Những thành tựu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh an giang theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa đến năm 2025 (Trang 67 - 69)

- Khu vực dịch vụ (KVIII)

2.3.1. Những thành tựu

Qua phân tích ở mục 2.2 ta thấy chuyển dịch CCKT ở tỉnh An Giang đang theo hướng CNH-HĐH. Thể hiện qua tỷ trọng của giá trị sản xuất trong các khu vực kinh tế ngày càng thay đổi theo chiều hướng tăng tỷ trọng của KVII và KVIII.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng KVI giảm từ 37,98% năm 2010 còn 36,02% năm 2012 và chỉ còn 33% năm 2014. Cơ cấu ngành trong KVII theo hướng tăng nhẹ, trong đó ngành cơng nghiệp chế biến chiếm vị trí quan trọng trong KVII (chiếm 21.743,8 tỷ đồng / 22.689,6 tỷ đồng – năm 2010 và 36.903,2 tỷ đồng / 38.522,8 tỷ đồng – năm 2014 – trong tổng giá trị sản xuất công

nghiệp theo giá hiện hành)10. Nguyên nhân chủ yếu của sự gia tăng này là do nguồn nguyên liệu được sử dụng từ các sản phẩm ngành nông nghiệp, nhất là ngành chế biến thủy sản, đây vốn là thế mạnh của tỉnh An Giang.

Khu vực III chiếm tỷ trọng khơng cao (trung bình ở mức 32,33% trong giai đoạn 2010-2014) trong cơ cấu kinh tế An Giang, tuy nhiên khu vực này có xu hướng tăng nhanh theo thời gian từ 2011 (29,43%) tăng lên 32,14% - 2012; 33,86% - 2013 và 34,85% năm 2014. Điều này thể hiện sự ưu tiên của tỉnh trong phát triển các ngành lĩnh vực dịch vụ, nhất là ngành du lịch – đây cũng là thế mạnh của tỉnh. Đồng thời với CD CCKT theo hướng tăng tỷ trọng khu vực III, II và giảm tỷ trọng khu vực I trong GDP. An Giang cũng đã chú trọng CD CCKT nội bộ từng khu vực theo hướng tăng tỷ trọng của ngành và sản phẩm có giá trị gia tăng cao.

Xét về phương diện lãnh thổ thì trong 11 đơn vị hành chính của tỉnh gồm các huyện, thị xã, thành phố cũng có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, tuy nhiên chưa rõ nét. Hầu hết các địa phương còn trong giai đoạn tiền cơng nghiệp hóa. Trong số đó, thành phố Long Xun và thành phố Châu Đốc là địa phương có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế của tỉnh phát triển.

TP Long Xuyên là đô thị loại II của tỉnh, cũng là thủ phủ của tỉnh An Giang về kinh tế chính trị văn hóa xã hội, dự kiến đến năm 2020 Long Xuyên sẽ là thành phố loại I trực thuộc tỉnh An Giang. TP Châu Đốc là trung tâm khu vực phía Tây Bắc của tỉnh về kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng. TP Long Xuyên và TP Châu Đốc đã có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế khá tốt theo hướng tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp. Về chuyển dịch cơ cấu vùng lãnh thổ, tại tỉnh An Giang có xu hướng chuyển phát triển đến thành phố có điều kiện về các mặt kinh tế chính trị xã hội, như TP Long Xuyên, TP Châu Đốc, TX Tân Châu, các địa phương khác trong tỉnh cũng đang được quan tâm phát triển nhằm tương xứng với điều kiện từng địa phương như các huyện Tịnh Biên (dự kiến

từ 2016 đến 2020 nâng Tịnh Biên lên thị xã11), An Phú, Chợ Mới, Núi Sập, An Châu, Phú Mỹ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh an giang theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa đến năm 2025 (Trang 67 - 69)