Đảng Cộng sản Việt Nam, 1986 Văn kiện Đại hội đại biểu lần VI Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh an giang theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa đến năm 2025 (Trang 31 - 32)

nền kinh tế theo xu hướng ngày càng nhanh với thế giới bên ngoài.

Trong các thành phần kinh tế diễn ra theo quy luật chung là kinh tế ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong GDP và kinh tế nhà nước giảm nhưng vẫn giữ vai trị chủ đạo trong nền kinh tế, mang tính chất hướng dẫn các thành phần kinh tế khác theo đúng định hướng.

Đối với vùng kinh tế, xu hướng chuyển dịch CCKT phát huy lợi thế của vùng kinh tế, hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế, vùng chuyên canh và các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất quy mơ lớn; đồng thời khắc phục dần tình trạng chênh lệch quá lớn về trình độ phát triển KT-XH giữa các vùng.

1.7. Quan điểm của Đảng CSVN và đường lối chính sách của Đảng bộ, Chính quyền tỉnh An Giang về chuyển dịch CCKT Chính quyền tỉnh An Giang về chuyển dịch CCKT

1.7.1. Quan điểm của Đảng CSVN. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI

(1986), với tinh thần đổi mới toàn diện, bắt đầu đổi mới từ tư duy kinh tế, để phát triển kinh tế Đảng ta chỉ rõ: Muốn đưa nền kinh tế sớm thốt khỏi tình trạng rối ren, mất cân đối, phải dứt khoát sắp xếp lại nền kinh tế quốc dân theo cơ cấu hợp lý, trong đó các ngành, các vùng, các thành phần kinh tế, các loại sản xuất có quy mơ và trình độ kỹ thuật khác nhau phải được bố trí cân đối, liên kết với nhau, phù hợp với điều kiện thực tế, đảm bảo nền kinh tế phát triển ổn định2. Trong giai đoạn này, để bố trí lại CCKT, Đại hội chủ trương đưa nông nghiệp lên mặt trận hàng đầu, đưa nông nghiệp tiến lên một bước theo hướng sản xuất lớn; ra sức phát triển cơng nghiệp nhẹ. Đây là sự cụ thể hóa nội dung chính của CNH-HĐH XHCN trong chặn đường đầu tiên của thời kỳ quá độ lên CNXH.

2 Đảng Cộng sản Việt Nam, 1986. Văn kiện Đại hội đại biểu lần VI. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. gia.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (1991), quan điểm của Đảng về chuyển dịch kinh tế được hiểu: Phát triển nông – lâm – ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến và xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ hàng đầu nhằm ổn định tình hình kinh tế xã hội; tăng tốc độ và tỷ trọng của công nghiệp, mở rộng kinh tế dịch vụ theo hướng huy động triệt để các khả năng sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.

Đại hội VIII (1996) nhấn mạnh: Phát triển tồn diện nơng, lâm, ngư nghiệp, hình thành các vùng tập trung chuyên canh…; Chuyển dịch cơ cấu kinh tế lãnh thổ trên cơ sở khai thác triệt để các lợi thế, tiềm năng của từng vùng, liên kết hỗ trợ nhau, làm cho tất cả các vùng đều phát triển. Đầu tư ở mức cần thiết cho các vùng kinh tế trọng điểm để thúc đẩy toàn nền kinh tế3.

Đại hội IX, Đảng ta xác định: một cơ cấu kinh tế hợp lý mà “bộ xương của nó” là cơ cấu kinh tế cơng – nơng nghiệp – dịch vụ gắn với phân công và hợp tác quốc tế sâu rộng. Đến Đại hội X và XI, Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh: Phát triển công nghiệp và xây dựng theo hướng hiện đại, tiếp tục tạo nền tảng cho một nước công nghiệp và nâng cao khả năng độc lập, tự chủ của nền kinh tế; Phát triển các ngành dịch vụ, nhất là dịch vụ tài chính, ngân hàng, thương mại, du lịch và các dịch vụ có giá trị gia tăng cao”4. Đại hội XII, Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Xây dựng cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động hợp lý, phát huy lợi thế so sánh, có năng suất lao động và năng lực cạnh tranh cao, tham gia sâu rộng vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị tồn cầu”.

Q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta có sự thay đổi to lớn và căn bản cùng với sự phát triển của từng giai đoạn luôn gắn với sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh an giang theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa đến năm 2025 (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)