Kinh nghiệm của Trường Cao đẳng nghề số 8/Bộ Quốc phòng

Một phần của tài liệu Đào tạo nghề cho quân nhân xuất ngũ ở các trường dạy nghề quân đội (Trang 41 - 46)

Trường Cao đẳng nghề số 8/Bộ Quốc phòng, tiền thân là “Câu lạc bộ mô tô” thuộc Trường Sỹ quan Lục quân II, được thành lập ngày 16/9/1991, có

chức năng đào tạo nghề theo 3 cấp trình độ là cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề theo quy định cho bộ đội xuất ngũ và nhu cầu học nghề của xã hội. Ngoài ra, Trường cịn tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động theo yêu cầu của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và người lao động cũng như nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật – công nghệ, nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo; tổ chức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật.

Trong quá trình xây dựng và phát triển, Nhà trường ln xác định đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho bộ đội xuất ngũ và diện chính sách xã hội là nhiệm vụ chính trị trung tâm,có ý nghĩa to lớn trong việc tạo động lực xây dựng qn đội thời bình, góp phần ổn định hậu phương quân đội, xóa đói, giảm nghèo và kết hợp tạo nguồn dự bị động viên cho quân đội, đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Đặc biệt, từ khi có Quyết định số 121/2009/QĐ- TTg ngày 9/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ cho bộ đội xuất ngũ học nghề, việc đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ có bước phát triển mới cả số lượng, chất lượng và hiệu quả xã hội.

Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao và với ưu thế của một nhà trường qn đội, có bề dày thành tích trong đào tạo, cùng với sự quan tâm, chỉ đạo chặt chẽ, hiệu quả của các bộ, ngành trong 20 năm qua, Nhà trường đã liên tục phát triển và ngày càng khẳng định được năng lực, uy tín của mình trong mạng lưới dạy nghề của quân đội và cả nước. Nhà trường đã đào tạo được trên 121.000 công nhân kỹ thuật ( hiện đang đào tạo 17.327 học viên ); 654 giáo viên dạy nghề; liên kết đào tạo 352 cử nhân, kỹ sư hệ đại học và 37 học viên cao học; trong đó có 12.188 bộ đội xuất ngũ. Chỉ tính riêng hai năm 2010, 2011 đã có 3.688 bộ đội xuất ngũ về trường học tập (trong đó có 1.085 trình độ cao đẳng nghề, 550 trình độ trung cấp nghề và 1.621 trình độ sơ cấp nghề).

Với phương châm “Lấy chất lượng là tiêu chuẩn tạo dựng thương hiệu và đào tạo gắn với việc làm”, từ năm 2000 đến năm 2011, 100% học viên sau

khi tốt nghiệp có đủ năng lực tìm việc làm hoặc tự tạo việc làm, được các cơ sở sản xuất đánh giá cao về năng lực chuyên mơn, khả năng làm việc độc lập…

Để có được kết quả trên, Nhà trường đã thường xuyên bám sát sự chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Quốc phòng và các cơ quan chức năng; quán triệt thực hiện tốt các quy chế, quy định về đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ; đặc biệt là Hướng dẫn số 1978/HD-TM ngày 25/12/2009 của Bộ Tổng tham mưu về việc tổ chức đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ theo Quyết định số 121/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 60/CT-TM ngày 25/12/2006 của Tổng Tham mưu trưởng về “Chống tiêu cực trong thi cử và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục tại các cơ sở đào tạo quân đội ” .Trên cơ sở đó, Nhà trường đã tập chung nguồn lực, thực hiện tốt những nội dung chủ yếu sau đây:

Một là, tổ chức tốt các hoạt động tư vấn, tiếp thị, hướng nghiệp cho bộ

đội xuất ngũ. Năm học 2010 – 2011, Nhà trường đã mở rộng thêm 16 điểm tiếp nhận; tổ chức 185 đợt tuyên truyền, tư vấn học nghề cho trên 18 ngàn bộ đội tại ngũ của các đơn vị trên địa bàn các tỉnh miền Đông Nam Bộ, khu vực Tây Nguyên, Quân đoàn 3, Vùng 4, Vùng 5 Hải quân, Quân khu 7, Quân khu 5…trước khi bộ đội ra quân vào 2 đợt trong năm. Nội dung trong các buổi tiếp xúc tập trung vào việc phân tích, định hướng chọn ngành học, bậc học, địa bàn làm việc sau khi ra trường; phổ biến các chế độ,chính sách ưu tiên của Đảng, Nhà nước, quân đội và Nhà trường khi học nghề cũng như các thủ tục cần thiết để tham gia các khóa học nghề.

Hai là, tích cực đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo

dục theo hướng lấy người học làm trung tâm; tăng cường thời gian thực hành, thực tập tại nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp sản xuất; chủ động mời các doanh nghiệp sử dụng lao động tham gia vào quá trình đào tạo tại trường từ khâu xây dựng chương trình, nội dung tham gia giảng dạy, xây dựng ngân

hàng đề thi đến khâu đánh giá kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp của sinh viên trước khi ra trường ( tham gia vào Hội đồng giám khảo thi tốt nghiệp cuối khóa). Hình thức, phương pháp đánh giá kết quả học tập cho học viên được tổ chức linh hoạt theo hướng giảm tự luận, tăng báo cáo chuyên đề, vấn đáp (tự luận 10%, trắc nhiệm 20% và vấn đáp, thực hành 70% ), qua đó giúp học viên nâng cao kiến thức, kỹ năng và năng lực tư duy độc lập khi thực hiện công việc trong thực tiễn sản xuất…Sau mỗi khóa đào tạo, Nhà trường thực hiện nghiêm túc và có nề nếp việc tổ chức rút kinh nghiệm, nghiên cứu, bổ sung, điều chỉnh chương trình, nội dung đào tạo theo quy định, hướng dẫn của cơ quan cấp trên và yêu cầu thực tiễn sản xuất.

Ba là, thường xuyên quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ

chun mơn cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, coi đó là nhân tố có ý nghĩa quyết định chất lượng đào tạo của Nhà trường. Hiện nay, Nhà trường có 568 giáo viên, trong đó có 1 Nhà giáo nhân dân, 2 Nhà giáo ưu tú, 2 tiến sỹ, 48 thạc sỹ, 359 cử nhân (đang gửi đi đào tạo 8 nghiên cứu sinh, 32 cao học). Việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên được thực hiện với nhiều biện pháp như: đào tạo, bồi dưỡng tại chỗ; gửi đi học nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ sư phạm tại các trường đại học trong và ngoài quân đội; tuyển chọn, bổ sung giáo viên có kinh nghiệm thực tiễn, các nghệ nhân.. Chính vì vậy, chất lượng đội ngũ giáo viên từng bước được nâng cao, khơng những hồn thành nhiệm vụ giảng dạy, mà cịn đạt được nhiều thành tích cao trong các Hội thi giáo viên giỏi các cấp (05 giảng viên được Tổng cục Dạy nghề và Báo Người lao động tặng giải thưởng Nguyễn Văn Trỗi vì sự nghiệp giáo dục dạy nghề, 37 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, 14 giáo viên dạy giỏi cấp toàn quân, 5 giáo viên dạy giỏi cấp toàn quốc).

Bên cạnh những giải pháp trực tiếp nâng cao chất lượng đào tạo, công tác bảo đảm và các chính sách thu hút, phục vụ người học luôn được Đảng ủy,

Ban Giám hiệu Nhà trường đặc biệt quan tâm. Tuy cịn rất nhiều khó khăn, nhưng các đối tượng chính sách, quân nhân xuất ngũ học nghề tại Trường đều được miễn 100% học phí, lệ phí sinh hoạt tại ký túc xã và được đảm bảo kinh phí cho các hoạt động văn- thể - mỹ, được tổ chức ăn, ở tập trung có sự quản lý thống nhất của Trường trong suốt q trình học tập. Sau khi kết thúc khóa học.

Trường Cao đẳng Nghề số 8 tiếp tục phấn đấu nâng cao chất lượng đào tạo nghề nói chung, đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ nói riêng lên một bước mới, xây dựng Nhà trường chính quy, mẫu mực, vững mạnh tồn diện. Trong đó, Nhà trường tập trung giải quyết tốt những vấn đề trọng tâm sau:

- Tranh thủ mọi nguồn lực và phát huy nội lực để khẳng định chất lượng của một trung tâm dạy nghề đạt trình độ khu vực ASEAN, đào tạo một số nghề đạt chuẩn quốc tế; là một trong những trường mạnh của hệ thống các trường nghề của quân đội và cả nước; đề cao trách nhiệm và hiệu quả xã hội, góp phần thực hiện chính sách hậu phương quân đội, phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước ta trong tình hình hiện nay.

- Đẩy mạnh nghiên cứu, đổi mới, hồn thiện chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo cho bộ đội xuất ngũ phù hợp với nhu cầu của người học, người sử dụng lao động; đẩy mạnh cơng tác biên soạn giáo trình, tài liệu, sách tham khảo; tăng cường nghiên cứu, ứng dụng các đề tài khoa học, mơ hình học cụ, cơng nghệ thơng tin, thư viện điện tử phục vụ đào tạo; nâng cao kỹ năng nghề, nhất là kỹ năng mềm cho sinh viên để đạt chuẩn đầu ra của Nhà trường và doanh nghiệp sản xuất.

- Chú trọng bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ giáo viên có trình độ chun mơn, trình độ sư phạm cao, có kỹ năng nghề theo chuẩn hiện hành; phấn đấu có 5 tiến sĩ, 78 thạc sĩ, 302 kỹ sư – cử nhân, bảo đảm có đủ điều kiện tham gia đào tạo kỹ sư thực hành theo “Đề án đổi mới dạy nghề của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đến năm 2020”.

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo; mua sắm trang thiết bị, giáo trình, tài liệu và các nguồn lực khác để nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo; xây dựng Nhà trường phát triển theo hướng hiện đại, đào tạo đa cấp, đa ngành, kết hợp đào tạo với sản xuất, đào tạo theo yêu cầu thị trường lao động và doanh nghiệp, xuất khẩu lao động có trình độ và tay nghề cao; phấn đấu đào tạo các nghề đạt tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, một số nghề trọng điểm đạt trình độ khu vực và quốc tế; mở rộng liên kết đào tạo với các trường trong và ngoài quân đội, đào tạo liên thơng các trình độ, đáp ứng nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

Một phần của tài liệu Đào tạo nghề cho quân nhân xuất ngũ ở các trường dạy nghề quân đội (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)