967 người (cơ cấu: 41,98%), đến năm 2014 tăng lên 577.980 người (cơ cấu: 47%). Điều này chứng tỏ chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh An Giang theo hướng tích cực của q trình CNH-HĐH. Tuy nhiên, xét về cơ cấu lao động thì ngành nơng nghiệp (53%) cịn chiếm tỷ trọng khá cao so ngành phi nơng nghiệp (47%), điều này địi hỏi tỉnh An Giang cần có chính sách phát triển ngành phi nông nghiệp để nâng dần tỷ trọng lao động ngành này trong cơ cấu.

Năng suất lao động, cả hai nhóm ngành phi nơng nghiệp và nơng nghiệp đều tăng dần từ năm 2010 đến 2014. Năng suất lao động ngành nông nghiệp tăng từ 48,17 triệu đồng/người vào năm 2010 lên đến 74,06 triệu đồng/người năm 2014 (1,54 lần), trong khi đó ngành phi nơng nghiệp năng suất tăng từ 108,74 lên 164,26 (2,43 lần). Như vậy, NSLĐ của nhóm ngành phi nơng nghiệp tăng khá cao so với ngành nông nghiệp, điều này phù hợp với chuyển dịch CCKT theo hướng CNH- HĐH.

- Chuyển dịch cơ cấu GDP, lao động và NSLĐ nhóm ngành dịch vụ và sản xuất (ngành nông nghiệp và công nghiệp).

+ Theo cơ cấu GDP: Trong phân tích cơ cấu kinh tế người ta quan tâm đến tương quan tỷ lệ giữa ngành sản xuất và những ngành dịch vụ. Để phát triển hài hòa thì quan hệ tỷ lệ này phải đảm bảo tương thích. Thực tế ở các nước phát triển cho thấy, nếu các ngành sản xuất tăng 1% và những ngành dịch vụ tăng 1,8-2% thì nền kinh tế có mức tăng trưởng tốt. Nếu tương quan này khơng đảm bảo thì nền kinh tế khó có thể tăng trưởng tốt được (Ngơ Dỗn Vịnh, 2006).

Bảng 2.7 Cơ cấu GDP tỉnh An Giang phân theo ngành sản xuất và ngành dịch vụ, giai đoạn 2010-2014

Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 Năm 2013 2014 Trung bình 2010-2014

GDP (Giá HH) Tỷ đồng 88.887,5 114.811,5 120.481,4 130.253,2 141.706,7 119.228,06 (Giá HH) Tỷ đồng 88.887,5 114.811,5 120.481,4 130.253,2 141.706,7 119.228,06 Dịch vụ Tỷ đồng 27.771,3 33.793,8 38.717,9 44.100,1 49.383,4 38.753,3 Sản xuất Tỷ đồng 61.116,2 81.017,7 81.763,5 86.153,1 92.323,3 80.474,76 Cơ cấu % 100 100 100 100 100 100 Dịch vụ % 31,24 29,43 32,14 33,86 34,85 32,33 Sản xuất % 68,76 70,57 67,86 66,14 65,15 67.67 GDP (Giá SS 2010) Tỷ đồng 88.887,5 95.976,5 100.029,2 105.305,9 110.721,9 100.184,2 Dịch vụ Tỷ đồng 27.771,3 29.746,7 31.800,5 34.306,8 36.990,4 32.123,14 Sản xuất Tỷ đồng 61.116,2 66.229,3 68.228,7 70.999,1 73.731,5 68.061,06 Tốc độ tăng trưởng KT % 6,78 7,97 4,22 5,27 5,14 5,87 Dịch vụ % 6,88 7,11 6,90 7,88 7,82 7.28 Sản xuất % 8,45 8,37 3,2 4,06 3,85 5.59

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh An Giang năm 2014 và tính tốn của tác giả.

0 2 4 6 8 10

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Dịch vụ Sản xuất

Biểu đồ 2.2. Tốc độ tăng trưởng nhóm ngành dịch vụ và nhóm ngành sản xuất giai đoạn 2010-2014 (Giá so sánh năm 2010)

Bảng 2.7 xét về cơ cấu GDP (Theo giá hiện hành) ta thấy: Nhóm ngành dịch vụ về số tuyệt đối tăng liên tục từ năm 2010 (27.771,3 tỷ đồng) tăng lên 33.793,8 năm 2011; 38.717,9 năm 2012; 44.100,1 năm 2013 và đạt con số 49.383,4 tỷ đồng năm 2014. Điều này thể hiện thế mạnh của tỉnh An Giang về ngành dịch vụ, nhất là ngành du lịch. Trong khi đó, nhóm ngành sản xuất về con số tuyệt đối cũng tăng từ 61.116,2 tỷ đồng năm 2010 lên 81.017,7 tỷ đồng năm 2011 và tăng đến 92.323,3 vào năm 2014.

Về cơ cấu trong GDP, nhóm ngành dịch vụ giảm từ 31,24% đến 29,43% năm 2011, và sau đó tăng liên tục từ năm 2011 đến năm 2014 tương ứng với 29,43%; 32,14%; 33,86% và 34,85%. Nhóm ngành sản xuất tăng từ 68,76% năm 2010 lên 70,57% năm 2011, nhưng sau đó giảm liên tiếp từ năm 2012 đến 2014 tương ứng với 67,86%; 66,14%; và 65,15%. Như vậy, các nhóm ngành sản xuất và ngành dịch vụ về tổng sản phẩm GDP tăng trong thời kỳ này. Ngành dịch vụ có tỷ trọng ngày càng tăng trong GDP, điều này phù hợp với sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế của tỉnh. Do An Giang là tỉnh có thế mạnh về ngành dịch vụ, nhất là ngành du lịch đóng góp rất lớn vào GDP của tỉnh.

Về tốc độ tăng trưởng, nhóm ngành dịch vụ tăng bình quân ở mức 7,28% trong giai đoạn 2010-2014 và ngành sản xuất tăng ở mức 5,59% cùng giai đoạn. Điều này cho thấy quan hệ tỷ lệ tương đối phù hợp giữa hai nhóm ngành để tạo điều kiện cho nền kinh tế của tỉnh phát triển. Đồng thời cho thấy xu hướng gia tăng ngành dịch vụ trong cơ cấu GDP của tỉnh An Giang thể hiện sự quan tâm chỉ đạo phát triển nhanh ngành dịch vụ bằng các chính sách phát triển và phát huy tốt thế mạnh về ngành du lịch và cũng thể hiện thế mạnh của tỉnh về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên cùng với nguồn nhân lực sẵn có của địa phương góp phần tạo ra tổng sản phẩm GDP trong ngành dịch vụ.

+ Chuyển dịch cơ cấu lao động và NSLĐ:

Bảng 2.8 cho thấy, cơ cấu lao động trong nhóm ngành sản xuất chiếm tỷ trọng cao nhất và có xu hướng giảm dần, từ 69,71% năm 2010 giảm còn 67,00% năm 2014 (giảm 1,04 lần). Tỷ trọng lao động ngành dịch vụ tăng dần, từ 30,29% năm 2010 tăng 33% năm 2014 (tăng 1,09 lần). Điều này phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành sản xuất và tăng dần ngành dịch vụ.

Bảng 2.8 Cơ cấu lao động và NSLĐ phân theo nhóm ngành dịch vụ và nhóm ngành sản xuất tỉnh An Giang giai đoạn 2010-2014

Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 Năm 2012 2013 2014 Lao động Người 1.207.639 1.273.806 1.278.285 1.245.713 1.191.467 Dịch vụ “ 365.794 392.842 409.043 404.857 393.184 Sản xuất “ 841.845 880.964 869.242 840.856 798.283 Cơ cấu % 100 100 100 100 100 Dịch vụ “ 30,29 30,84 32,00 32,50 33,00 Sản xuất “ 69,71 69,16 68,00 67,50 67.00 NSLĐ Triệu đồng/người 73,60 90,13 94,25 104,56 118,93 Dịch vụ “ 75,92 86,02 94,65 108,93 125,60 Sản xuất “ 72,60 92,00 94,06 102,46 115,65

Nguồn: Cục thống kê An Giang và tính tốn của tác giả

Về NSLĐ, nếu như năm 2010 NSLĐ ngành sản xuất là 72,60 triệu đồng/người thì đến năm 2014 là 115,65 (tăng 1,6 lần); ngành dịch vụ năm 2010 là 75,92 triệu đồng/người đến năm 2014 tăng lên 125,60 (tăng 1,65 lần). Nhìn chung cả hai nhóm đều tăng trong giai đoạn nghiên cứu và NSLĐ của ngành dịch vụ tăng nhanh hơn ngành sản xuất. Điều này phù hợp với xu hướng phát triển ngành dịch vụ.

- Chuyển dịch cơ cấu GDP của 3 nhóm ngành: Nhóm nơng, lâm và thủy sản (KVI); nhóm ngành cơng nghiệp và xây dựng (KVII) và nhóm ngành dịch vụ (KVIII).

+ Chuyển dịch GDP: Trong giai đoạn 2010-2014 tốc độ tăng trưởng KVI xu hướng giảm và thấp so với KVII và KVIII. Cơ cấu GDP có sự chuyển dịch rõ nét ở 3 khu vực:

KVI: Năm 2010 cơ cấu trong GDP là 37,98% tăng lên 38,87% năm 2011 và giảm cịn 36,02% năm 2012. Sau đó giảm tiếp đến 33,97% năm 2013 và 33,00% năm 2014. Cơ cấu trong GDP của KVI giảm 4,98 điểm % từ đầu kỳ so với cuối kỳ. Điều này phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh là giảm dần cơ cấu KVI trong quá trình tăng trưởng kinh tế.

Bảng 2.9 Cơ cấu GDP tỉnh An Giang theo 3 khu vực kinh tế giai đoạn 2010-2014

Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 Năm 2013 2014 Trung bình 2010-2014 GDP (Giá HH) Tỷ đồng 88.887,5 114.811,5 120.481,4 130.253,2 141.706,7 119.228,06 Khu vực I Tỷ đồng 33.757,6 44.627,9 43.931,4 44.253,2 46.767,3 42.559,48 Khu vực II Tỷ đồng 27.358,6 36.389,8 38.372,1 41.899,9 45.556,0 37.915,28 Khu vực III Tỷ đồng 27.771,3 33.793,8 38.717,9 44.100,1 49.383,4 38.753,30 Cơ cấu % 100 100 100 100 100 100 Khu vực I % 37,98 38,87 36,02 33,97 33,00 35,96 Khu vực II % 30,78 31,70 31,85 32,17 32,15 31,73 Khu vực III % 31,24 29,43 32,14 33,86 34,85 32,33 GDP (Giá SS 2010) Tỷ đồng 88.887,5 95.976,5 100.029,2 105.305,9 110.721,9 100.184,2 Khu vực I Tỷ đồng 33.757,6 35.290,9 36.232,6 36.783,3 37.758,4 35.964,56 Khu vực II Tỷ đồng 27.358,6 30.938,9 31.996,2 34,215,8 35.973,2 32.096,54 Khu vực III Tỷ đồng 27.771,3 29.746,7 31.800,5 34.306,8 36.990,4 32.123,14 Tốc độ tăng trưởng KT % 6,78 7,97 4,22 5,27 5,14 5,87 Khu vực I % 5,2 4,54 2,66 1,52 2,65 3,31 Khu vực II % 7,89 13,09 3,42 6,94 5,14 8,00 Khu vực III % 6,88 7,11 6,90 7,88 7,82 7,28

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh An Giang năm 2014 và tính tốn của tác giả.

0 2 4 6 8 10 12 14

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Khu vực I Khu vực II Khu vực III

Biểu đồ 2.3 Tốc độ tăng trưởng 3 khu vực kinh tế

giai đoạn 2010-2014 (Giá so sánh năm 2010)

KVII: Năm 2010 cơ cấu trong GDP là 30,78%, sau đó tăng nhẹ dần đến 31,70% năm 2011 và 31,85% năm 2012 và 32,17% năm 2013, sau đó giảm cịn 32,15% năm 2014. Như vậy, KVII cơ cấu trong GDP có tăng nhẹ giai đoạn đầu và

giảm vào cuối kỳ nghiên cứu. Trong thời kỳ này cơ cấu KVII trong GDP tăng 1,3 điểm %.

KVIII: Khu vực này có tỷ trọng khá cao trong cơ cấu của GDP và tốc độ tăng khá đều qua các năm trong giai đoạn 2010-2014. Năm 2011 cơ cấu trong GDP (29,43%) có giảm so với 2010 (31,24%), nhưng sau đó tăng liên tục từ năm 2011 đến 2014 tương ứng với 32,14%; 33,86%; 34,85%. Trong 5 năm, KVIII tăng 3,61 điểm %.

Như vậy, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong GDP ở An Giang theo hướng giảm tỷ trọng của KVI, tăng nhẹ tỷ trọng KVII và tăng tỷ trọng KVIII. Điều này khá phù hợp với quá trình CNH-HĐH ở tỉnh An Giang trong điều kiện hiện nay. Khu vực III, chiếm tỷ trọng bình quân 32,33% trong cơ cấu GDP điều này cho thấy chưa tương xứng với tiềm lực phát triển của tỉnh, vì vậy cần phải huy động mọi tiềm năng thế mạnh của tỉnh để phát triển kinh tế một cách hợp lý.

Về tốc độ tăng trưởng, KVI tăng bình quân trong giai đoạn 2010-2014 tương đối thấp (3,31%/năm), KVII tăng bình quân 8%/năm cao hơn KVIII là 0,72 điểm % (KVIII tăng bình quân 7,28%/năm). Như vậy, hai khu vực II và III đều có tốc độ tăng trưởng khá nhanh so với KVI. Điều này phù hợp với quá trình CNH-HĐH ở An Giang, tuy nhiên tỉnh cần có nhiều nổ lực hơn nữa tăng nhanh tốc độ KVIII.

+ Chuyển dịch cơ cấu lao động và NSLĐ:

Bảng 2.10 cho thấy: Cơ cấu lao động trong 3 nhóm khu vực có sự biến động như sau: KVI có cơ cấu lao động cao nhất trong giai đoạn 2010-2014 (trung bình: 55,29%); KVIII có tỷ trọng trung bình: 31,73; và KVII có tỷ trọng trung bình: 12,98%.

Lao động ở KVI có xu hướng giảm dần từ năm 2010 đến 2014. Cụ thể, năm 2010 chiếm tỷ trọng: 58,02%; năm 2011:56,4%; năm 2012: 55%; năm 2013: 54% và 2014: 53%. Trong khi đó, tỷ trọng lao động trong KVII và KVIII tăng liên tục trong giai đoạn nghiên cứu.

Bảng 2.10 Cơ cấu lao động và NSLĐ tỉnh An Giang theo 3 khu vực kinh tế, giai đoạn 2010-2014

Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 Năm 2013 2014 Lao động Người 1.207.639 1.273.806 1.278.285 1.245.713 1.191.467 Khu vực I “ 700.762 718.427 703.042 672.685 631.487 Khu vực II “ 141.173 162.538 166.174 168.171 166.805 Khu vực III “ 365.794 392.842 409.043 404.857 393.184 Cơ cấu % 100 100 100 100 100 Khu vực I % 58,02 56,40 55,00 54,00 53,00 Khu vực II % 11,69 12,76 13,00 13,50 14,00 Khu vực III % 30,29 30,84 32,00 32,50 33,00 NSLĐ

bình quân đồng/người Triệu 73,60 90,13 94,25 104,56 118,93

Khu vực I “ 48,17 62,12 62,49 65,79 74,06 Khu vực II “ 193,84 223,88 230,92 249,15 273,11 Khu vực III “ 75,92 86,02 94,65 108,93 125,60

Nguồn: Số liệu Cục thống kê tỉnh An Giang và tính tốn của tác giả.

Về NSLĐ, KVII có NSLĐ trung bình cao nhất (trung bình: 230,18 triệu đồng/người/năm); sau đó đến KVIII (98,22) và KVI (62,64). Cả 3 khu vực đều có xu hướng gia tăng NSLĐ trong giai đoạn 2010-2014, trong đó, KVI tăng 1,54 lần; KVII tăng 1,41 lần và KVIII tăng 1,65 lần.

2.2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ khu vực kinh tế - Khu vực Nông – Lâm – Thuỷ sản (Khu vực I)

Bảng 2.11 Giá trị sản xuất, cơ cấu giá trị sản xuất và tăng trưởng khu vực Nông-Lâm-Thủy sản tỉnh An Giang, giai đoạn 2010-2014

Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 Năm 2013 2014 Trung bình 2010-2014 GTSX (Giá HH) Tỷ đồng 33.757,60 44.627,90 43.391,40 44.253,20 46.767,30 Nông-Lâm Tỷ đồng 26.985,09 36.362,87 35.464,27 35.523,17 38.096,13 Thủy sản Tỷ đồng 6.772,51 8.265,03 7.927,13 8.712,03 8.671,17 8.069,57 Cơ cấu % 100 100 100 100 100 Nông-Lâm % 79,94 81,48 81,73 75,47 77,24 79,17 Thủy sản % 20,06 18,52 18,27 24,53 22,76 20,83 GTSX (Giá SS 2010) Tỷ đồng 33.757,60 35.290,9 36.232,6 36.783,3 37.758,4 Nông-Lâm Tỷ đồng 26.603,09 28.660,43 29.612,82 29.997,67 31.267,97 Thủy sản Tỷ đồng 6.772,51 6.630,47 6.610,78 6.785,63 6.490,43 Tốc độ tăng trưởng KT % 4,54 2,67 1,52 2,65 2,85 Nông-Lâm % 7,73 3,32 1,3 4,23 4,15 Thủy sản % -2,09 -0,3 2,64 -4,35 -1,3

Bảng 2.11 Cho thấy, cơ cấu ngành thủy sản có tỷ trọng khá thấp trong KVI (trung bình 20,83%) và có xu hướng giảm dần theo thời gian. Năm 2010 là 20,06% giảm còn 18,52% năm 2011 và giảm tiếp còn 18,27% năm 2012. Tuy nhiên, đến năm 2013 cơ cấu tăng lên 24,53% và đến năm 2014 giảm cịn 22,76%. Trong khi đó, cơ cấu ngành nơng lâm có xu hướng gia tăng trong thời gian đầu của kỳ nghiên cứu (từ 79,94% năm 2010 tăng lên 81,73% năm 2012), sau đó giảm cịn 77,24% năm 2014. Kết hợp với phân tích tốc độ tăng trưởng ở hai nhóm ngành này ta thấy, tốc độ tăng trưởng trung bình KVI của thời kỳ vừa qua là 2,85%/năm, trong đó ngành Nơng-Lâm nghiệp tăng trung bình là 4,15%, trong khi đó ngành thủy sản giảm trung bình là -1,3%. Điều này cho thấy, ngành nơng – lâm là ngành có cơ cấu cao nhất trong KVI và là ngành có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh An Giang. Mặc dù ngành thủy sản tốc độ tăng trưởng chậm, thậm chí giảm, nhưng về con số tuyệt đối ta thấy mức độ dao động qua các năm khơng lớn, trung bình ở mức 8.069,57 tỷ đồng/năm. Thủy sản là ngành có giá trị cao, là ngành xuất khẩu nhiều thứ hai sau lúa ở An Giang.

- Khu vực Công nghiệp – Xây dựng (KVII)

Bảng 2.12 cho thấy, ngành công nghiệp tăng liên tục qua các năm, năm 2010 giá trị sản xuất là 22.689,6 tỷ đồng, năm 2011 tăng lên 30.349,8; năm 2012: 32.592,0; năm 2013: 35.725,4 và năm 2014 tăng lên 38.522,8 tỷ đồng. Và chiếm tỷ trọng trung bình 84,22% trong cơ cấu ngành Cơng nghiệp-Xây dựng. Ngành xây dựng chiếm tỷ trọng trung bình 15,8% trong cơ cấu và có xu hướng giảm (Năm 2010 chiếm 17,07% đến năm 2014 giảm còn 15,44%). Về tốc độ tăng trưởng, ngành cơng nghiệp có tốc độ tăng trưởng 14,07% so với năm 2010, các năm sau vẫn giữ tốc độ tăng trưởng nhưng ở mức thấp hơn. Trong nội bộ ngành cơng nghiệp cũng có sự chuyển dịch rõ nét giữa các ngành, như ngành khai thác mỏ có tốc độ tăng trưởng -14,89% năm 2011. Ngành có tỷ trọng cao nhất và có xu hướng tăng nhanh là ngành chế biến, đạt trung bình 80,97% trong cơ cấu cơng nghiệp và tốc độ tăng trưởng trung bình ở mức 7,7%/năm. Chủ yếu là chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu. Đứng thứ 2 trong cơ cấu công nghiệp là ngành sản xuất và phân phối điện, đạt

trung bình 1,2% trong cơ cấu và có tốc độ tăng trung bình khoảng 19,74%/năm. Thấp nhất là ngành cung cấp nước (trung bình ở mức 0,93% trong cơ cấu), tuy nhiên ngành này lại có tốc độ tăng trưởng trung bình ở mức khá cao (24,81%/năm), điều này hứa hẹn sẽ phát triển nhanh chóng trong tương lai. Ngành khai thác mỏ có cơ cấu khá thấp (trung bình ở mức 1,12% trong cơ cấu) và có tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 1,9%. Đáng lưu ý là năm 2011 tốc độ tăng trưởng -14,89%. Những sản phẩm chủ yếu của ngành khai thác mỏ là đá xây dựng và gạch, cát, sỏi. Tuy nhiên, đây là ngành gây ô nhiễm và hậu quả xấu về môi trường và cảnh quan, do vậy An Giang đã hạn chế dần loại hình khai thác này.

Bảng 2.12 Giá trị sản xuất, cơ cấu giá trị sản xuất và tăng trưởng khu vực

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh an giang theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa đến năm 2025 (Trang 47 - 57)