Thoả mãn tiền lương

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá tác động của sự thỏa mãn tiền lương đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên ngành ngân hàng , luận văn thạc sĩ (Trang 25 - 28)

Chương 1 Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

1.2 Các khái niệm liên quan trong luận văn

1.2.3 Thoả mãn tiền lương

- Thoả mãn tiền lương là khoảng cách giữa mức độ người lao động cảm nhận họ

đáng nhận được với mức độ mà họ được chi trả trong thực tế. Sự thoả mãn tiền

lương liên quan đến các yếu tố công bằng trong phân phối thu nhập của tổ chức [6].

- Thoả mãn tiền lương là một cấu trúc đa chiều (Heneman & Schwab 1985) gồm

5 thành phần độc lập: mức lương (pay level), quản lý lương (pay

administration), cấu trúc lương (pay structure), sự tăng lương (pay raise) và phúc lợi (benefits). Việc phát triển bảng câu hỏi thoả mãn tiền lương PSQ của Heneman & Schwab là đột phá chính trong nghiên cứu thoả mãn tiền lương. Tuy nhiên kết quả phân tích mơ hình 5 thành phần cho thấy thành phần cấu trúc lương và quản lý lương phân biệt khơng được rõ ràng và kết quả phân tích khẳng định rằng mơ hình 4 thành phần cho giải pháp chính xác hơn. Do đó mơ hình PSQ được điều chỉnh gồm 4 thành phần: mức lương (pay level), sự tăng lương (pay raise), phúc lợi (benefits) và pay structure/administration [21]. - Các nghiên cứu khác đề nghị số lượng các thành phần khác nhau phụ thuộc vào

sự điều tiết của nhận thức (Carraher & Buckley, 1996) và sự phân công công

việc của người lao động (Scarpello, Huber, & Vandenberg, 1988). Theo Williams, Carraher, Brower và McManus (1999), việc xây dựng cấu trúc thoả mãn tiền lương gồm 7 thành phần. Heneman and Judge (2000) đã đề nghị trì hỗn nghiên cứu thoả mãn tiền lương, tập trung nghiên cứu cấu trúc nhân tố và qui mô, tương quan bên trong của thang đo chung thoả mãn lương, bảng câu hỏi thoả mãn tiền lương, khám phá mối quan hệ cấu trúc với các biến khác, khuyến khích phát triển thang đo theo kết quả [22].

Bảng 1-1: Tóm tắt các giai đoạn nghiên cứu thỏa mãn tiền lương Tác giả nghiên cứu Thời gian Kết quả

5 thành phần: • Mức lương • Quản lý lương • Cấu trúc lương • Sự tăng lương • Phúc lợi Heneman & Schwab 1985

Được gom lại thành 4 thành phần:

• Sự tăng lương • Phúc lợi • Cơ chế lương Scarpello, Huber, Vandenberg 1988

Carraher & Buckley 1996

Đề nghị số lượng các thành phần khác nhau phụ thuộc vào sự điều tiết của nhận

thức và sự phân công công việc của người lao động.

Williams, Carraher, Brower, McManus

1999 7 thành phần

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá tác động của sự thỏa mãn tiền lương đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên ngành ngân hàng , luận văn thạc sĩ (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)