Tổng quan về cây Huỳnh Anh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt tính kháng oxy hóa, ức chế tyrosinase và khả năng bảo quản tôm thẻ chân trắng (litopenaeus vannamei) của cao trích huỳnh anh (allamanda cathartica linn ) (Trang 26 - 29)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN

1.3. Tổng quan về cây Huỳnh Anh

1.3.1. Mô tả thực vật và phân bố sinh thái

Cây Huỳnh Anh có tên khoa học là Allamanda cathartica Linn. Đây là một trong những loại cây phổ biến ở Việt Nam. Huỳnh Anh thường được sử dụng làm cây cảnh hoặc làm hàng rào trong vườn, cơng viên, đường phố. Huỳnh Anh cịn được xem là cây thuốc vì có thể phịng và chữa được nhiều loại bệnh khác nhau. Phân loại khoa học được thể hiện trong bảng sau (Ghosh et al., 2019)

Bảng 1.5. Phân loại cây Huỳnh Anh Phân loại Tên khoa học Phân loại Tên khoa học

Giới Plantae Ngành Spermatophyta Lớp Dicotyledonae Bộ Gentianales Họ Apocynaceae Chi Allamanda

16

Cây Huỳnh Anh thường mọc theo bụi, chiều cao khi trưởng thành khoảng 6m. Vỏ thân cây có màu xanh và hóa nâu dần xuống phía dưới rễ. Thân và cành chứa nhựa màu trắng sữa. Lá có màu vàng lục đến xanh lục sẫm, chiều dài lá dao động trong khoảng 6-16 cm. Các lá hình elip thn dài ở chóp, mọc đối từng cặp hoặc mọc vịng xoắn dọc theo thân cây. Đây là loại cây có hoa mọc quanh năm với kích thước của hoa và lá tương đương nhau. Hoa Huỳnh Anh có màu vàng với các ống tràng hoa tựa như chiếc kèn, vì thế nó cịn có tên là hoa chng vàng (Golden Trumpet, yellow bell hoặc buttercup flower). Quả mọc từ tháng 4 đến tháng 7. Cây cho quả nang trịn, có gai, hạt được nén và có cánh. (Essiett & Udo, 2015; Tiwari, Pandey, & Dubey, 2002; Wong, Lim, & Chan, 2013).

Hình 1.5. Cây Huỳnh Anh (Petricevich & Abarca-Vargas, 2019)

Các loài Allamanda có nguồn gốc từ khu vực nhiệt đới Nam Mỹ, từ Peru và Columbia về phía đơng đến Pháp, Guiana và Brazil (Essiett & Udo, 2015). Nhiều tài liệu nghiên cứu cho thấy cây phân bố ở khu vực cận nhiệt đới của nhiều nước như México, Malaysia, Indonesia, Philippines, Trung Quốc và các nước khác (Petricevich & Abarca-Vargas, 2019). Chúng phát triển tốt nhất ở điều kiện nhiều ánh sáng mặt trời, lượng nước tưới vừa phải, đất trồng giàu dinh dưỡng hữu cơ và thoát nước tốt.

1.3.2 Thành phần hóa học và tính chất dược lí

Huỳnh Anh có thành phần hóa học đa dạng nên thường được sử dụng làm thuốc trong lĩnh vực y học cổ truyền. Kết quả phân tích cho thấy các nhóm chất bao gồm hyrocacbon,

17

alcohol, ester, ether, aldehyde, ketone, axit béo, phospholipid, các hợp chất bay hơi bao gồm 43 hợp chất chủ yếu có trong hoa và lá, các hợp chất phenol, flavonoid, các alkaloid, steroid và terpene, lactone, carbohydrate. (Petricevich & Abarca-Vargas, 2019). Kết quả nghiên cứu của Essiett (2015) chỉ ra rằng tất cả các bộ phận của cây đều chứa tannin, saponin, flavonoid, terpene, anthraquinone, cardiac glycoside. Trong đó, sự có mặt của các chất mang hoạt tính sinh học ở các bộ phận khác nhau là khác nhau. Tuy nhiên, ngoài các hợp chất kể trên, tất cả các bộ phận của cây còn chứa allamandin là một chất độc yếu thuộc iridoid lactone.

Lá Huỳnh Anh chứa nhiều diệp lục, carotenoid và lycopene (Essiett & Udo, 2015). Khi phân tích thành phần trong dịch trích lá, kết quả cho thấy cịn có sự xuất hiện của Ursolic acid, ß-amyrin, ß-sitosterol, sesquiterpene, plumericin, isoplumericin và plumieride. Plumieride được báo cáo có khả năng chống nấm (Tiwari et al., 2002). Lá còn được sử dụng làm thuốc giải độc, trị ho và đau đầu (Wong et al., 2013).

Ngồi các chất ursolic acid, ß-amyrin, and ß-sitosterol tương tự có trong lá, thân cây cịn có sesquiterpene and plumericin, triterpenoid, glucoside, và alkaloid (Ghosh et al., 2019), glabridin và naringernin (Yamauchi, Mitsunaga, & Batubara, 2011). Lớp nhựa trắng trong thân cây có thể chống vi khuẩn và chống ung thư. Trong các cánh hoa có chứa hesperetin, flavonoid mà cụ thể là quercetin và kaempferol; hoa thường được sử dụng làm thuốc nhuận tràng (Ghosh et al., 2019)

Đối với bộ phận rễ, thành phần thường được tìm thấy là triterpenoid, alkaloid, glucoside, plumericine. Rễ được sử dụng làm thuốc chống bệnh sốt rét, vàng da, lá lách to (Ghosh et al., 2019). Nghiên cứu của Amjad Hameeda cho thấy rằng rễ là bộ phận có tổng hàm lượng phenolic và tiềm năng chống enzyme oxy hóa cao nhất, có thể kể đến là peroxidase, superoxide dismutase và catalase (Hameed, Nawaz, & Gulzar, 2014). Do đó, có thể khai thác các chất này để tạo ra nhiều loại dược phẩm vì peroxidase giúp loại bỏ H2O2 khỏi mơ, superoxide dismutase có thể làm giảm sự oxy hóa liên quan đến các bệnh như xơ vữa động mạch, đau tim, đột quỵ, các rối loạn liên quan đến tuổi tác khác nhau (Maier & Chan, 2002).

18

Bảng 1.6. Thành phần hóa học của cây (Essiett và Esther. 2015)

Thân Hoa

Ẩm(% w/w) 1,0 1,5 3,0

Tro (% w/w) 0,5 2,0 4,0

Tro Sulfate (% w/w) 0,09 0.008 0,0001

Acid không tan (% w/w) 0,0007 0,0008 0,0005

Protein (% w/w) 2,5 1,5 6,8

Béo (% w/w) 5,0 2,0 3,0

Xơ thô (% w/w) 22,0 24,0 23,2

Carbohydrate (% w/w) 69,0 72,0 60,0

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt tính kháng oxy hóa, ức chế tyrosinase và khả năng bảo quản tôm thẻ chân trắng (litopenaeus vannamei) của cao trích huỳnh anh (allamanda cathartica linn ) (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)