dạy nghề Quân đội trên địa bàn thành phố Hà Nội
Đào tạo nghề cung cấp một đội ngũ lao động có trình độ cho sự phát triển nền kinh tế đất nước. Họ là những người đưa lý thuyết đến thực hành, đưa khoa học - công nghệ tới các vùng chậm phát triển.
Công tác đào tạo nghề cho QNXN trên địa bàn thành phố Hà Nội là một trong những vấn đề cần thiết và rất quan trọng, đây là một lực lượng rất lớn sau khi xuất ngũ trở về địa phương cần học một nghề để giải quyết công ăn việc làm cho bản thân họ. Vì vậy, Nhà nước đã có những chính sách đặc
biệt cho đối tượng là QNXN. Thực chất của việc đào tạo nghề cho QNXN mục đích cuối cùng là giải quyết việc làm cho họ, nhằm đảm bảo cho họ có việc làm và có thu nhập ổn định.
Đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho QNXN là trách nhiệm của cả cộng đồng và hệ thống chính trị, nhưng chủ yếu trực tiếp là Nhà nước và Quân đội, người sử dụng lao động (các doanh nghiệp trong và ngồi qn đội) và của chính những QNXN trong việc luật hóa đường lối, quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế - xã hội nói chung, đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho QNXN nói riêng...
Trong xu thế tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế phát triển, vấn đề đào tạo nghề luôn được sự quan tâm, đầu tư của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội; đặc biệt đào tạo nghề cho đối tượng sau khi đã hồn thành nghĩa vụ qn sự trở về địa phương đóng vai trị hết sức quan trọng.
Thứ nhất, đào tạo nghề cho quân nhân xuất ngũ là để toàn dụng lực lượng lao động trẻ, khỏe đã được rèn luyện trong môi trường kỷ luật quân sự, sẽ tạo ra được đội ngũ lao động có chất lượng, có tác phong cơng nghiệp.
QNXN là một lực lượng bổ sung quan trọng, thường xuyên vào nguồn nhân lực quốc gia. Theo thống kê ngày 1 tháng 9 năm 2009 dân số Việt Nam là 85.789.573 người. Trong đó, 49.187.222 người đang trong độ tuổi lao động. So với các nước trên thế giới, chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam tương đối thấp về cả mặt thể lực và trí lực. Về phương diện thể lực, QNXN là lực lượng có ưu thế. Tiêu chuẩn sức khỏe của QNXN hàng năm của quân đội đã khơng ngừng thay đổi theo chiều hướng tích cực. Do yêu cầu không nhiều về thời gian phục vụ trong quân đội càng có điều kiện để sàng lọc, lựa chọn những thanh niên có sức khỏe tốt đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ quân sự. Về phương diện trí lực, QNXN là bộ phận có học vấn cao hơn so với trình độ chung của nguồn nhân lực. Theo thống kê từ Tổng cục Chính trị, trình độ
thanh niên nhập ngũ vào qn đội đã không ngừng tăng lên: trên 98% đã tốt nghiệp từ trung học cơ sở trở lên, nếu chỉ tính riêng số có trình độ trung học phổ thơng trở lên con số này trên 47%. Trong quân đội có hệ thống trường quân sự ở các quân khu, quân đoàn, quân binh chủng, các học viện, nhà trường quân đội, cũng như các trường đại học trong cả nước. Nếu so với 25,6% lực lượng lao động cả nước có trình độ trung học phổ thơng trở lên thì QNXN được xem là bộ phận có trình độ học vấn cao. Như vậy, QNXN chiếm một vị trí quan trọng, là bộ phận có chất lượng cao bổ sung thường xuyên cho tổng nguồn nhân lực. Vai trị đó được quy định bởi chính lực lượng này trên cả phương diện vi mô và vĩ mô, cả phương diện phát triển kinh tế xã hội và củng cố sức mạnh quốc phòng- an ninh nhằm sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực này là một yêu cầu cần thiết. QNXN có ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực khác của cả gia đình và xã hội. Hầu hết QNXN đều là nam giới sau khi rời khỏi quân ngũ những người này mới tìm việc làm, lập gia đình và ổn định cuộc sống. Họ trở thành lực lượng lao động cơ bản, là trụ cột trong cơng việc của gia đình và xã hội. Vì vậy, nên sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực này khơng chỉ có ý nghĩa thuần túy với bản thân họ mà cịn có ý nghĩa hết sức quan trọng khi sử dụng nguồn nhân lực khác của gia đình, các tổ chức kinh tế, chính trị xã hội. Nguồn nhân lực đó là các thành phần khác của lực lượng lao động như vợ, con, bố mẹ, anh chị em trong gia đình; là tiềm lực tài chính; là tinh thần đoàn kết, thương yêu đùm bọc lẫn nhau để ổn định cuộc sống. Để các nguồn lực khác của gia đình và xã hội được sử dụng có hiệu quả thì QNXN là một trong những vấn đề them chốt. Việc hướng nghiệp và tạo việc làm giúp họ trở thành nhân tố tích cực, là hạt nhân trong lao động sản xuất kinh doanh và là điều kiện để các nguồn lực khác phát huy một cách có hiệu quả cao.
Thứ hai, đào tạo nghề cho QNXN là giữ lại địa phương lực lượng lao động, tránh được luồng di cư lao động đi nơi khác, đồng thời là lực lượng dự bị động viên; có nguồn tại chỗ để đào tạo trở thành đội ngũ cán bộ địa phương sau này.
Trong các bộ phận tham gia lực lượng dự bị động viên, quân nhân xuất ngũ là lực lượng chủ yếu và giữ vai trị quan trọng. Nếu chỉ tính từ năm 1995 trở lại đây, với giả định lực lượng thanh niên nhập ngũ và lực lượng qn nhân xuất ngũ là tương thích, thì số lượng qn nhân xuất ngũ tính đến hết năm 2010 (theo thống kê của Tổng cục Chính trị) sẽ khoảng 1,5 triệu và đây là lực lượng đã được trang bị kỹ, chiến thuật bộ binh..., có ý thức tổ chức kỷ luật và đủ khả năng chiến đấu khi có chiến tranh xảy ra. Trong điều kiện hiện nay lực lượng quân nhân xuất ngũ hàng năm vẫn tiếp tục được tăng cường bổ sung và lực lượng dự bị động viên, tạo nên thế tầng tầng lớp lớp giữa các thế hệ với nhau cùng thực hiện mục tiêu chung là vừa xây dựng đất nước, vừa sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc.
Do vậy việc đào tạo nghề cho quân nhân xuất ngũ, tạo điều kiện cho quân nhân, nhất là các quân nhân sinh sống ở vùng sâu vùng xa, vùng biên giới. Nếu QNXN được chăm lo đầy đủ, được quan tâm tạo điều kiện phát triển và có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc sẽ trở thành động lực cho các tầng lớp thanh niên làm nghĩa vụ quân sự bảo vệ tổ quốc; ngược lại nếu không phù hợp sẽ gây ra những hậu quả và bất cập khó lường… Quan tâm giải quyết tốt việc làm cho quân nhân xuất ngũ, cịn góp phần tạo niềm tin cho nhân dân, cho quân nhân đang tại ngũ và sắp tham gia nhập ngũ. Tổng hợp những kết quả tích cực do q trình giải quyết việc làm cho quân nhân xuất ngũ đem lại tạo nên sức mạnh quốc phòng an ninh đáp ứng yêu cầu và xây dựng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Quân nhân xuất ngũ góp phần củng cố hệ thống chính trị cơ sở để thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an ninh - chính trị, trật tự an tồn xã hội trên từng địa
bàn. Quân nhân xuất ngũ, đặc biệt là bộ phận quân nhân xuất ngũ chủ yếu đã là những Đảng viên được tôi luyện trưởng thành trong môi trường quân đội khi trở về địa phương sẽ là nguồn nhân lực có sức khỏe sự nhiệt tình và phẩm chất chính trị cao để bổ sung cho các cơ quan trong bộ máy chính quyền cơ sở.
Sự thực hiện nhiệm vụ của các quân nhân xuất ngũ gắn với các cương vị trưởng thơn, trưởng bản, bí thư, chủ tịch và ở các tổ chức chính trị xã hội như Đảng, Đồn, Hội Cựu chiến binh, Hội Nơng dân v.v…, sẽ tạo điều kiện cho những quân nhân phát huy những ưu thế trong bảo vệ chính trị nội bộ; củng cố khối đồn kết, sự tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong từng cơ quan, tổ chức thông qua nhiệm vụ, chức trách được giao. Những ưu thế của quân nhân xuất ngũ được phát huy hiệu quả sẽ góp phần tham gia bảo vệ và xây dựng các tổ chức đồn thể, chính quyền, quần chúng, góp phần củng cố hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh để thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội ở từng địa phương.
Thứ ba, góp phần giữ vững ổn định kinh tế, chính trị, xã hội hạn chế nảy sinh các vấn đề xã hội phức tạp.
Lực lượng lao động được sắp xếp công ăn việc làm với số lượng ngày càng tăng cũng có nghĩa là tăng nguồn lực cho hoạt động sản xuất của cải vật chất và thực hiện các dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Khi số lượng việc làm trong nền kinh tế tăng lên thì lượng lao động thất nghiệp trong nền kinh tế giảm xuống. Điều này khơng những hạ nhiệt áp lực chính trị- xã hội mà cịn giảm bớt gánh nặng cho Chính phủ trong thực hiện các nhiệm vụ an sinh xã hội như trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác cho đối tượng chính sách.
- Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho quân nhân xuất ngũ góp phần ngăn chặn ảnh hưởng tiêu cực đối với xã hội:
Trong nền kinh tế thị trường, quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự khi trở về với gia đình, địa phương và xã hội hầu như đều chưa có tay nghề,
để lực lượng nàycó cuộc sống ổn định thì phải có nghề để họ có cơng ăn việc làm ổn định, nếu trong thời gian dài khơng tìm kiếm được cơng ăn việc làm, sẽ trở thành gánh nặng đối với gia đình và xã hội. Trong điều kiện đó, trước áp lực của xã hội, tác động tiêu cực của cơ chế thị trường, sự cám dỗ của lối sống thực dụng, thì một số bộ phận quân nhân xuất ngũ không tránh khỏi sự tha hóa biến chất, sa ngã vào các tệ nạn tiêu cực. Đặc biệt với những ưu điểm được quân đội đào tạo như: sự am hiểu về nguồn gốc, tính năng tác dụng của vũ khí trang bị, sự am hiều về tổ chức biên chế quân đội, khả năng tuyên truyền vận động quần chúng v.v…, những hiểu biết đó nếu bị các phần tử xấu, nhất là các lực lượng thù địch, phản động lợi dụng thì mức độ ảnh hưởng tới an ninh chính tri, trật tự an tồn xã hội của địa phương, đất nước sẽ vô cùng nguy hại khơng lường tính được.
- Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho quân nhân xuất ngũ góp phần thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội.
Hiện nay, theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự, 100% quân nhân xuất ngũ đều là thanh niên và chủ yếu là nam giới. Lực lượng quân nhân này phần lớn sau khi xuất ngũ mới có nhu cầu tìm kiếm việc làm, ổn định cuộc sống, xây dựng gia đình. Về lâu dài, đây là lực lượng lao động chính giữ vai trị trụ cột trong cơng việc của gia đình và xã hội. Do vậy, việc đào tạo nghề cho họ không chỉ giải quyết tốt nhất việc làm cho quân nhân xuất ngũ có cơng ăn việc làm, thu nhập và hịa nhập với cuộc sống, mà cịn góp phần ổn định đời sống kinh tế, chính trị, tinh thần của cả gia đình quân nhân.
Điều quan trọng cần nhận thức khi giải quyết tốt việc làm cho quân nhân xuất ngũ sẽ có tác động tích cực tới tư tưởng tình cảm, niềm tin của các gia đình có con em đang phục vụ trong qn đội, đặc biệt là đối với các gia đình về tương lai sẽ có con em thực hiện nghĩa vụ qn sự. Những ảnh hưởng tích cực từ q trình giải quyết việc làm cho quân nhân xuất ngũ đem lại sẽ
góp phần quan trọng trong củng cố vững chắc hậu phương quân đội. Đây là cơ sở quan trọng để ổn định chính trị xã hội ở từng địa bàn, đồng thời góp phần xây dựng thế trận quốc phịng tồn dân về thế trận an ninh nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thứ tư, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và phát triển kinh tế tri thức.
Đào tạo nghề cho quân nhân xuất ngũ góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH được thể hiện:
- Đào tạo nghề cho quân nhân xuất ngũ góp phần bổ sung nguồn nhân lực để thực hiện CNH, HĐH.Trong thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự, thơng qua q trình huấn luyện, học tập, rèn luyện và thực hiện nhiệm vụ, người quân nhân đã được tôi luyện trở thành lực lượng lao động đặc thù, họ có sức khỏe dẻo dai, kiên trì bền bỉ, đây là những lợi thế có ý nghĩa hàng đầu.
Hiện nay trong điều kiện cách mạng khoa học quân sự phát triển mạnh, để đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội chính quy tinh nhuệ từng bước hiện đại đòi hỏi việc tuyển chọn thanh niên nhập ngũ thực hiện nghĩa vụ quân sự trước hết phải có sức khỏe tốt đồng thời phải có trình độ văn hóa cao. Với đầu vào có chất lượng, trong thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự, quân nhân được học tập rèn luyện những kiến thức kỹ năng quân sự để thực hiện nhiệm vụ và để thực hiện tốt chức năng là đội quân chiến đấu, đội quân công tác, đội quân sản xuất, quân nhân còn được trang bị những kiến thức chung về kinh tế, chính trị, xã hội. Cùng với q trình đó, qn nhân được bồi dưỡng, xây dựng ý chí, niềm tin, ý thức trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Với những ưu thế nói trên và thời gian định hướng đào tạo nghề thực sự có hiệu quả, quân nhân xuất ngũ sẽ là lực lượng lao động quan trọng, có chất lượng bổ sung thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
- Đào tạo nghề cho quân nhân xuất ngũ góp phần sử dụng hiệu quả vốn đầu tư và tạo vốn tích lũy cho q trình CNH, HĐH. Trong thời gian thực
hiện nghĩa vụ quân sự, người quân nhân được học tập, đào tạo bồi dưỡng để xây dựng ý thức tổ chức kỷ luật, kỹ năng làm việc nhóm, những kiến thức kỹ năng có tính hữu dụng có thể vận dung trực tiếp vào hoạt động của nền kinh tế. Để quân nhân có được ưu thế đó, Đảng, Nhà nước, quân đội đã đầu tư một lượng vốn lớn. Đồng thời khi hết thời hạn nghĩa vụ quân sự, mối quân nhân xuất ngũ được Nhà nước đầu tư cho đầu tạo nghề, tìm kiếm việc làm ổn định cuộc sống. Khoản kinh phí đầu tư này cũng là một lượng vốn đầu tư đào tạo nguồn nhân lực cho quá trình CNH, HĐH và với giả định đầu vào và đầu ra như nhau, thì lượng vốn đầu tư cho quá trình đào tạo nghề cho quân nhân xuất ngũ sẽ là 100 ngàn người x 6 triệu = 600 tỉ/ 1 năm. Những sự đầu tư trên sẽ thực sự được sử dụng có hiệu quả khi lực lượng lao động là quân nhân được giải quyết việc làm với số lượng lớn.
Quân nhân xuất ngũ khi họ trở về địa phương phần lớn đều khơng có nghề, vì vậy việc đào tạo cho họ một nghề là cần thiết bởi vì, có một nghề ổn định đồng nghĩa với việc họ sẽ kiếm được một cơng việc có thu nhập ổn định, như vậy mới đảm bảo được cuộc sống của bản thân và gia đình.