Thông số kết quả về độ hấp thu ở các nồng độ khác nhau của các mẫu cao trong thí nghiệm về xác định khả năng khử bằng potassium ferricyanide được trình bày như trong Bảng
3.5. Bảng 3.5 cho thấy tất cả mẫu cao trích đều có khả năng khử Fe3+ thành Fe2+. Nhìn chung, giá trị mật độ quang của các mẫu đều tăng khi tăng nồng độ (p < 0,05). So sánh khả năng khử
Mẫu Độ hấp thu (A) tại các nồng độ EC50
(mg/mL) 0,1 (mg/mL) 0,5 (mg/mL) 1,0 (mg/mL) E-RH 0,034 ± 0,043a 0,391 ± 0,032b 0,654 ± 0,034de 0,77 E-TH 0,014 ± 0,009a 0,309 ± 0,062b 0,593 ± 0,040cd 2,67 E-LH 0,118 ± 0,033a 0,697 ± 0,026ef 1,281 ± 0,048g 1,66 E-HH 0,062 ± 0,028a 0,510 ± 0,108c 0,775 ± 0,111f 2,14
Dữ liệu được thể hiện dưới dạng giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn (n = 3). Các trung bình với chữ cái khác nhau (a-g) ở cùng một cột thể hiện sự khác biệt đáng kể (p < 0,05) về phần trăm năng lực khử của các mẫu cao theo kiểm định Ducan
43
giữa các mẫu tại nồng độ 0,1; 0,5; 1 mg/mL cho thấy 4 loại cao trích đều có năng lực khử thấp hơn vitamin C. Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu trước đây (Mannan et al., 2017) và tương quan với kết quả của phương pháp xác định tổng hàm lượng polyphenol với hệ số r = 0,838. Kết quả cho thấy mẫu có hoạt tính mạnh nhất là mẫu E-RH với giá trị EC50 là 0,77 mg/mL, tiếp theo là mẫu E-LH, E-HH, E-TH với các giá trị EC50 lần lượt là 1,66; 2,14; 2,67 mg/mL.
Thành phần của lá Huỳnh Anh có chứa diệp lục, nên trở thành mối quan tâm trong việc xác định năng lực khử. Tuy nhiên, nghiên cứu của Nilesh và Benjakul (2011) chỉ ra độ hấp thu giữa các mẫu đã loại diệp lục và không loại diệp lục tương đương nhau, nên việc loại bỏ chất diệp lục khơng có tác động làm giảm năng lực khử của mẫu. Farhoosh và cộng sự (2007) khi nghiên cứu dung mơi trích ly có ảnh hưởng đến năng lực khử đã nhận thấy rằng, dịch trích ethyl acetate của trà xanh có khả năng khử lớn hơn so với dịch trích từ nước và metanol. Kết quả này cho thấy rằng tất cả các chất chiết xuất đều có khả năng cho điện tử. Những chất chiết xuất này có thể được sử dụng để giảm hắc tố bằng cách giảm chuyển hóa DOPA-quinone thành DOPA. Do đó, quinone khơng thể tiếp tục chuyển đổi thành sắc tố nâu và melanosis có thể bị chậm phát triển. (Roedig-Penman & Gordon, 1997; Negi et al., 2005)
3.2.4. Hoạt tính ức chế enzyme PPO
Hoạt tính ức chế PPO của các mẫu cao chiết được biểu diễn bằng phần trăm ức chế trình bày trong Bảng 3.6. Ở nồng độ 100 µg/mL, mẫu E-RH thể hiện hoạt tính ức chế PPO cao hơn đáng kể so với các mẫu (ức chế 44,96% PPO), mẫu E-LH cũng có khả năng ức chế PPO tương đương (ức chế 42,30% PPO) (p < 0,05). Mẫu có hoạt tính ức chế thấp nhất là E- HH ức chế 9,19% ở nồng độ 100 µg/mL. Kết quả này cho thấy các mẫu cao đều có khả năng ức chế enzyme tyrosinase với hoạt tính ức chế tăng theo chiều tăng nồng độ. Điều này phù hợp với nghiên cứu của Soysal (2008) về khả năng ức chế của cao trích trà xanh đối với PPO của táo tăng lên khi tăng nồng độ cao trích. Ngồi ra, Nirmal và cộng sự (2009) cũng kết luận hoạt tính ức chế enzyme tyrosinase tăng theo nồng độ khi sử dụng trực tiếp catechin trích từ trà xanh để bảo quản tơm. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả xác định tổng hàm lượng polyphenol với hệ số tương quan r = 0,643.
44