hiện và phản ánh trên nhiều lĩnh vực, nhiều phương diện dưới đây. Xin điểm qua những lĩnh vực và những phương diện cơ bản nhất, gồm:
1- Phân bổ nguồn lực, tài nguyên xã hội theo những tỷ lệ hợp lý khoa học đáp ứng nhu cầu phát triển.
2- Tăng năng suất lao động xã hội trên cơ sở đó nâng cao năng lực cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.
3- Tạo ra điều kiện KT-XH cho sự hình thành và hoạt động, phát sinh tác dụng tích cực của quy luật QHSX phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của LLSX.
4- Góp phần thúc đẩy tiến bộ khoa học-công nghệ và tạo điều kiện tiền đề cho sự hoạt động và phát sinh tác dụng của hệ thống quy luật kinh tế thị trường. Trên cơ sở đó thúc đẩy sự vận hành của cơ chế kinh tế thị trường. Nhờ đó những ưu thế của kinh tế thị trường được tận dụng để phát triển KT-XH.
5- Ứng dụng tiến bộ khoa học-công nghệ vào phát triển KT-XH một cách rộng rãi. Do đó, góp phần tăng năng suất lao động xã hội và nâng cao năng lực cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế.
6- Từ các vấn đề được phân tích trên đưa đến kết quả nếu xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý khoa học phù hợp với thực tiễn và chuyển dịch CCKT có hiệu quả đáp ứng được yêu cầu nội dung, cơ chế, hoạt động và phát huy tác dụng của quy luật kinh tế khách quan thì sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển KT-XH theo hướng bền vững, thúc đẩy quá trình CNH-HĐH.