lênhệ tọa độ xOy. Khi đó, điểm chia nhánh tận của ĐM TDN sẽ là A (Ox, Oy).
+ Đo chiều dài các mạch bằng thƣớc kẹp điện tử, sai số lấy tới 0.01 mm. Với những đoạn mạch ngoằn nghoèo, gấp khúc, dùng chỉ lanh và kim nhỏ găm cố định uốn sợi chỉ theo đƣờng đi của ĐM sau đó đo chiều dài của đoạn chỉ. Đây chính là chiều dài của ĐM.
- Thân chính của ĐM TDN: tính từ chỗ ĐM ra khỏi tuyến nƣớc bọt mang tai đến chỗ phân chia nhánh tận.
- Thân chung nhánh trán ĐM TDN: khoảng cách từ nguyên ủy nhánh trán đến điểm chia các nhánh tận của nó.
- Các nhánh tận của nhánh trán ĐM TDN: nhánh trán sau, nhánh trán giữa, nhánh trán trƣớc. Đo chiều dài từng nhánh tận bắt đầu từ nguyên ủy đến vị trí chia ra làm nhiều nhánh nhỏ tiếp nối với các nhánh nhỏ ở cùng bên, bên
đối diện hoặc ra da khơng thể phẫu tích thêm đƣợc.
- Nhánh đỉnh ĐM TDN: bắt đầu từ nguyên ủy đến vị trí chia ra làm nhiều nhánh nhỏ tiếp nối với các nhánh nhỏ ở cùng bên, bên đối diện hoặc ra da khơng thể phẫu tích thêm đƣợc.
+ Dùng thƣớc kẹp điện tử đo ĐK ngoài của ĐM và TM TDN ở điểm bắt đầu ra khỏi tuyến nƣớc bọt mang tai; ĐK ĐM, TM nhánh trán, nhánh đỉnh tại nguyên ủy. Lấy sai số tới 1/100 mm
+ Mô tả đƣờng đi, mối liên quan giữa ĐM với TM, giữa nhánh đỉnh ĐM TDN với nhánh tai thái dƣơng của dây TK V, nhánh trán ĐM TDN với nhánh trán của dây TK VII.
+ Định hƣớng mạch: xem góc tạo bởi thân ĐM nhánh trán, đỉnh với trục tọa độ, góc tạo bởi nhánh tận của thân chính ĐM nhánh trán, đỉnh với nhánh tận của nó bằng thƣớc đo góc. Thƣớc đo góc giữa thân ĐM TDN với nhánh đỉnh đƣợc đặt trùng với trục Ox, điểm O của eke trùng với tâm O của trục tọa độ. Thƣớc đo góc giữa thân ĐM TDN với nhánh trán đƣợc đặt trùng với thân ĐM TDN, điểm O của thƣớc là nơi tách ra nhánh trán. Thƣớc đo góc tạo bởi thân nhánh trán ĐM TDN với mỗi nhánh tận của nó đƣợc đặt trùng với trục của thân chung nhánh trán, điểm O của eke đặt vào chỗ tách ra nhánh tận của ĐM nhánh trán tƣơng ứng.
* Bước 5: vẽ và chụp ảnh
Vẽ đƣờng đi của bó mạch TDN và các nhánh của nó lên da bằng cách xuyên kim từ dƣới da lên tƣơng ứng với đƣờng đi của ĐM. Vẽ lại đƣờng đi của bó mạch TDN theo dấu xuyên kim.