Một số bài học kinh nghiệm được rút ra cho tỉnh AnGiang

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh an giang theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa đến năm 2025 (Trang 36 - 39)

5 Đảng CSVN, 201 Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh AnGiang lần X.

1.8.3. Một số bài học kinh nghiệm được rút ra cho tỉnh AnGiang

Từ việc nghiên cứu kinh nghiệm của một số tỉnh thành Việt Nam, có thể rút ra bài học cho tỉnh An Giang trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH như sau:

Một là, phải đặt trọng tâm vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ các ngành có

năng suất lao động thấp sang các ngành có năng suất lao động cao hơn, đóng góp lớn hơn cho tăng trưởng kinh tế. Hình thành các ngành kinh tế mũi nhọn, chủ lực tạo thành các cực tăng trưởng nhằm tạo ra các tác động lan tỏa thúc đẩy các ngành khác phát triển.

Hai là, đối với cơ cấu thành phần kinh tế, vai trò của thành phần kinh tế nhà

ngồi ngày càng tăng. Trong đó, thành phần kinh tế ngồi nhà nước chiếm vai trị ngày càng quan trọng.

Ba là, thực hiện lựa chọn các sản phẩm phù hợp với từng vùng, địa phương và

trong từng giai đoạn nhằm tạo ra các sản phẩm mũi nhọn, ngành mũi nhọn, địa phương mạnh đóng vai trị đầu tàu kéo theo sự phát triển của các sản phẩm, ngành và địa phương khác.

Bốn là, đẩy mạnh cải cách hành chính tạo mơi trường đầu tư thơng thống,

hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng để hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, ưu tiên phát triển công nghệ cao và xây dựng khu đô thị mới…

Năm là, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả quy hoạch và tổ chức quản lý theo

quy hoạch, bao gồm: quy hoạch tổng thể kinh tế-xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh An Giang.

Sáu là, nhất quán quan điểm và chính sách xây dựng CCKT tiên tiến hiện đại

và chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH.

Tóm tắt Chương 1

Chương này đã làm rõ về mặt lý thuyết CCKT, chuyển dịch CCKT: Cơ cấu kinh tế là tổng thể các bộ phận hợp thành kết cấu của một nền kinh tế, bao gồm cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu vùng lãnh thổ. CCKT luôn biến động, biến đổi không ngừng nhằm đạt hiệu quả cao nhất về mặt kinh tế xã hội của đất nước. Để đánh giá CCKT có thể sử dụng một số chỉ tiêu cơ bản như: cơ cấu các khu vực, các ngành kinh tế quan trọng, các thành phần kinh tế và vùng kinh tế trong GDP. Tỷ lệ lao động giữa các ngành, các khu vực kinh tế, tỷ lệ lao động trong nông nghiệp so với ngành khác, trong sản xuất và phi sản xuất…

Chuyển dịch CCKT là sự điều chỉnh cơ cấu trên các mặt gồm cơ cấu ngành, cơ cấu vùng lãnh thổ, cơ cấu thành phần kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả xã hội. Xu hướng chuyển dịch CCKT theo hướng CNH-HĐH là: tỷ trọng KVI giảm và tỷ trọng KVII, KVIII trong cơ cấu GDP tăng lên; Các thành phần kinh tế chuyển dịch theo

hướng khu vực kinh tế nhà nước giảm song vẫn giữ vai trò chủ đạo, tỷ trọng khu vực kinh tế ngoài nhà nước tăng.

Chuyển dịch CCKT theo hướng CNH-HĐH là quá trình làm biến đổi nền kinh tế từ chỗ cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp lạc hậu sang CCKT dịch vụ-công- nông nghiệp hiện đại. Xây dựng CCKT và CNH-HĐH có mối quan hệ biện chứng, gắn bó với nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển. Chuyển dịch CCKT theo hướng hiện đại sẽ tạo điều kiện thuận lợi và là nội dung cốt lõi của CNH-HĐH đất nước.

Ngồi ra, tác giả cịn nghiên cứu kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH của một số tỉnh thành trong nước (TP.HCM, tỉnh Đồng Nai), từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm bổ ích về chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho tỉnh An Giang.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh an giang theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa đến năm 2025 (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)