Dạng chia nhánh tận Dạng I Dạng II Dạng III Dạng IV
Số tiêu bản 6 15 13 10
Tỉ lệ% 13.64 34.09 29.54 22.73
Nhận xét: nhánh trán tận hết bằng 1, 2, 3 hay 4 nhánh theo các dạng sau:
Dạng I: nhánh trán chia làm 4 nhánh tận gồm có: nhánh trán sau 1, nhánh trán sau 2, nhánh trán giữa và nhánh trán trƣớc. Dạng này có mặt ở 6/44 (13.64%) tiêu bản.
Dạng II: nhánh trán chia 3 nhánh tận là nhánh trán trƣớc, giữa và nhánh trán sau. Dạng này có ở 15/44 (34.09%) tiêu bản.
Dạng III: nhánh trán chia làm 2 nhánh tận, có ở 13/44 trƣờng hợp (29.54%). Những trƣờng hợp này chỉcó nhánh trán trƣớc và trán sau.
Dạng IV: nhánh trán tận hết bằng 1 nhánh trán sau, dạng này có ở 10/44 (22.73%) trƣờng hợp.
Nhƣ vậy, nhánh trán có thể tận hết bằng bất kỳ dạng nào trong số 4 dạng mô tả ở trên. Tuy vậy, ít gặp trƣờng hợp chia 4 nhánh hơn các dạng cịn lại. Trên lâm sàng, có thể xác định vị trí, đƣờng đi, số nhánh tận của động mạch trán bằng siêu âm Doppler cầm tay.
A B C D Hình 3.2. Các dạng chia nhánh tận của nhánh trán A: 4 nhánh tận (mã số xác: 77/2012); B: 3 nhánh tận (mã số xác: 50); C: 2 nhánh tận (mã số xác:4); D: 1 nhánh tận (mã số xác: 44) 3.1.1.3. Động mạchnhánh đỉnh
* Đường đi
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tất cả ĐM nhánh đỉnh đều đi lên trên tiếp theo đƣờng đi của ĐM TDN một đoạn rồi hƣớng ra phía sau tạo với trục Ox góc TB là 139.72 ± 26.5 độ.
Nhánh đỉnh ĐM TDN nằm trên mặt cân TDN, càng lên trên càng ra nông hơn.
Trên tất cả các tiêu bản chúng tôi quan sát thấy trên đƣờng đi nhánh đỉnh có tiếp nối với nhiều nhánh bên nhƣ nhánh trán, nhánh tai sau, nhánh chẩm. Đi lên cao nhánh đỉnh sẽ tận hết bằng rời khỏi lớp cân và chạy nông ở dƣới da tiếp nối với nhánh đỉnh bên đối diện.
Chiều dài thân chung nhánh đỉnh động mạch thái dương nông