Quan điểm phát triển

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá hiệu quả chi đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước tỉnh cà mau (Trang 89 - 90)

5.2. Định hƣớng chi đầu tƣ phát triển kinh tế xã hội của ngân sách Nhà nƣớc

5.2.1. Quan điểm phát triển

Để hƣớng việc khai thác những lợi thế về tiềm năng Cà Mau, Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội cần đƣợc xây dựng trên một hệ thống các quan điểm, đó là:

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau thời kỳ đến năm 2020, phải phù hợp với Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của cả nƣớc, Chiến lƣợc Biển Việt Nam, phù hợp với quy hoạch tổng thể Phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng Sơng Cửu Long; bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với quy hoạch ngành, lĩnh vực liên quan.

- Phát huy cao độ tiềm năng, lợi thế, cơ hội phát triển; sử dụng hiệu quả nội lực, kết nối với các địa phƣơng lân cận, các tập đoàn kinh tế lớn trong nƣớc và thế giới, nhằm thu hút vốn và công nghệ tiên tiến, thâm nhập thị trƣờng. Tập trung cải thiện và nâng cao năng lực cạnh tranh, tái cơ cấu nền kinh tế, xác định mơ hình tăng trƣởng hợp lý hƣớng đến giai đoạn phát triển năng động hơn, thu hẹp dần khoản

cách về trình độ phát triển so với các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, đặc biệt là vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng Sông Cửu Long.

- Tập trung các nguồn lực để phát triển các cụm ngành kinh tế trọng điểm, hình thành các vùng kinh tế động lực; phát triển mạnh kinh tế biển, tạo chuyển biến căn bản, đột phá về chất lƣợng tăng trƣởng; từng bƣớc xây dựng Cà Mau thành một trong những cực phát triển quan trọng trong cả nƣớc, góp phần xây dựng nƣớc ta cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp vào những năm 2021 – 2030.

- Phát triển kinh tế nhanh song bền vững và xanh; bảo đảm sự hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ và thân thiện môi trƣờng, tiết kiệm tài nguyên; thích nghi với những tác động của biến đổi khí hậu, nƣớc biển nƣớc biển dâng, xanh hóa sản xuất, góp phần giảm thiểu phát thải khí nhà kính; Phát triển kinh tế gắn với phát triển văn hóa, y tế, giáo dục đào tạo, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, kết hợp nép sống đẹp truyền thống với những phƣơng tiện văn minh, hiện đại nâng cao chất lƣợng sống cho ngƣời dân; tập trung nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, đáp ứng đồi hỏi ngày càng cao của thị trƣờng.

- Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh; củng cố quốc phòng, an ninh; giữ vững chủ quyền vùng biển đồng thời duy trì quan hệ hữu nghị với những nƣớc lân cận; đảm bảo trật tự xã hội, nâng cao dân trí và ý thức pháp luật của nhân dân.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá hiệu quả chi đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước tỉnh cà mau (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)