Nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến CCKT và chuyển dịch CCKT

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh an giang theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa đến năm 2025 (Trang 26 - 28)

Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch CCKT chịu sự tác động của nhiều nhân tố, có nhân tố tích cực thúc đẩy phát triển, song cũng có nhân tố kìm hãm, hạn chế sự phát triển của cơ cấu kinh tế. Những nhân tố chủ yếu sau:

1.4.1. Thị trường và nhu cầu tiêu dùng xã hội là “người đặt hàng” cho tất cả các ngành nghề, lĩnh vực kinh tế trong toàn bộ nền kinh tế. Nhu cầu của con người phụ thuộc vào đặc điểm tiêu dùng, mức sống, thu nhập của dân cư. Quy mô dân số tăng lên thì nhu cầu của con người cũng tăng lên và ngày càng đa dạng. Ở mỗi vùng, mỗi địa phương khác nhau trong mỗi quốc gia hay trong cùng một vùng, một

tỉnh thì nhu cầu của dân thành thị khác, nhu cầu của dân nông thôn khác. Những điều trên đã tác động đến cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của con người.

1.4.2. Trình độ phát triển lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất là động lực phát triển của xã hội. Sự phát triển của lực lượng sản xuất làm thay đổi quy mô các ngành nghề mới, biến đổi lao động từ giản đơn thành lao động phức tạp, chuyển dịch lao động từ ngành này sang ngành khác. Sự phát triển của lực lượng sản xuất ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Lực lượng sản xuất phát triển không ngừng nên cơ cấu kinh tế cũng luôn luôn thay đổi, song sự biến đổi của cơ cấu kinh tế diễn ra chậm chạp, khơng mang tính đột biến như chính sách, cơ chế quản lý (Đinh Sơn Hùng và cộng sự, 2005, tr6).

1.4.3. Sự tiến bộ của khoa học công nghệ Tốc độ phát triển của khoa học ngày

càng nhanh và vai trò của khoa học với sự phát triển kinh tế càng gia tăng. Mỗi khi khoa học cơng nghệ tiến bộ, nó làm cho quy mô, chất lượng phát triển của các ngành thay đổi và dẫn tới CCKT thay đổi.

1.4.4. Xu hướng tồn cầu hóa, khu vực hóa. Tự do hóa thương mại trở thành

điều kiện quan trọng cho phát triển. Ngày nay, một sản phẩm hàng hóa thường có

sự tham gia của nhiều doanh nghiệp trong cùng một nước hoặc nhiều nước trong khu vực và thế giới. Đối với các quốc gia, nhất là các nước thực hiện chiến lược hướng về xuất khẩu, thì yếu tố này trở thành khơng thể thiếu được trong quá trình hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Tồn cầu hóa, khu vực hóa thể hiện các quốc gia tham gia chủ động và tích cực vào các quá trình sản xuất tạo ra của cải xã hội trong điều kiện hội nhập quốc tế. Trong quá trình này các nước liên kết với nhau theo nguyên tắc phân cơng lao động xã hội tồn cầu trên cơ sở thế mạnh của mỗi nước có tính tới u cầu cạnh tranh quốc gia. Đối với nước ta, xác định cơ cấu kinh tế của các địa phương cũng phải tính tới điều kiện tồn cầu hóa, khu vực hóa và cũng phải tính tới liên kết giữa các tỉnh thành với nhau để tạo nên cơ cấu kinh tế cho địa phương mình.

1.4.5. Quan điểm chiến lược, mục tiêu phát triển KT-XH của đất nước trong mỗi giai đoạn nhất định là định hướng chung cho mọi thành phần, mọi doanh nghiệp trong cả nước. Sự điều tiết của nhà nước gián tiếp dẫn dắt các ngành, lĩnh vực và thành phần kinh tế phát triển, bảo đảm tính cân đối, đồng bộ giữa các bộ phận hợp thành nền kinh tế.

1.4.6. Cơ chế quản lý kinh tế Hoạt động của nền kinh tế cần có sự điều tiết của

nhà nước, song không phải nhà nước can thiệp trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế. Nhà nước điều hành thông qua hệ thống pháp luật và các chính sách kinh tế. Sự tác động của cơ chế quản lý sẽ thực hiện được cơ cấu sản xuất, cơ cấu dân cư, tạo sự cân đối lực lượng lao động và thu nhập giữa các vùng và giảm bớt khoảng cách phát triển giữa thành thị và nông thôn (Đinh Sơn Hùng và cộng sự, 2005, tr 6).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh an giang theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa đến năm 2025 (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)