các trường dạy nghề Quân đội trên địa bàn thành phố Hà Nội
Thứ nhất, chế độ, chính sách dạy nghề đối với quân nhân xuất ngũ của Nhà nước, Bộ Quốc phòng, của Thành phố Hà Nội và các doanh nghiệp.
Chế độ, chính sách dạy nghề đối với QNXN là một trong những chế độ, chính sách tác động lớn đến việc thực hiện tuyển quân, tuyển sinh quân sự, an ninh quốc phòng và hậu phương quân đội, là một trong những hoạt động thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước về xây dựng nền quốc phịng tồn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, góp phần phát triển nguồn nhân lực kỹ thuật phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, đưa nước ta về cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Thực hiện chế
độ, chính sách dạy nghề đối với bộ đội xuất ngũ nếu phù hợp sẽ tạo động lực kích thích QNXN, các cơ sở đào tạo nghề, các doanh nghiệp tích cực tham gia vào quá trình đào tạo nâng cao chất lượng lao động ; đồng thời, sẽ kích thích quân nhân tự tạo việc làm mới cho mình và người khác. Mặt khác, nếu chế độ, chính sách dạy nghề cho QNXN phù hợp (đảm bảo kết hợp hài hịa lợi ích của các địa phương, các doanh nghiệp và QNXN) thì sẽ tạo động lực khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển làm cho cầu về lao động tăng, theo đó quy mơ việc làm được mở rộng và thu hút nhiều lao động. Ngược lại, nếu chế độ, chính sách dạy nghề khơng phù hợp, chẳng những khơng tạo động lực cho quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự trong thời gian tại ngũ và khó khăn trong cơng tác tuyển sinh qn sự hàng năm mà cịn khơng tạo động lực cho hệ thống các trường nghề và các doanh nghiệp khai thác, sử dụng các nguồn lực quân nhân và con người trong việc kết hợp tư liệu sản xuất và sức lao động để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và thu hút nhiều lao động...
Thứ hai, năng lực của các trường dạy nghề quân đội.
Nâng cao năng lực của các trường, các cơ sở dạy nghề trong quân đội
góp phần đào tạo nghề, tạo việc làm cho quân nhân xuất ngũ. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động và phát triển thị trường lao động đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội và hội nhập quốc tế.
Tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề, đầu tư xây dựng bảo đảm tiêu chuẩn cơ sở vật chất, danh mục thiết bị dạy nghề theo quy định cho việc dạy các nghề trọng điểm quốc gia, đầu tư xây dựng bảm bảo tiêu chuẩn cơ sở vật chất, danh mục thiết bị dạy nghề tối thiểu theo quy định của Bộ lao động thương binh và xã hội cho việc dạy các nghề khơng thuộc danh mục các nghề trọng điểm.
Có các chính sách ưu đãi để thu hút, khuyến khích phát triển đội ngũ cán bộ, giáo viên dạy nghề vào các cơ sở dạy nghề đảm bảo số lượng biên chế
cơ hữu theo quy định đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ và tính chun nghiệp của đội ngũ cán bộ quản lý dạy nghề…
Thứ ba, quan hệ cung cầu trên thị trường sức lao động.
Nâng cao chất lượng cung về lao động: ở giai đoạn đầu sau khi xuất ngũ, lực lượng lao động là quân nhân xuất ngũ về cơ bản chưa thể tìm kiếm ngay được việc làm, vì đa số số quân nhân xuất ngũ này đều chưa có tay nghề, điều này làm cho nền kinh tế tăng dư cung về lao động, đặc biệt là dư cung về lao động trên địa bàn nông thôn, địa bàn đang dư một lực lượng lớn về lao động nơng nghiệp. Bên cạnh đó, phần lớn họ lại là lực lượng chưa từng được trang bị nghề nghiệp, chưa có kinh nghiệm trong tìm kiếm việc làm. Bất cập trên địi hỏi quân nhân xuất ngũ muốn có việc làm phải có nghề nghiệp, tự tạo việc làm mới và muốn vậy họ phải đầu tư thời gian, công sức học một nghề nghiệp chuyên môn nhất định phù hợp với cầu lao động của thị trường. Điều đó có nghĩa phải nâng cao chất lượng cung về lao động.
Cung lao động là khả năng cung ứng sức lao động của một quốc gia, đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động cho tất cả những ngành nghề trong nền kinh tế. Số lượng cung lao động thể hiện ở quy mô dân số, lực lượng lao động trong độ tuổi. Về chất lượng, cung lao động thể hiện ở thể lực, trí lực của người lao động, tức là thể hiện ở sức khỏe, số lượng lao động có trình độ học vấn, tay nghề, sự thích ứng của người lao động trước nhu cầu của thị trường.
Đối với lực lượng lao động là quân nhân xuất ngũ, về số lượng cung phụ thuộc vào chỉ tiêu tuyển quân trong năm. Theo Luật, hàng năm có khoảng 100 nghìn thanh niên lên đường nhập ngũ thực hiện nghĩa vụ quân sự và theo sự luân chuyển, cứ 18 tháng có một lực lượng quân nhân tương ứng hoàn thành nghĩa vụ quân sự được xuất ngũ trở về đời sống bình thường của một công dân và tham gia hoạt động ở các ngành nghề trên mọi miền của đất nước. Hiện tại, chất lượng cung lao động là quân nhân xuất ngũ có những lợi
thế là lực lượng lao động đã được tuyển chọn cả về phẩm chất đạo đức, sức khỏe và trình độ văn hóa; cơ bản là những thanh niên trong độ tuổi 20-23. Quá trình học tập, huấn luyện, thực hiện nhiệm vụ trong môi trường quân sự họ đã được tơi luyện, có sức khỏe dẻo dai, kiên trì, bền bỉ có tính tổ chức, tính kỷ luật cao; có tinh thần đồng đội, thuận lợi cho làm việc theo nhóm và sản xuất cơng nghiệp.
Quá trình tuyển quân đã quan tâm chú ý đến trình độ học vấn và nhận thức của thanh niên tham gia nhập ngũ. Với đầu vào đã được chọn lọc ( phù hợp với từng địa phương). Trong thời gian hoạt động ở mơi trường qn ngũ ngồi việc được trang bị những kiến thức về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật. Trong đó có một bộ phận quân nhân được huấn luyện, học tập các nghề nghiệp mang tính lưỡng dụng: cơng binh, thơng tin, ơtơ, xe máy, hậu cần, tài chính, khơng qn v.v…
Quân nhân xuất ngũ là lực lượng lao động có lập trường chính trị, đạo đức tốt, có ý chí chiến đấu; tính tổ chức kỷ luật và tác phong chính qua, có tinh thần thương yêu giúp đỡ lẫn nhau trong cơng việc, có ý thức tập thể và kỹ năng làm việc nhóm v.v…
Bên cạnh những lợi thế, chất lượng cung lao động quân nhân xuất ngũ tồn tại những vấn đề bất cập. Khi nhập ngũ quân nhân chủ yếu học tập, rèn luyện trong môi trường quân sự nên thời gian để cập nhật những thông tin, kiến thức kinh tế- xã hội hạn chế và do thời gian đào tạo, huấn luyện, công tác ngắn nên chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên ngành khơng sâu, khơng đồng bộ, khơng tương thích với sự phát triển; trình độ ngoại ngữ hầu như chưa có, phần lớn chưa được định hướng, đào tạo nghề v.v…
Qua tiếp cận chất lượng cung lao động, cho thấy những lợi thế về chất lượng cung lao động quân nhân xuất ngũ cho thấy chỉ xét trong mối quan hệ so sánh với chất lượng lao động ở khu vực nông thôn, nhưng so với cầu lao
động trên thị trường, vấn đề nâng cao chất lượng cung lao động là lực lượng quân nhân xuất ngũ cần thực sự được quan tâm và có lộ trình giải quyết căn bản. Trước hết, Đảng và Nhà nước cần tiếp tục hồn thiện các chủ trương, chính sách trong việc đào tạo nghề cho quân nhân xuất ngũ; đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đào tạo của các loại hình đào tạo nghề ở các trường dạy nghề trong cả nước ...v v. Những vấn đề trên được thực hiện tốt, chất lượng cung lao động là quân nhân xuất ngũ sẽ được nâng lên. Nâng cao chất lượng cung tức là nâng cao chất lượng đào tạo nghề quyết định tới việc tạo công ăn việc làm ổn định cho quân nhân xuất ngũ ở nước ta hiện nay.
Thứ tư, sự phát triển của Khoa học- công nghệ
Để đáp ứng yêu cầu của sự phát triển, ngày nay các quốc gia đã điều chỉnh cấu trúc lại nền kinh tế dựa trên những lợi thế của nguồn nhân lực với hàm lượng trí tuệ ngày càng gia tăng và chính q trình ứng dụng những thành tựu KH-CN trong q trình sản xuất kinh doanh làm cho hàm lượng tri thức kết tinh vào giá trị sản phẩm ngày càng tăng, hao phí sức lao động thơng qua lao động chân tay kết tinh vào giá trị sản phẩm có xu hướng giảm xuống.
Như vậy sự phát triển của tiến bộ KH-CN đem lại địi hỏi người lao động cần có chun mơn sâu, tay nghề giỏi, có năng lực sáng tạo, linh hoạt áp dụng những tiến bộ KH-CN để đạt được hiệu quả tối ưu trong công việc và trong sản xuất kinh doanh.
Thứ năm, giáo dục- đào tạo có ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề nói chung và quân nhân xuất ngũ nói riêng.
Giáo dục- đào tạo có ảnh hưởng đến đào tạo tay nghề và việc làm, giải quyết việc làm. Giáo dục- đào tạo có lộ trình kế hoạch tốt và sát với yêu cầu thị trường, sẽ tạo ra được nguồn lao động có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ học vấn, chun mơn kỹ thuật cao, có cơ cấu lao động theo trình độ, nghề nghiệp phù hợp với cầu lao động, điều này tạo điều kiện sắp xếp công ăn việc
làm cho người lao động. Ngược lại lộ trình kế hoạch, nội dung, chương trình đào tạo khơng bám sát được so với yêu cầu phát triển thực tiễn thì chất lượng nguồn nhân lực đào tạo thấp, cơ cấu lao động chưa hợp lý, khi đó người lao động khơng đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động, gây cản trở cho quá trình tự tìm kiếm việc làm và chủ trương giải quyết việc làm của Đảng, Nhà nước.
Đối với nước ta, những tồn tại trong giáo dục đào tạo những năm qua phản ánh rõ những vấn đề nêu trên. Thực tế do chương trình, nội dung đào tạo được thiết kế thiên về lý thuyết, nhẹ về kỹ năng thực hành nên nguồn nhân lực khi đã tốt nghiệp ở các trường kỹ thuật, các trường dạy nghề thường lúng túng trước công việc thực tiễn, hiệu quả làm việc không cao, buộc các doanh nghiệp phải tiến hành đào tạo lại từ 6 tháng đến 12 tháng để lao động được tuyển dụng thích ứng với cơng việc mới. Ngồi những vấn đề nêu trên, q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, q trình tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế làm nảy sinh những bất cập về cơ cấu lao động. Thị trường lao động đang cần nguồn lao động về cơng nhân nghề về các ngành cơ khí, điện, điện tử, điện dân dụng v.v…, các kỹ sư ngành hóa, cơng nghệ sinh học, mơi trường, cơng nghệ thơng tin, các chun gia tài chính tiền tệ v.v… Tuy nhiên, giáo dục đào tạo chưa đáp ứng được những yêu cầu đó. Điều này được bộc lộ rõ qua các hội chợ việc làm được tổ chức trong thời gian vừa qua. Quân nhân xuất ngũ phần lớn xuất thân từ nông dân nơng thơn. Trong thời gian tại ngũ, một số ít qn nhân được đào tạo nghề mang tính lưỡng dụng, có thể thích ứng với mơi trường bên ngồi, nhưng phần lớn lực lượng này chuyển thành cơng nhân viên quốc phịng và quân nhân chuyên nghiệp phục vụ lâu dài trong quân đội. Như vậy, đại đa số quân nhân xuất ngũ là những người chưa có chun mơn, nghề nghiệp. Vì thế, giải quyết việc làm cho quân nhân xuất ngũ thường gặp phải những khó khăn. Để cho lực lượng quân nhân xuất ngũ được thị trường lao động chấp nhận, Đảng và Nhà nước phải
trực tiếp quan tâm trong việc xây dựng chủ trương, chính sách, định hướng, đào tạo ngành, nghề cho những quân nhân bắt đầu xuất ngũ. Định hướng và đào tạo nghề cho quân nhân gắn với phương châm ổn định, bền vững lâu dài và gắn với q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri thức.