Tập trung đầu tư vào cơ sở hạ tầng thiết yếu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá hiệu quả chi đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước tỉnh cà mau (Trang 96 - 99)

5.2. Định hƣớng chi đầu tƣ phát triển kinh tế xã hội của ngân sách Nhà nƣớc

5.2.3.4. Tập trung đầu tư vào cơ sở hạ tầng thiết yếu

Tập trung phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội đƣợc xác định là khâu đột phá để phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới. Đồng thời khắc phục những yếu kém thời gian qua, cần triển khai đầu tƣ các dự án, cơng trình quan trọng làm động lực thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, đáp ứng những yêu cầu của giai đoạn phát triển mới, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế của tỉnh Cà Mau, nhƣ cảng biển Hòn Khoai, tuyến đƣờng Hồ Chí Minh đoạn Năm Căn – Đất Mũi, Khu kinh tế Năm Căn, đƣờng ống dẫn khí Lơ B – Ơ Mơn, đƣờng bờ Nam Sông Đốc, đƣờng Cà Mau – Đầm Dơi, các dự án Tiểu vùng thủy lợi, bệnh viện, trƣờng học đạt chuẩn quốc gia, thiết chế văn hóa – thể thao các cấp…

Chi đầu tƣ phát triển của ngân sách Nhà nƣớc tỉnh Cà mau cũng hƣớng từng bƣớc nâng cấp và xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế ngang tầm với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, phù hợp với với quá trình phát triển tỉnh Cà Mau trƣớc mắt và lâu dài cụ thể với từng ngành nhƣ sau:

- Định hướng phát triển giao thông đến năm 2020 và 2030

a. Đối với giao thông do trung ương quản lý: Đảm bảo khả năng kết nối tốt

b. Hệ thống đường tỉnh: Nâng cấp các tuyến đƣờng tỉnh tối thiểu đạt cấp III,

mở rộng mặt đƣờng lên 11,0m, nền 12,0m, hệ thống cầu đạt tải trọng HL93;

c. Hệ thống đường huyện: Nâng cấp toàn bộ các tuyến đƣờng huyện tối thiểu

đạt tiêu chuẩn cấp IV, mở nới một số tuyến;

d. Hệ thống đường thủy: Tiếp tục đầu tƣ nạo vét các tuyến sông, kênh nhằm

nhằm phát huy tối đa ƣu thế kết nối và vận tải thủy của tỉnh Cà Mau với các địa phƣơng khác vùng Đồng bằng sông Cƣu Long, Đông Nam Bộ. Phát triển đội tàu theo hƣớng đa dạng trong đó tập trung vào các đội tàu chuyên dùng chở container, hàng rời, hàng lỏng, tăng tốc độ vận chuyển của đội tàu.

- Định hướng về thủy lợi:

Xây dựng hệ thống thủy lợi theo hƣớng đa mục tiêu; ngăn mặn, ngọt hóa, điều tiết triều, thau chua, xổ phèn, phục vụ đa ngành nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp, dịch vụ, cấp nƣớc sinh hoạt;

Phát triển thủy lợi gắn với bố trí dân cƣ, mạng lƣới giao thông;

Tập trung đầu tƣ đồng bộ, dứt điểm từng hệ thống thủy lợi bao gồm từ cơng trình đầu mối, các kênh chính, kênh mƣơn nội đồng.

- Cấp nước:

Khai thác hợp lý, tiết kiệm nguồn tài nguyên nƣớc gắn với mục tiêu phát triển bềnh vững, tăng trƣởng xanh;

Bố trí hợp lý các cơ sở sản xuất nƣớc và mạng lƣới phân phối nƣớc nhằm phát huy cơng suất thiết kế, giảm thiểu tỷ lệ thất thốt nƣớc, nâng cao chất lƣợng dịch vụ cấp thoát nƣớc;

Áp dụng công nghệ tiên tiến vào xử lý nƣớc sạch, nhằm năng cao chất lƣợng nƣớc cung cấp, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về nƣớc sạch của ngƣời dân, các doanh nghiệp, đảm bảo sức khỏe cộng đồng và các mục tiêu xã hội khác của đất nƣớc.

- Cấp điện:

Đặt trƣng nổi bật của giai đoạn tới là nâng cao hiệu quả đầu tƣ, năng suất lao động, năng suất yếu tố tổng hợp, cơng nghiệp chế tác sẽ có vai trị chủ đạo. Vì vậy

đây cũng là giai đoạn nhu cầu năng lƣợng điện sẽ tăng cao. Ngoài ra điện cho nhu cầu sử dụng của ngƣời dân cũng sẽ tăng mạnh. Vì vậy, quan điểm cấp điện trong giai đoạn đấn năm 2020, định hƣớng đền năm 2030 sẽ là:

+ Phát triển điện lực Tỉnh phù hợp Quy hoạch (tổng sơ đồ) điện cả nƣớc, vùng Đồng Bằng Sơng Cửu Long;

+ Là tỉnh có nhiều lợi thế về nguồn điện, Cà Mau cần đặt biệt quan tâm đến mạng lƣới điện, đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định cho các hoạt động sản xuất trên địa bàn;

+ Với tiềm năng nguồn cung cấp khí tự nhiên và dầu lửa to lớn khu vực biển Tây và từ các nƣớc ASEAN, sản xuất điện của Cà Mau có nhiều cơ hội phát triển. Vì vậy cần tạo mọi điều kiện thu hút đầu tƣ xây dựng thêm một số nhà máy nhiệt điện khí, đáp ứng nhu cầu phát triển của Đồng Bằng Sông Cƣu Long và cả nƣớc trong những năm tới.

- Thơng tin và truyền thơng: a. Bưu chính – Viễn thơng:

Tăng cƣờng thêm số điểm phục vụ, đảm bảo 100% số xã có ít nhất 1 điểm phục vụ là Bƣu cục hoặc điểm Bƣu điện văn hóa xã. Xây dựng các điểm phục vụ tại những đơn vị hành chính đƣợc thành lập mới, đồng thời đầu tƣ nâng cấp trang thiết bị hiện đại tại những bƣu cục cũ, xây dựng các hệ thống khai thác bƣu chính tự động, nâng cao nâng suất, chất lƣợng dịch vụ.

b. Công nghệ thông tin:

Phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thơng tin một cách tồn diện;

Xây dựng Trung tâm công nghệ thông tin và truyền thông đủ mạnh đáp ứng tốt việc triển khai các ứng dụng tích hợp, quản trị an ninh hệ thống thơng tin của tỉnh;

Hoàn thành xây dựng và triển khai rộng hệ thống Chính phủ điện tử từ cấp tỉnh đến cấp xã, 100% xã, phƣờng có điểm truy cập Intenet băng thông rộng;

Cơ bản các doanh nghiệp ứng dụng các phần mểm quản lý, có Website và có tham gia sàn giao dịch điện tử;

Mở rộng sự cộng tác với các đơn vị đào tạo trong và ngoài nƣớc. Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ ứng dụng và phát triển công nghệ thơng tin theo hƣớng hội nhập và đạt trình độ quốc tế. Thu hút mọi thành phần đào tạo nguồn nhân lực cơng nghệ thơng tin có chất lƣợng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá hiệu quả chi đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước tỉnh cà mau (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)