Phương pháp chọn mẫu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá tác động của sự thỏa mãn tiền lương đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên ngành ngân hàng , luận văn thạc sĩ (Trang 48 - 50)

Chương 1 Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

2.1 Thiết kế nghiên cứu

2.1.3 Phương pháp chọn mẫu

2.1.3.1 Chọn mẫu

- Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất với hình thức chọn

mẫu thuận tiện.

- Ưu điểm: người trả lời dễ tiếp cận, ít tốn kém về thời gian và chi phí để thu

thập thơng tin cần nghiên cứu. Theo Cooper và Schindler (1998), lý do quan trọng khiến người ta sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất là tính tiết kiệm về chi phí và thời gian. Về mặt này thì phương pháp chọn mẫu phi xác suất vượt trội so với chọn mẫu xác suất. Chọn mẫu xác suất không phải lúc nào cũng đảm bảo tính chính xác và trong một số trường hợp chọn mẫu xác suất là không thể thực hiện được.

- Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thị Cành (2007) cho rằng chọn mẫu phi xác suất là dễ phác thảo và thực hiện nhưng nó có thể chokết quả sai lệch bất chấp sự phán

đoán của chúng ta, do ngẫu nhiên nên có thể chúng khơng đại diện cho tổng

- Nhược điểm: Tuy nhiên hai tác giả này cũng khẳng định nhược điểm lớn nhất

của phương pháp chọn mẫu phi xác suất là sự chủ quan thiên vị trong quá trình chọn mẫu và sẽ làm méo mó biến dạng kết quả nghiên cứu.

- Cụ thể, nghiên cứu thực hiện khảo sát là các đối tượng nhân viên đang làm việc tại các ngân hàng thương mại thành phố Hồ Chí Minh với các vị trí cơng tác: nhân viên hành chánh/ văn phòng, chuyên viên, cán bộ kỹ thuật, quản lý.

2.1.3.2 Kích thước mẫu

- Việc xác định kích thước mẫu bao nhiêu là phù hợp vẫn còn nhiều tranh cãi với

nhiều quan điểm khác nhau. MacCallum và đồng tác giả (1999) đã tóm tắt các quan điểm của các nhà nghiên cứu trước đó về con số tuyệt đối mẫu tối thiểu

cần thiết cho phân tích nhân tố. Trong đó, Gorsuch (1983) và Kline (1979) đề nghị con số đó là 100 cịn Guilford (1954) cho rằng con số đó là 200. Comrey và Lee (1992) thì khơng đưa ra một con số cố định mà đưa ra các con số khác nhau với các nhận định tương ứng: 100 = tệ, 200 = khá, 300 = tốt, 500 = rất tốt, 1000 hoặc hơn = tuyệt vời.

- Kích thước mẫu sẽ phụ thuộc vào việc ta muốn gì từ những dữ liệu thu thập

được và mối quan hệ ta muốn thiết lập là gì (Kumar, 2005).

9 Vấn đề nghiên cứu càng đa dạng phức tạp thì mẫu nghiên cứu càng lớn. 9 Mẫu càng lớn thì độ chính xác của các kết quả nghiên cứu càng cao. 9 Việc lựa chọn kích thước mẫu phụ thuộc vào năng lực tài chính và thời

gian mà nhà nghiên cứu đó có thể có được.

- Một số nhà nghiên cứu khác không đưa ra con số cụ thể về số mẫu cần thiết mà

đưa ra tỉ lệ giữa số mẫu cần thiết và số tham số cần ước lượng. Đối với phân

tích nhân tố, kích thước mẫu sẽ phụ thuộc vào số lượng biến được đưa trong

- Gorsuch (1983, được trích bởi MacClallum và đồng tác giả 1999) cho rằng số lượng mẫu cần gấp 5 lần so với số lượng biến. Trong khi Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) cho rằng tỷ lệ đó là 4 hay 5.

- Trong đề tài này có tất cả 30 tham số (biến quan sát) cần tiến hành phân tích nhân tố, vì vậy số mẫu tối thiểu cần thiết là 30 x 5 = 150.

- Như vậy, chọn số lượng mẫu 200 cho nghiên cứu này là phù hợp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá tác động của sự thỏa mãn tiền lương đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên ngành ngân hàng , luận văn thạc sĩ (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)