Dạng vạt “flying wing” ở hai đầu túi trong tạo hình khuyết da đầu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu giải phẫu và ứng dụng hệ mạch thái dương nông trong phẫu thuật tạo hình (Trang 109 - 112)

Phần “flying wing” đƣợc cải tiến để vƣơn xa hơn. Phần này đƣợc cấp máu dựa trên cuống nuôi là hệ thống mạch máu của vùng da giãn. Tác giả đã mạnh dạn thực hiện các đƣờng “cutback” này trên các vạt có cuống mạch trội nhƣ động mạch trán, động mạch đỉnh hay động mạch chẩm. Theo tác giả, kết quả thu đƣợc thật ấn tƣợng với tất cả các vạt đều sống toàn bộ. Nhƣ vậy,

Cũng trên nguyên lý này, GS.TS. Trần Thiết Sơn đã độc lập nghiên cứu sâu hơn và ứng dụng dạng vạt giãn da đầu mới có bản chất khác với các vạt giãn đã đƣợc thơng báo: vạt có cuống ni nằm trên vạt giãn.

Rạch da qua đƣờng chân túi giãn, lấy bỏ túi. Đẩy toàn bộ vạt giãn về phía tổn khuyết cần tạo hình để ƣớc lƣợng diện tích vạt giãn có thể che phủ. Tiếp tục rạch da theo cạnh bên đáy túi và hƣớng về đỉnh gần túi giãn. Đƣờng rạch da này ngắn hơn 2/3 chiều dài qua đỉnh túi giãn. Khi các đƣờng rạch da hồn thành, vạt giãn có hình chữ T, vạt chính là thân chữ T, cịn hai vạt thứ cấp tƣơng ứng với thanh ngang chữ T. Nhƣ vậy, phần da giãn sẽ đƣợc thiết kế gồm hai phần: vạt chính và vạt thứ cấp. Cuống nuôi của vạt giãn thứ cấp là phần da cịn lại gắn vào vạt giãn chính sau khi rạch qua đỉnh túi giãn.

Nhờ đƣờng rạch da tạo vạt thứ cấp trùng với đƣờng qua đỉnh của túi giãn, mà vạt chính có thể đƣợc kéo dài hơn. Phần da ở hai đầu túi giãn đƣợc sử dụng an toàn thay vì phải cắt bỏ. Với kỹ thuật tạo vạt trong vạt, diện tích che phủ của vạt giãn có thể tăng thêm 30%. Nhờ vậy, số lần thực hiện kỹ thuật giãn tổ chức và số lƣợng túi giãn trong một lần phẫu thuật cũng giảm so với trƣớc đây khi điều trị cùng một loại tổn thƣơng da đầu. Hơn nữa, các vạt thứ cấp có khả năng làm thay đổi hƣớng tóc, do đó đặc biệt thích hợp với các vùng nhƣ thái dƣơng, tóc mai và vùng chẩm, nơi có hƣớng tóc ít khi phù hợp với hƣớng tóc của vạt giãn.

Kết quả rất tốt thu đƣợc khi tạo hình cho 17 bệnh nhân với túi giãn đặt dƣới trục mạch là nhánh trán hay nhánh đỉnh ĐM TDN (trong đó có 14 vạt đƣợc sử dụng thêm đƣờng cutback phía hai đầu túi giãn để tạo vạt thứ cấp- đƣờng rạch gây hạn chế máu đến phần da giãn phía 2 đầu túi) đã phần nào chứng minh vai trò của nhánh trán và nhánh đỉnh trong việc đảm bảo cấp máu cho vạt.

4.4.2.2. Tạo hình cung mày

Trong nhóm nghiên cứu của chúng tơi có 6 bệnh nhân với 7 cung mày bị tổn thƣơng (1 bệnh nhân bị bỏng axit làm mất cung mày 2 bên), đƣợc tạo hình

bằng 2 vạt đảo da đầu mang tóc nhánh trán và 4 vạt da đầu mang tóc nhánh đỉnh (trong đó có 1 vạt nhánh đỉnh mở rộng, vạt đƣợc lấy trên đƣờng đi của động mạch đỉnh về phía đỉnh bên đối diện với kích thƣớc 1.3 x 12 cm để tạo hình cung mày 2 bên). Kết quả cho thấy sức sống của vạt rất tốt với tất cả các vạt đều sống toàn bộ, mặc dù trong tuần đầu có hiện tƣợng thiểu dƣỡng khoảng 1cm đầu xa của vạt nhánh đỉnh mở rộng. Tuy vậy, bệnh nhân đƣợc tạo hình bằng vạt nhánh đỉnh mở rộng chƣa thực sự hài lòng với kết quả phẫu thuật do bên cung mày đối diện bị ngƣợc hƣớng tóc. Đây cũng là điểm cần lƣu ý khi thiết kế vạt. Một vấn đề nữa khi lựa chọn vạt nào để tạo hình cung mày dựa trên nhánh trán hay nhánh đỉnh là xem xét độ di động của da nơi định lấy vạt. Điều này quyết định khả năng đóng nơi cho vạt. Trong nhóm này, trừ 1 bệnh nhân phải chuyển vạt đỉnh để che phủ khuyết thứ phát sau khi lấy vạt trán tạo hình cung mày do da trán kém đàn hồi, q căng khơng thể đóng trực tiếp nơi cho vạt, các trƣờng hợp cịn lại nơi cho vạt đóng trực tiếp và sẹo sau mổ đƣợc dấu tốt ở chân tóc.

Motamed và Davami[9] cho rằng phẫu thuật tạo hình cung mày bằng da đầu mang tóc phù hợp với nam giới hơn ở nữ. Ghép nang tóc hoặc ghép phức hợp mảnh da - tổ chức dƣới da đầu tự do cũng là một lựa chọn. Tuy vậy, phƣơng pháp này kết quả tốt không cao, do phức hợp ghép khơng sống hồn tồn làm một số nang tóc bị tổn thƣơng và vì thế lơng mày ln bị rụng, thƣa hơn mong đợi. Hơn nữa, chỉ ghép đƣợc khi nền nhận đƣợc cấp máu tốt, không phù hợp với những tổn thƣơng mất cả màng xƣơng. Với những tổn thƣơng chấn thƣơng khuyết dƣới 50% chiều dài cung mày, năm 2013 Angelo Alberto Leto Barone[78] báo cáo sử dụng vạt nhánh xuyên kiểu tự do phần cung mày còn lại dƣới dạng vạt đẩy V - Y. Phƣơng pháp này đảm bảo có thể đóng kín tổn khuyết. Lơng mày bên tổn thƣơng cũng không quá khác biệt so với bên lành. Nhìn chung, hiệu quả về thẩm mỹ là chấp nhận đƣợc. Tuy vậy, phƣơng

pháp này chỉ nên áp dụng đối với những tổn thƣơng khuyết từ 30%-50% chiều dài cung mày, và tổn khuyết nằm ở đầu trong của cung mày. Hơn nữa, sẹo ở bờ trên và bờ dƣới cung mày cũng tƣơng đối rõ.

A B C

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu giải phẫu và ứng dụng hệ mạch thái dương nông trong phẫu thuật tạo hình (Trang 109 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)