Vạt nhánh trán dựng hình mi dƣớ iP

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu giải phẫu và ứng dụng hệ mạch thái dương nông trong phẫu thuật tạo hình (Trang 49 - 51)

chiều dài vƣơn đến tổn thƣơng mà không bị vặn, xoắn, gập hay căng cuống. Với vạt đảo xi dịng, để tăng chiều dài cuống mạch, có thể bóc xuống thân ĐM TDN tới chỗ thoátra khỏi tuyến nƣớc bọt mang tai, trong trƣờng hợp này thì phải thắt nhánh đỉnh (với vạt nhánh trán) hoặc thắt nhánh trán (với vạt nhánh đỉnh).

Chuyển vạt đến nơi nhận: bóc tách đƣờng hầm dƣới da từ tâm xoay vạt

đến nơi tổn thƣơng. Luồn vạt qua đƣờng hầm này đến nơi nhận, vạt có thể xoay 180 độ quanh trục mạch.

Đóng nơi cho vạt: có thể bóc tách rộng hai mép vết thƣơng rồi khâu đóng trực tiếp nếu lấy vạt kích thƣớc nhỏ. Trong trƣờng hợp khơng khâu đóng trực tiếp đƣợc thì ghép da dày tồn bộ.

Trong trƣờng hợp vạt bán đảo, một dải da hẹp đƣợc giữ lại trên đƣờng đi của ĐM. Vạt da đƣợc chuyển trực tiếp đến nơi nhận không qua đƣờng hầm dƣới da. Cuống da sẽ đƣợc cắt sau 3 tuần sau mổ. Trong khoảng thời gian đó, nơi cho vạt sẽ đƣợc đắp gạc ẩm chờ đợi cuống da trả về đóng nơi cho vạt.

Hình 2.6. Vạt nhánh trán dựng hình mi dƣới PA A F E D C B

A: Khuyết mi dƣới, góc mắt ngồi lộ xƣơng gò má ngày thứ 1, B: cắt lọc vết thƣơng khâu cấp cứu chờ phẫu thuật tạo vạt, C: thiết kế vạt dựa trên trục mạch nhánh trán sau, D: bóc vạt nhánh trán cuống trung tâm, E: chuyển vạt đến tạo hình mi dƣới, F: kết quảsau mổ 1 tuần.

- Nhóm bệnh nhân sử dụng vạt giãn

Nhóm này bao gồm các BN có khuyết lớn vùng da đầu mang tóc hay vùng trán, thái dƣơng, má. Do vậy, chất liệu tạo hình có thể là vạt giãn da đầu mang tóc hay khơng mang tóc dựa trên nhánh đỉnh hay nhánh trán.

Chuẩn bị túi giãn:tùy thuộc vào kích thƣớc vạt cần dùng để phẫu thuật viên lựa chọn kích thƣớc và hình dạng và vị trí đặt túi cho phù hợp. Túi hình lăng trụ tứ giác là loại đƣợc sử dụng cho các tổn thƣơng trong nghiên cứu này với ƣu điểm tạo tổ chức giãn đều dọc theo chiều dài túi, da ở 2 bên túi đƣợc giãn đều nhƣ nhau, áp dụng đƣợc cho nhiều dạng vạt khác nhau.

Khác với các loại vạt khác, với vạt giãn, BN phải trải qua 2 lần phẫu thuật. Lần 1 là phẫu thuật đặt túi giãn, lần 2 là phẫu thuật tháo túi, bóc vạt và chuyển vạt đến nơi cần tạo hình.

Phẫu thuật đặt túi giãn: đƣờng rạch đƣợc đặt trên đƣờng chân tóc vùng trán hoặc ranh giới giữa tổn thƣơng với vùng da lành. Rạch hết lớp cân đến màng xƣơng, bóc tách khoang trên màng xƣơng và dƣới cân sọ (vùng trán), dƣới da, trên cân, cơ thái dƣơng (vùng thái dƣơng đỉnh), đặt hệ thống túi giãn và trống sao cho hợp lý không ảnh hƣởng đến chức năng các cơ quan lân cận, không làm tổn thƣơng mạch máu ở phía trên túi.

Phẫu thuật tháo túi, tạo vạt: sau khi bơm đủ khối lƣợng da giãn, phẫu thuật lần 2 để tháo hệ thống túi giãn, tạo vạt che phủ tổn thƣơng. Da giãn có thể đƣợc sử dụngdƣới dạng vạt đẩy hay vạt chuyển. Trong một số trƣờng hợp cần thiết tăng khả năng huy động da giãn, sử dụng đƣờng cắt ở 2 đầu của túi giãn để tạo ra 2 vạt thứ cấp, vƣơn đến bờ xa của tổn thƣơng.

Trong q trình tạo và chuyển vạt, ln tơn trọng đƣờng đi của cuống mạch, không làm tổn thƣơng mạch trong vạt.

A B

C

D

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu giải phẫu và ứng dụng hệ mạch thái dương nông trong phẫu thuật tạo hình (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)