THEO HƯỚNG CNH-HĐH GIAI ĐOẠN 2010-

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh an giang theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa đến năm 2025 (Trang 39 - 44)

2.1. Tổng quan về tỉnh An Giang

2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý: An Giang là một tỉnh Tây Nam của Tổ quốc, nằm trong vùng

kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL (gồm Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang và Cà Mau), là nơi đầu tiên dịng Mê-Kơng chảy vào địa phận Việt Nam (được tách thành hai nhánh sông Tiền và sông Hậu). Tọa độ địa lý từ 10010’ đến 11037’ vĩ độ Bắc và 104047’ đến 105035’ kinh độ Đơng. Phía Đơng Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp, phía Tây Bắc giáp Campuchia với đường biên giới dài gần 100 km (có 2 cửa khẩu quốc tế là Vĩnh Xương, Tịnh Biên và 1 cửa khẩu quốc gia là Khánh Bình), phía Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang và phía Đơng Nam giáp thành phố Cần Thơ.

Diện tích tồn tỉnh năm 2014 là gần 3.536,66 km2 bằng 1,06% diện tích tồn quốc và bằng 8,71% diện tích tồn vùng đồng bằng sơng Cửu Long (đứng thứ 4 trong vùng). Tỉnh có 11 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm thành phố Long

Xuyên, thành phố Châu Đốc, thị xã Tân Châu và 8 huyện là An Phú, Phú Tân, Châu Phú, Tịnh Biên, Tri Tôn, Châu Thành, Chợ Mới, Thoại Sơn.

Bảng 2.1. Đơn vị hành chính, diện tích và dân số, mật độ dân số năm 2014

Tổng số Diện tích

(Km2) Dân số trung bình (người) Mật độ dân số (người/km2)

Tổng số 3.536,66 2.155.757 610 Tp Long Xuyên 115,34 285.100 2.472 TP Châu Đốc 105,29 111.097 1.055 Huyện An Phú 226,41 179.454 793 Thị xã Tân Châu 176,64 171.705 972 Huyện Phú Tân 313,49 207.429 662 Huyện Châu Phú 451,00 246.044 546 Huyện Tịnh Biên 354,89 121.691 343

Huyện Tri Tôn 600,39 134.613 224

Huyện Châu Thành 355,06 170.389 480

Huyện Chợ Mới 369,25 346.610 939

Huyện Thoại Sơn 468,85 181.625 387

Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh An Giang 2014 (trang 37) - Địa chất: Với 73% diện tích là đất phù sa màu mỡ từ hai nhánh sông Tiền và

sơng Hậu, diện tích mặt nước ngọt lớn, An Giang có thế mạnh về sản xuất lúa gạo và thủy sản. Hiện nay sản lượng lúa của An Giang lớn nhất toàn vùng; sản lượng thủy sản đứng thứ ba, trong đó sản lượng thủy sản nuôi trồng chiếm tỷ trọng lớn nhất.

An Giang có rừng, núi, và tài ngun khống sản, những di tích văn hóa vật thể và phi vật thể là những điều kiện tốt để tỉnh có thể phát triển một nền kinh tế có tính chủ lực xen lẫn tính đa dạng.

Căn cứ vào vị trí địa lý tự nhiên, An Giang hình thành 2 vùng rõ rệt:

- Vùng đất cù lao nằm giữa sơng Tiền và sơng Hậu, chiếm 30% diện tích, là vùng đồng bằng rất thuận lợi cho phát triển cây lúa.

- Vùng tứ giác Long Xun nằm ở phía Tây sơng Hậu, chiếm 70% diện tích của tỉnh, được chia thành hai tiểu vùng: vùng đồng bằng và vùng núi. Vùng núi có nhiều khối núi lớn, không thành dãy như các núi Cấm, núi Dài, Cơ Tơ… Ngồi

những tiềm năng về khống sản, vùng núi An Giang cịn có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích văn hóa-lịch sử, và hệ thống động thực vật phong phú là những điểm du lịch có khả năng thu hút được lượng khách du lịch lớn.

- Đất đai: Diện tích đất tự nhiên của tỉnh năm 2013 là 353.666,85 ha. Trong

đó, đất sản xuất nông nghiệp: 278.785,10 ha, đất lâm nghiệp: 13.912,47 ha, đất chuyên dùng: 27.166,12 ha8.

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

- Dân số và lao động việc làm

Về dân số, dân cư tỉnh An Giang tương đối thuần nhất, gồm 4 dân tộc chủ yếu,

trong đó dân tộc Kinh chiếm khoảng 91%, người Hoa chiếm khoảng 4-5%, người Khơmer chiếm 4,31% và người Chăm khoảng 0,61%. Năm 2014 dân số tỉnh An Giang (Bảng 2.1) là 2.155.757 người, với mật độ dân số khá cao là 610 người/km2, cao hơn 2,34 lần so với mức bình quân của cả nước (260 người/km2), 1,43 lần vùng ĐBSCL (425 người/km2), và 1,62 lần so với vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL (375 người/km2). Với mật độ dân số trên, An Giang hiện đứng đứng thứ 4 trong vùng ĐBSCL và đứng thứ 2 trong vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL (sau Cần Thơ).

Dân số tỉnh tập trung chủ yếu ở các vùng ven sông: thành phố Long Xuyên, thành phố Châu Đốc, huyện Chợ Mới, huyện An Phú, huyện Phú Tân và thị xã Tân Châu, những đơn vị hành chính này tập trung hơn 60% dân số tồn tỉnh.

Bảng 2.2. Dân số và lao động theo thành thị-nông thôn, 2010-2014

Tổng số Dân số trung bình

(người) Tổng số Lao động (người) Thành thị Nông thôn Năm 2010 2.148.299 1.207.639 322.385 885.254 Năm 2011 2.149.042 1.273.806 364.247 909.559 Năm 2012 2.151.160 1.278.258 404.739 873.519 Năm 2013 2.153.344 1.245.713 377.191 868.522 Năm 2014 2.155.757 1.191.467 359.620 831.847

Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh An Giang 2014 (trang 38&51)

Về lao động và việc làm, bảng 2.2 cho thấy giữa dân số và lao động có một tỷ

lệ tương đối đều qua các năm từ 2010 đến 2014. Năm 2010 dân số toàn tỉnh là 2.148.299 người thì việc làm tương ứng là 1.207.639 người; năm 2011 dân số là 2.149.042 thì lao động có tăng nhẹ là 1.273.806. Về lao động thành thị ln ít hơn nơng thơn và có xu hướng lao động thành thị tăng và lao động nông thôn giảm qua các năm từ 2010 đến 2014.

Riêng năm 2014 số lao động đang làm việc trong tỉnh gần 1.191.467 người, trong đó thành thị là 359.620 và nơng thơn là 831.847. Lực lượng lao động chủ yếu tập trung trong ngành nông, lâm, thủy sản với khoảng 67,5%, cịn lại ở ngành cơng nghiệp-xây dựng (hơn 9,3%) và ngành dịch vụ (khoảng 23,2%).

Trong những năm qua, nơng nghiệp giữ vai trị nền tảng của nền kinh tế và được cơ cấu lại gắn với ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật góp phần tăng năng suất, chất lượng, từng bước đưa nông nghiệp phát triển theo chiều sâu. Các khu, cụm công nghiệp từng bước được hồn thiện hạ tầng, hoạt động khuyến cơng đã hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới, cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm. Thương mại, dịch vụ tăng trưởng ổn định; du lịch phát triển khá thu hút nhiều du khách; lưu lượng hàng hóa và kim ngạch xuất nhập khẩu qua biên giới gia tăng. Các nguồn lực xã hội đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, sản xuất, dịch vụ tăng khá. Các đô thị trung tâm phát triển gắn với thúc đẩy q trình đơ thị hóa nơng thơn; bộ mặt đô thị và nông thôn mới từng bước thay đổi theo hướng văn minh, góp phần nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của người dân.

- Giáo dục và đào tạo bước đầu được đổi mới, phát triển về qui mô và chất

lượng; đào tạo nghề cho lao động nông thôn nâng lên về số lượng, từng bước cải thiện về chất lượng. Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tích cực. Nghiên cứu ứng dụng khoa học – cơng nghệ đóng góp tích cực cho phát triển sản xuất. Lĩnh vực thông tin truyền thông được quan tâm đầu tư, hoạt động phát triển rõ nét, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.

- Y tế: Mạng lưới y tế phát triển khá, công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người dân, phòng chống dịch bệnh được chú trọng. Mạng lưới khám, chữa bệnh được củng cố, phát triển theo hướng chuyên khoa hóa tuyến tỉnh và y tế phổ cập tuyến cơ sở đi đơi với khuyến khích phát triển y tế ngồi cơng lập, từng bước đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với Chương trình xây dựng nơng thơn mới ngày càng đi vào chiều sâu. Hoạt động văn hóa, văn học nghệ thuật có bước phát triển. Nhiều giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc Khmer, Chăm, Hoa được bảo tồn và phát huy.

- Về công tác quản lý nhà nước, cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một

cửa”, “một cửa liên thông” tiếp tục đi vào nền nếp. Ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan hành chính đã phát huy hiệu quả tích cực. Cơng tác phịng chống tham nhũng, lãng phí được thực hiện thường xuyên, đồng bộ tạo được sự đồng tình trong nhân dân. Quốc phòng và an ninh được tăng cường, trật tự, an tồn xã hội được giữ vững; góp phần cùng cả nước nâng cao tiềm lực quốc phòng – an ninh, đảm bảo chủ quyền biên giới quốc gia.

Bảng 2.3 Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và Chỉ số hiệu quả cải cách hành chính cấp tỉnh (PAR INDEX), năm 2010-2015

Năm Chì số 2010 2011 2012 2013 2014 2015 PAR-index - - 83,25 82,41 84,84 - Chỉ số PCI Kết quả xếp hạng 61,94 62,22 63,42 59,07 58,1 57,61 14 (tốt) (tốt) 19 (tốt) 2 (tốt) 23 (khá) 37 (khá) 39 Nguồn: Bộ nội vụ

Tháng 12 năm 2012, Chính phủ cơng bố Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước. Theo cơng bố của Bộ Nội vụ về Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) trung bình trong 3 năm (2012, 2013, 2014) của tỉnh An Giang là 83,50 – đứng hàng thứ 15 trên tổng số 63 tỉnh thành trong bảng xếp hạng toàn quốc.

Như vậy, so với cả nước, tỉnh An Giang đã đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo điều kiện khá thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong thời gian tới cần tạo ra bước đột phá mạnh mẽ cải cách thủ tục hành chính, giảm thiểu ách tắc cho người dân, doanh nghiệp trong việc thực hiện các thủ tục hành chính, đặc biệt là thủ tục liên quan đến đất đai, tiếp cận thông tin, thuế và doanh nghiệp.

Theo số liệu của Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam công bố năm 2015. PCI tỉnh An Giang năm 2015 và 2014 được xếp hạng ở mức khá về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh so với toàn quốc. Các năm 2010, 2011, 2012, 2013 được xếp ở mức tốt. Như vậy, tỉnh An Giang trong 2 năm gần đây chỉ số PCI có xu hướng giảm xuống. Do đó tỉnh cần có nổ lực rất lớn trong việc tạo môi trường kinh doanh, nâng cao chất lượng điều hành kinh tế và các nỗ lực cải cách hành chính…

Bảng 2.4 Chỉ số hiệu quả Quản trị và Hành chính cơng (PAPI) tỉnh An Giang, năm 2011-2015 2011 –xếp hạng 2012 – xếp hạng 2013 – xếp hạng 2014 – xếp hạng 2015 – xếp hạng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh an giang theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa đến năm 2025 (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)