Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh an giang theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa đến năm 2025 (Trang 58 - 64)

- Khu vực dịch vụ (KVIII)

2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế

2.2.2.1. Chuyển dịch cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế

Trong giai đoạn 2010-2014, GDP theo thành phần kinh tế của tỉnh An Giang có sự phát triển mạnh nhờ các chính sách do tỉnh đề ra nhằm đa dạng hóa thành phần, thu hút sự tham gia các thành phần kinh tế trong phát triển kinh tế của tỉnh.

Theo bảng 2.14, trong những năm qua, GDP của tỉnh tính theo giá hiện hành khơng ngừng tăng, nếu năm 2010 là 88.887,5 tỷ đồng tăng lên 141.706,7 tỷ đồng vào năm 2014. Bình quân tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn này là 5,87%/năm. Trong đó, thành phần kinh tế nhà nước có tăng liên tục nhưng tương đối chậm, nếu năm 2010 là 10.356,9 tỷ đồng thì tăng lên 12.547 năm 2011; 12.726 năm 2012; 13.927,4 năm 2013 và 15.148,4 tỷ đồng năm 2014. Thành phần kinh tế ngoài nhà nước cũng tăng liên tục trong giai đoạn 2010-2014. Cụ thể, năm 2010 là 78.493,1 tỷ đồng tăng lên 102.222,9 năm 2011; 107.707,9 năm 2012; 115.966,6 năm 2013 và 126.175,6 tỷ đồng vào năm 2014. Trong thành phần kinh tế ngoài nhà nước, kinh tế tập thể có tốc độ tăng chậm (từ 863,8 tỷ đồng năm 2010 tăng lên 1.346,2 tỷ đồng năm 2014); kinh tế tư nhân tăng nhanh về số lượng (từ 22.342,2 tỷ đồng năm 2010 tăng lên 40.825,7 tỷ đồng năm 2014); kinh tế cá thể có tăng nhưng chậm hơn kinh tế tư nhân (từ 55.287,1 tỷ đồng năm 2010 tăng lên 84.003,7 tỷ đồng năm 2014).

Bảng 2.14 Giá trị sản xuất theo thành phần kinh tế tỉnh An Giang, giai đoạn 2010-2014

Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 Năm 2012 2013 2014 2010-2014 Bình quân GDP (Giá HH) Tỷ đồng 88.887,5 114.811,5 120.481,4 130.253,2 141.706,7 119.228,06 Nhà nước Tỷ đồng 10.356,9 12.547,0 12.726,0 13.927,4 15.148,4 12.941,1 Ngoài nhà nước - Tập thể - Tư nhân - Cá thể Tỷ đồng 78.493,1 863,8 22.342,2 55.287,1 102.222,9 1.072,2 28.983,5 72.167,2 107.707,9 1.216,2 33.765,6 72.726,2 115.966,6 1.245,9 37.501,0 77.219,8 126.175,6 1.346,2 40.825,7 84.003,7 106.113,2 1.148,9 32.683,6 72.280,8 Khu vực NN Tỷ đồng 37,4 41,6 47,5 359,2 382,6 173,6 Cơ cấu % 100 100 100 100 100 100 Nhà nước % 11,65 10,93 10,56 10,69 10,69 10.90 Ngoài nhà nước - Tập thể - Tư nhân - Cá thể % % % % 88,31 0,97 25,14 62,20 89,04 0,93 25,24 62,86 89,40 1,01 28,03 60,36 89,03 0,96 28,79 59,28 89,04 0,95 28,81 59,28 88,96 0,96 27,20 60,80 Khu vực NN % 0,04 0,04 0,04 0,28 0,27 0,13 GDP (Giá SS 2010) Tỷ đồng 88.887,5 95.976,5 100.029,2 105.305,9 110.721,9 100.184,2 Nhà nước Tỷ đồng 10.356,9 11.400,8 11.022,2 11.728,4 12.331,6 11.367,9 Ngoài nhà nước - Tập thể - Tư nhân - Cá thể Tỷ đồng 78.493,1 863,8 22.342,2 55.287,1 84.539,1 995,6 24.651,3 58.892,1 88.968,0 1071,7 28.340,8 59.555,6 93.286,4 1.043,5 30.618,1 61.624,8 98.084,3 1.097,1 32.192,9 64.794,3 88.674,2 1.014,3 27.629,1 60.030,8 Khu vực NN Tỷ đồng 37,4 36,6 39,1 291,0 306,0 142,0 Tốc độ tăng trưởng KT % 6,78 7,97 4,22 5,27 5,14 5,87 Nhà nước % 8,40 10,08 -3,32 6,41 5,14 5,34 Ngoài nhà nước - Tập thể - Tư nhân - Cá thể % 3,97 13,09 9,83 1,84 7,70 15,26 10,34 6,52 5,24 7,64 14,97 0,97 4,85 -2,63 8,04 3,47 5,14 5,13 5,14 5,14 5,38 7,70 9,66 3,59 Khu vực NN % 5,65 -2,14 6,83 644,25 5,15 131,95

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh An Giang năm 2014 và tính tốn của tác giả.

Trong khi đó, vốn đầu tư nước ngồi cũng tăng qua các năm, nếu như năm 2010 là 37,4 tỷ đồng tăng lên 41,6 năm 2011; 47,5 năm 2012; và tăng đột biến lên 359,2 năm 2013 và 382,6 tỷ đồng năm 2014. Sự gia tăng nhanh chóng vốn đầu tư nước ngoài tại tỉnh An Giang từ năm 2013 thể hiện chính sách hợp lý của tỉnh trong thu hút vốn đầu tư nước ngồi (Trong đó có Quyết định số 43/2012 của UBND tỉnh về việc Ban hành quy định chính sách khuyến khích đầu tư phát triển cụm công nghiệp tỉnh An Giang giai đoạn 2012-2020 – Quyết định này có nhiều ưu đãi đối với nhà đầu tư nước ngồi). Nhìn chung, các thành phần kinh tế An Giang có sự gia tăng trong giai đoạn nghiên cứu, trong đó thành phần kinh tế ngồi nhà nước tăng

nhanh chóng, kinh tế nước ngồi có sự gia tăng đột biến trong năm 2013 do hiệu quả của chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư nước ngoài của tỉnh An Giang.

Xét về cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế ta có thể kết luận như sau: - Cơ cấu kinh tế nhà nước có chiều hướng ngày càng giảm trong giai đoạn 2010-2014, nếu năm 2010 là 11,65% thì giảm cịn 10,93% năm 2011; 10,56% năm 2012; và tăng nhẹ lên 10,69% năm 2013 và 2014. Điều này thể hiện xu hướng kinh tế nhà nước ngày càng giảm là phù hợp với quá trình hội nhập quốc tế nhưng với mức độ giảm nhẹ như trên, thậm chí có tăng chút ít vào năm 2013, 2014 đã thể hiện đây là thành phần kinh tế giữ vai trò chủ đạo, nòng cốt cho các thành phần kinh tế khác ở tỉnh An Giang trong giai đoạn hiện nay.

- Thành phần kinh tế ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng cao nhất trong 3 thành phần kinh tế và cơ cấu này tương đối ổn định trong giai đoạn 2010-2014. Năm 2010 là 88,31%; năm 2011: 89,04%; năm 2012: 89,40%; năm 2013: 89,03%; và năm 2014: 89,04%. Nội bộ thành phần kinh tế ngồi nhà nước có sự tăng giảm khơng đều trong giai đoạn 2010-2014, tuy nhiên vẫn dao động ở mức khá ổn định. Trong đó:

+ Kinh tế tập thể có cơ cấu GDP nhỏ nhất trong thành phần kinh tế ngoài nhà nước, năm 2010: 0,97%; năm 2011: 0,93%; năm 2012: 1,01%; năm 2013: 0,96% và năm 2014 là 0,95%. Thành phần kinh tế này giữ ở mức khá ổn định trong cơ cấu GDP của thành phần kinh tế ngoài nhà nước, giảm nhẹ vào cuối giai đoạn (giảm 0,02%) cho thấy đây là thành phần hoạt động hiệu quả không cao, phần lớn người dân chuyển sang loại hình kinh tế tư nhân phù hợp với xu hướng chung của pháp luật về doanh nghiệp.

+ Thành phần kinh tế tư nhân giữ tỷ trọng tương đối cao trong kinh tế ngoài nhà nước, tăng nhanh 2 năm đầu và giữ ổn định trong 3 năm sau của thời kỳ nghiên cứu, năm 2010: 25,14%; năm 2011: 25,24%; năm 2012: 28,03%; năm 2013: 28,79% và năm 2014: 28,81%.

+ Kinh tế cá thể chiếm tỷ trọng cao nhất trong kinh tế ngồi nhà nước, trung bình ở mức 60,80%. Giai đoạn đầu cơ cấu tăng nhẹ từ 62,20% năm 2010 lên 62,86% năm 2011 và từ năm 2012 giảm còn 60,36%, năm 2013 và 2014 là 59,28%.

- Thành phần kinh tế vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong GDP, từ mức 0,04% năm 2010, 2011 và 2012 tăng lên 0,28% năm 2013 và 0,27% năm 2014. Mặc dù vốn nước ngồi có cơ cấu trong GDP rất thấp, nhưng từ năm 2013 và 2014 gia tăng đáng kể (từ 0,04% năm 2012 lên 0,28% năm 2013).

Tóm lại, về cơ cấu GDP của tỉnh An Giang trong thời kỳ 2010-2014 có sự chuyển dịch rõ rệt giữa các thành phần kinh tế, theo xu hướng giảm dần thành phần kinh tế nhà nước, tăng thành phần kinh tế ngoài nhà nước và kinh tế vốn đầu tư nước ngoài. Điều này thể hiện sự đúng đắn của tỉnh trong việc phát triển kinh tế xã hội trong thời gian vừa qua. Xu hướng giảm tỷ trọng của kinh tế nhà nước nhưng vẫn giữ giai trò then chốt trong nền kinh tế, tăng tỷ trọng kinh tế ngoài nhà nước và vốn đầu tư nước ngoài là bước đi đúng hướng trong chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế của tỉnh.

Xét về mặt tốc độ tăng trưởng kinh tế, có sự khác nhau giữa các thành phần kinh tế. Tốc độ tăng trưởng trung bình của tỉnh trong giai đoạn 2010-2014 là 5,87%/năm.

Thành phần kinh tế nhà nước tăng trung bình 5,34%/năm. Trong năm 2010 và 2011 kinh tế nhà nước có tốc độ tăng trưởng khá cao (8,4% và 10,08%), nhưng đến năm 2012 giảm -3,32% so với năm 2011. Năm 2013 tăng lên 6,41% và giảm còn 5,14% vào năm 2014. Như vậy thành phần kinh tế nhà nước, ở giai đoạn đầu có tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng sau đó giảm dần và giữ ở mức ổn định. Đây là thành phần kinh tế chủ đạo của tỉnh giữ ở mức tăng trưởng ổn định nhằm định hướng các thành phần kinh tế khác.

-4-2 -2 0 2 4 6 8 10 12

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Kinh tế NN Kinh tế NNN

Biểu đồ 2.4. Tốc độ tăng trưởng thành phần kinh tế nhà nước và ngoài nhà nước, giai đoạn 2010-2014 (Giá so sánh năm 2010)

Trong thành phần kinh tế ngồi nhà nước thì thành phần kinh tế tư nhân có tốc độ tăng trưởng khá nhanh (trung bình ở mức 9,66%/năm). Năm 2010 tăng trưởng 9,83% và tăng dần đến 10,34% năm 2011 và 14,97% năm 2012. Đến năm 2013 và 2014 tốc độ tăng giảm xuống tương ứng ở mức 8,04% và 5,14%. Tốc độ tăng trưởng khá nhanh của kinh tế tư nhân ở tỉnh An Giang, có thể là do số lượng các doanh nghiệp tư nhân tăng và hoạt động có hiệu quả trong các hoạt động về xuất nhập khẩu như thủy sản đơng lạnh, nơng sản… đóng góp vào GDP của tỉnh. Điều này phù hợp với sự phát triển nền kinh tế chung của cả nước theo cơ chế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay.

Kinh tế tập thể có tốc độ tăng trưởng cũng ở mức khá cao (trung bình 7,7%/năm). Năm 2010 tăng trưởng ở mức cao là 13,09% và tăng đến 15,26% vào năm 2011, sau đó giảm dần ở mức 7,64% năm 2012, xuống mức -2,63% vào năm 2013 và ở mức 5,13% vào năm 2014. Điều này có thể do hoạt động của các hợp tác xã với quy mô không lớn, chưa có sự liên kết giữa các doanh nghiệp, chưa hội nhập với nền kinh tế chung.

Kinh tế cá thể, như trên đã phân tích, có cơ cấu trong GDP rất nhỏ và tốc độ tăng trưởng hàng năm cũng ở mức thấp (trung bình 3,59%). Điều này thể hiện tính tất yếu giảm dần của kinh tế cá thể nhỏ lẻ trong giai đoạn phát triển kinh tế của tỉnh theo hướng CNH-HĐH.

Tốc độ tăng trưởng của thành phần có vốn đầu tư nước ngồi, ở đầu giai đoạn nghiên cứu là rất thấp và có cơ cấu trong GDP nhỏ. Song đến năm 2013 có tốc độ tăng trưởng vượt bật - tăng trưởng đến 644,25%; từ trị giá 39,1 tỷ đồng tăng lên 291 tỷ đồng (giá so sánh 2010) và giữ ở mức tăng 5,15% năm 2014. Nếu tỉnh vẫn đảm bảo thu hút đầu tư nước ngồi trong những năm tiếp theo thì thành phần kinh tế này sẽ có đóng góp lớn trong phát triển kinh tế của An Giang trong tương lai.

Tóm lại, GDP của các thành phần kinh tế ở An Giang có sự chuyển dịch cơ cấu thành phần theo đúng hướng: tăng cơ cấu kinh tế tư nhân và kinh tế vốn đầu tư nước ngoài. Kinh tế nhà nước có tăng về con số tuyệt đối, nhưng trong cơ cấu GDP vẫn giữ ở mức khá ổn định. Do vậy, cần phải có sự điều chỉnh chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế nhà nước xuống ở mức cần thiết để thúc đẩy các thành phần kinh tế khác phát triển. Nhìn chung tốc độ tăng trưởng của các thành phần kinh tế vừa qua ở mức khá ổn định.

2.2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu lao động, NSLĐ theo thành phần kinh tế

Bảng 2.15. Lao động, cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế tỉnh An Giang, giai đoạn 2010-2014

Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 Năm 2013 2014 Tổng số lao động Người 1.207.639 1.273.806 1.278.258 1.245.713 1.191.467

Kinh tế nhà nước Người 75.985 89.763 92.443 95.860 85.249 Ngoài nhà nước Người 1.130.234 1.183.295 1.182.161 1.148.370 1.104.940 Vốn đầu tư NN Người 1.420 748 3.654 1.483 1.278

Cơ cấu lao động % 100 100 100 100 100

Nhà nước % 6,3 7,0 7,2 7,7 7,2 Ngoài nhà nước % 93,0 93,6 92,9 92,5 92,7 Vốn đầu tư NN % 0,1 0,1 0,3 0,1 0,1

NSLĐ BQ Triệu đồng/người 73,60 90,13 94,25 104,56 118,93

Nhà nước Triệu đồng/người 136,30 139,78 137,66 145,29 177,60 Ngoài nhà nước Triệu đồng/người 69,45 86,39 91,11 100,98 114,19 Vốn đầu tư NN Triệu đồng/người 26,34 55,61 13,00 242,21 299,37

Nguồn: Niên giám TK tỉnh An Giang - 2014 (tr.50) và tính tốn của tác giả.

Bảng 2.15 cho thấy, tỷ trọng lao động trong thành phần kinh tế ngoài nhà nước cao nhất trong cơ cấu lao động, dao động ở mức trên 92%. Cụ thể, năm 2010 chiếm tỷ trọng 93%; năm 2011: 93,6%; năm 2012: 92,9%; năm 2013: 92,5% và năm 2014

là 92,7%. Cơ cấu lao động của thành phần kinh tế nhà nước khá thấp so với thành phần kinh tế ngoài nhà nước nhưng vẫn giữ ở mức khá ổn định. Năm 2010 chiếm tỷ trọng 6,3%, đến năm 2011 có tăng so với 2010 là 0,7 điểm % (đạt mức 7%) và tiếp tục tăng nhẹ lên 7,2% năm 2012; tăng 7,7% năm 2013 và còn 7,2% năm 2014.

Xét ở thời điểm năm 2014 so với năm 2013, ta thấy cơ cấu lao động trong thành phần kinh tế nhà nước giảm nhẹ (giảm 0,5 điểm %) và cơ cấu lao động của thành phần ngoài nhà nước tăng nhẹ (tăng 0,2 điểm %), điều này phù hợp với xu hướng tăng thành phần kinh tế tư nhân, đồng thời giảm thành phần kinh tế nhà nước ở tỉnh An Giang.

Về năng suất lao động, qua bảng 2.15 ta thấy năng suất lao động của các thành phần kinh tế đều tăng. Năng suất lao động bình quân tăng từ 73,60 triệu đồng/người vào năm 2010 tăng lên 90,13: năm 2011; 94,25 năm 2012; 104,56 năm 2013 và tăng 118,93% vào năm 2014. Tính từ đầu kỳ với cuối kỳ nghiên cứu năng suất lao động tăng lên 1,62 lần (118,93 / 73,6). Trong đó năng suất lao động của nhà nước là cao nhất và tăng liên tục trong các năm vừa qua, từ 136,30 triệu đồng/người/năm tăng lên 139,78 năm 2011; 137,66 năm 2012; 145,29 năm 2013 và 177,6 triệu đồng/người năm 2014.

Năng suất lao động của thành phần kinh tế ngoài nhà nước tăng liên tục qua các năm. Nếu như năm 2010 là 69,45 triệu đồng/người/năm thì đến năm 2011 tăng lên 86,39; năm 2012 tăng lên 91,11; năm 2013 tăng ở mức 100,98 và năm 2014 là 114,19 triệu đồng/người/năm. Năng suất lao động thành phần kinh tế có vốn nước ngồi tăng nhanh vào năm 2013 là 242,21 triệu đồng/người và 299,37 năm 2014.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh an giang theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa đến năm 2025 (Trang 58 - 64)