- Khu vực dịch vụ (KVIII)
2.2.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ
Dựa vào những điểm tương đồng về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, kết quả của quá trình chuyển dịch CCKT, tỉnh An Giang quy hoạch 3 tiểu vùng lãnh thổ để tạo động lực phát triển kinh tế.
+ Tiểu vùng 1: Tiểu vùng trung tâm, nằm phía Tây Nam của tỉnh, gồm TP
Long Xuyên; Tiềm năng của vùng: Đây là vùng trung tâm về hành chính - chính trị - kinh tế - văn hóa – giáo dục – khoa học – công nghệ - nông nghiệp của Tỉnh; Động lực phát triển: Phát triển đô thị (TP. Long Xuyên, TT An Châu, TT Núi Sập). Phát triển CN tập trung (KCN Vàm cống, KCN Bình Hịa); Phát triển thương mại dịch vụ, du lịch; Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, khai thác nuôi trồng thủy sản.
+ Tiểu vùng 2: Tiểu vùng phát triển nơng nghiệp - thủy sản, nằm ở phía Đơng
Bắc và Đơng Nam của tỉnh, gồm TX Tân Châu, H Phú Tân, H Chợ Mới, một phần H An Phú (ranh giới là bờ Đông sông Hậu). Trung tâm tiểu vùng là TX Tân Châu và TT Chợ Mới; Tiềm năng của tiểu vùng: Đây là tiểu vùng phát triển nông nghiệp đa ngành và nuôi trồng thủy sản; Động lực phát triển: Phát triển đô thị (TX Tân Châu, TT Chợ Mới, TT Phú Mỹ,…); Phát triển nông nghiệp chuyên canh (trồng lúa, rau màu, cây lương thực, cây ăn trái), nuôi trồng thủy sản; Phát triển du lịch sinh thái, du lịch vùng sông nước, bảo tồn sinh học; Phát triển kinh tế cửa khẩu qua cửa khẩu Vĩnh Xương.
+ Tiểu vùng 3: Tiểu vùng phát triển kinh tế phía Tây, nằm ở phía Tây của
Tỉnh, gồm TP Châu Đốc, TX Tịnh Biên, H Châu Phú, H Tri Tôn, một phần H An Phú (ranh giới là bờ Tây sông Hậu). Trung tâm tiểu vùng là TP Châu Đốc; Tiềm năng của tiểu vùng: Tồn bộ ranh giới phía Bắc của tiểu vùng là biên giới với Campuchia, có 3 cửa khẩu: Cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên và cửa khẩu chính Khánh Bình, Vĩnh Hội Đơng. Tiểu vùng này có điều kiện thích hợp ni trồng thủy sản, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, cây cơng nghiệp và chăn ni. Có cảnh quan đẹp đa dạng do điều kiện địa hình phong phú, nhiều cơng trình tơn giáo có giá trị kiến trúc và giá trị văn hóa cao, có khả năng phát triển du lịch (núi Sam, núi Cấm, rừng Tràm Trà Sư, Búng Bình Thiên,..). Động lực phát triển: Phát triển đô thị (TP Châu Đốc, TX Tịnh Biên, TT Tri Tôn, TT An Phú); Phát triển CN tập trung (KCN Bình Long, KCN Xuân Tơ,..), khai thác khống sản, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản; Phát triển thương mại dịch vụ cửa khẩu; Phát triển du lịch văn hóa
tín ngưỡng, du lịch sinh thái, du lịch tham quan mua sắm; Phát triển nơng nghiệp, ni trồng thủy sản.
Ngồi ra, An Giang còn xây dựng định hướng phát triển kinh tế biên giới, gồm: Quy hoạch chung khu kinh tế cửa khẩu của tỉnh gồm 03 khu vực: khu vực Tịnh Biên, Khánh Bình và Vĩnh Xương.
Theo số liệu báo cáo kinh tế xã hội của các địa phương trong giai đoạn 2010- 2014 ta có bảng giá trị sản xuất theo lãnh thổ tỉnh An Giang như sau:
Bảng 2.16. Giá trị sản xuất phân theo lãnh thổ tỉnh An Giang 2010-2014
ĐVT: Tỷ đồng Năm Địa phương 2010 2011 2012 2013 2014 Cơ cấu TB GTSX % GTSX % GTSX % GTSX % GTSX % Tổng số 41.907 100 47.839 100 54.290 100 61.650 100 68.845 100 Vùng I 11.742 28,0 13.253 27,7 14.711 20,1 16.794 27,3 18.394 26,7 26,0 TP Long Xuyên 5.961 14,2 6.600 13,8 7.559 13,9 8.502 13,7 9.765 14,2 13,9 H Châu Thành 2.012 4,8 2.124 4,4 2.621 4,8 3.013 4,9 4.014 5,8 4,9 H Thoại Sơn 3.769 8,9 4.529 9,5 4.531 8,3 5.279 8,6 4.615 6,7 8,4 Vùng II 14.650 34,9 16.686 34,9 19.154 35,3 21.842 35,4 24.981 36,3 35,4 TX Tân Châu 3.258 7,8 3.817 7,9 4.312 7,9 4.942 8,0 5.706 8,3 8,0 H Phú Tân 5.836 13,9 6.213 12,9 7.090 13,0 8.294 13,4 9.621 13,9 13,4 H Chợ Mới 4.065 9,7 4.718 9,8 5.427 9,9 6.234 10,1 7.211 10,5 10,0 H An Phú (1.490) 2.981 7,1 (1.938) 3.876 8,1 (2.325) 4.651 8,6 (2.372) 4.744 7,7 (2.443) 4.886 7,1 7,7 Vùng III 15.515 37,0 15.962 33,3 20.424 37,6 23.014 37,3 25.470 36,9 36,4 TP Châu Đốc 3.918 9,3 4.746 9,9 5.465 10,0 6.194 10,0 7.009 10,2 9,9 H Tịnh Biên 2.163 5,2 2.454 5,1 2.753 5,0 3.114 5,1 3.536 5,2 5,1 H Châu Phú 5.844 13,9 6.451 13,4 7.358 13,5 8.390 13,6 9.269 13,5 13,5 H Tri Tôn 2.100 5,0 2.311 4,8 2.523 4,6 2.944 4,8 3.213 4,7 4,8 H An Phú (1.490) 2.981 7,1 (1.938) 3.876 8,1 (2.325) 4.651 8,6 (2.372) 4.744 7,7 (2.443) 4.886 7,1 7,7
Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội các địa phương từ 2010-2014 và tính tốn của tác giả.
Bảng 2.16 cho thấy, những địa phương có tỷ trọng cao trong GTSX trong tỉnh An Giang trong giai đoạn 2010-2014 là: TP Long Xuyên (trung bình 13,9%); TP Châu Đốc: 9,9%; H Châu Phú: 13,5%; H Phú Tân: 13,4%; H Chợ Mới: 10%. Ngoài ra, các địa phương khác trong tỉnh cũng đang phát triển như Tân Châu: 8%; An Phú: 7,7%; Thoại Sơn: 8,4%; Tịnh Biên: 5,1%.
Những địa phương có tỷ trọng thấp chủ yếu là do địa phương có điều kiện tự nhiên khơng thuận lợi như thiếu nước ngọt, cơ sở hạ tầng chưa phát triển, như huyện Tri Tôn.
Cơ cấu tỷ trọng GTSX của các tiểu vùng như sau: Tiểu vùng I, gồm có: TP. Long Xuyên chiểm tỷ trọng trung bình 13,9%; H. Châu Thành: 4,9% và H. Thoại Sơn: 8,4%. Cơ cấu trung bình tiểu vùng I là 26%.
Tiểu vùng II: TX Tân Châu: 8,0%; H Phú Tân: 13,4%; H Chợ Mới: 10% và H An Phú: 7,7%. Cơ cấu trung bình tiểu vùng II là 35,4%.
Tiểu vùng III, gồm: TP Châu Đốc: 9,9%; H Tịnh Biên: 5,1%; H Châu Phú: 13,5%; H Tri Tôn: 4,8%; H An Phú: 7,7%. Cơ cấu trung bình tiểu vùng III là 36,4%.
Như vậy, 3 tiểu vùng ở tỉnh An Giang có cơ cấu tỷ trọng GTSX trung bình, trong đó tiểu vùng II và tiểu vùng III gần tương đương nhau, và tỷ trọng của tiểu vùng I có thấp hơn. Mặc dù tiểu vùng I có tỷ trọng giá trị sản xuất thấp hơn nhưng với tiềm lực sẵn có, TP. Long Xuyên có nhiều khả năng gia tăng chuyển dịch cơ cấu theo hướng CNH-HĐH.