Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt tính kháng oxy hóa, ức chế tyrosinase và khả năng bảo quản tôm thẻ chân trắng (litopenaeus vannamei) của cao trích huỳnh anh (allamanda cathartica linn ) (Trang 25 - 26)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN

1.2. Tổng quan về enzyme Tyrosinase

1.2.4.2. Tình hình nghiên cứu trong nước

Đặng Xuân Cường và cộng sự (2013) đã thử sàng lọc hoạt tính kháng oxy hóa của của 5 loài rong nâu S. angustifolium, S. aemulum, S. assimile, S. feldmanii và S. ilicifolium ở tỉnh Khánh Hịa. Hoạt tính chống oxy hóa của các loại rong này được đánh giá dựa trên các hoạt tính chống oxy hóa tổng, năng lực khử và hoạt tính bắt gốc tự do DPPH. Đồng thời cũng chỉ ra hàm lượng phlorotannin/ polyphenol tương ứng ở trong các loài rong này. Kết quả cho thấy hàm lượng phlorotannin/ polyphenol ở rong S. angustifolium là cao nhất. Ở 5 loài nghiên cứu, hoạt tính khử sắt thể hiện mạnh hơn các hoạt tính khác, hoạt tí của S. angustifolium là cao nhất. Hoạt tính bắt gốc tự do DPPH dao động trong khoảng 50% - 96%. Tuy nhiên, nghiên cứu này vẫn chưa ứng dụng lên tôm.

Nguyễn Xuân Duy và cộng sự (2013) nghiên cứu hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết từ 15 loại thực vật và một loại nấm rơm ở Việt Nam nhằm chọn được loại thực vật có hoạt tính chống oxy hóa cao. Các mẫu được sàng lọc hoạt tính chống oxy hóa trên mơ hình dầu - nước, đánh giá khả năng ức chế polyphenoloxidase và khả năng oxy hóa chất béo trong cơ thịt cá. Kết quả cho thấy tất cả các mẫu được chọn đều có hoạt tính chống oxy hóa, trong đó dịch chiết từ lá ổi có hoạt tính cao nhất.

15

Năm 2017, Trần Thị Thanh Phương đã có nghiên cứu về “Hoạt tính chống oxy hóa, ức chế polyphenoloxidase từ rau răm và ứng dụng lên q trình bảo quản tơm thẻ chân trắng” với kết quả cho thấy cao trích EtOH rau răm có khả năng ức chế q trình peroxide hóa lipid, hạn chế tăng giá trị pH, làm giảm hoặc ức chế sự phát triển của vi sinh vật hiếu khí và một số loại vi khuẩn gây bệnh. Ngồi ra, tơm được ngâm trong dịch chiết rau răm khơng có sự khác biệt với những mẫu tôm bảo quản bằng phụ gia SMS.

Nghiên cứu của Đoàn Thị Quỳnh Trâm (2018) khi khảo sát hoạt tính chống oxy hóa, ức chế enzyme tyrosinase và khả năng bảo quản tôm thẻ chân trắng của các giống bơ ở Việt Nam cho thấy vỏ bơ có hoạt tính ức chế gốc tự do DPPH, khả năng khử và hoạt tính ức chế enzyme PPO vượt trội. Trong đó, dịch trích từ các mẫu cho thấy tác dụng bảo quản tốt hơn SMS 1,25% với điều kiện bảo quản tơm ở 20C.

Tóm lại, Việt Nam trong những năm gần đây đã có nhiều nghiên cứu mới về hoạt tính chống oxy hóa từ các nguồn nguyên liệu thiên nhiên. Điều này mở ra khả năng sử dụng nguyên liệu tự nhiên thay thế phụ gia tổng hợp đáp ứng điều kiện an toàn cho thực phẩm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt tính kháng oxy hóa, ức chế tyrosinase và khả năng bảo quản tôm thẻ chân trắng (litopenaeus vannamei) của cao trích huỳnh anh (allamanda cathartica linn ) (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)