Tạo hình cung mày 2 bên bằng vạt thái dƣơngđỉnh mở rộng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu giải phẫu và ứng dụng hệ mạch thái dương nông trong phẫu thuật tạo hình (Trang 25 - 27)

* Vạt giãn

Gabilondo Zubizarreta [50] năm 1998 đã sử dụng vạt giãn vùng đỉnh 2 cuống để tạo hình ria mép và râu cằm cho 3 bệnh nhân nam bị bỏng tầng dƣới mặt. Đƣờng mở để đặt túi là đƣờng chân tóc vùng giữa trán. Túi đƣợc đạt dƣới cân galea vùng đỉnh. Nhánh đỉnh ĐM TDN2 bên đƣợc bảo tồn và đi vào vùng da giãn. Sau 8 - 10 tuần bơm giãn tới thể tích từ 1300 cc đến 1600 cc, túi giãn đƣợc tháo bỏ. Một vạt 2 cuống nhƣ vạt Defourmentel đƣợc quay xuống để tạo hình ria mép và râu cằm. Cuống đƣợc cắt sau 3 - 4 tuần.

* Vạt được chuẩn bị

Trong cuốn sách về các vạt tại chỗ và lân cận trong tạo hình vùng mặt xuất bản năm 2008, Baker [51] đã chứng minh rằng vạt da nhánh đỉnh là phƣơng pháp hữu hiệu trong tạo hình khuyết phần mềm mơi trên và mơi dƣới - cằm. Tác giả mô tả trƣờng hợp sử dụng vạt da thái dƣơng đỉnh để tạo hình mơi trong trƣờng hợp khuyết da môi trên và sử dụng vạt nhƣ là một vạt trì hỗn để tạo hình khuyết tồn bộ chiều dày môi trên và môi dƣới. Phẫu thuật trải qua 2 thì: thì đầu vạt đƣợc lật lên và ghép da dày ở mặt dƣới, thì 2 vạt đƣợc chuyển đến để tạo hình, mặt da ghép đƣợc quay vào trong để tạo niêm mạc miệng và môi đỏ, mặt da vạt thay thế phần mang ria mép và râu cằm.

1.2.2.2. Sụn và da sau tai

* Vạt bán đảo nhánh đỉnh ngược dòng

Năm 2003, C. M. Morrison [52] báo cáo kết quả sử dụng kỹ thuật Washio để tạo hình khuyết phần mềm ở đầu cánh mũi cho 12 bệnh nhân từ 1984 đến 2002. Thực chất đây là vạt sụn và da sau tai dựa trên cuống ni là ĐM TDN ngƣợc dịng, đƣợc sử dụng dƣới dạng vạt bán đảo. 3 tuần sau khi sụn và da sau tai đƣợc chuyển đến tạo hình khuyết ở đầu và cánh mũi, cuống vạt đƣợc trả lại vị trí cũ. Theo tác giả, hầu hết các bệnh nhân đạt kết quả rất tốt, ngoại trừ 1 trƣờng hợp bị áp xe ở đƣờng khâu, 1 trƣờng hợp bị

mất tóc ở vị trí cuống vạt và 1 trƣờng hợp có biến chứng huyết khối động mạch. Kỹ thuật này đƣợc thực hiện lần đầu tiên bởi Washio, sau đó đƣợc phổ biến bởi Maillard và Montandon. Kỹ thuật này khá hữu ích trong việc tái tạo những khuyết da và sụn đầu và cánh mũi nhƣng không đƣợc nhiều phẫu thuật viên ứng dụng, có lẽ do vạt đƣợc sử dụng dƣới dạng bán đảo, phải cắt cuống thì 2 và do đó, trong thời gian này bệnh nhân bị hạn chế trong sinh hoạt và giao tiếp.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu giải phẫu và ứng dụng hệ mạch thái dương nông trong phẫu thuật tạo hình (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)