nghề cho Quân nhân xuất ngũ ở các trường dạy nghề quân đội trên địa bàn thành phố Hà Nội
Một là, mâu thuẫn giữa cơ chế, chính sách với khuyến khích, tạo điều kiện trong quản lý, việc làm và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực là Quân nhân xuất ngũ.
Quân nhân xuất ngũ là một bộ phận quan trọng cấu thành nguồn nhân lực quốc gia. Do vậy, cơ chế, chính sách là nhân tố thiết yếu quyết định hiệu quả việc quản lý và sử dụng lực lượng này. Khi hồn cảnh có sự thay đổi thì cơ chế, chính sách đối với bộ phận này cũng thay đổi theo. Thực tế hiện nay, với cơ chế thị trường cùng sự chuyên mơn hóa cơng tác trong bộ máy Nhà nước cũng như các cơ quan đồn thể thì việc đào tạo nghề cho qn nhân xuất ngũ không thể thực hiện như trước. Do vậy, khi chính sách chưa theo kịp sự
thay đổi của cơ chế kinh tế thì qn nhân xuất ngũ gặp rất nhiều khó khăn trong định hướng nghề nghiệp cho bản thân.
Hai là, mâu thuẫn giữa hiệu quả quản lý, đào tạo nghề và sử dụng lực lượng quân nhân xuất ngũ với bộ máy chuyên trách đảm nhiệm.
Một trong những lý do khiến một bộ phận không nhỏ quân nhân xuất ngũ chưa tìm đến học nghề ở các trường dạy nghề quân đội là do công tác tuyên truyền, giáo dục chưa đi sát với thực tế. Việc phổ biến những chính sách đãi ngộ của Nhà nước và quân đội cũng như hướng nghiệp cho quân nhân ở các đơn vị là do đội ngũ cán bộ chỉ huy kiêm nhiệm thực hiện. Điều này khó tránh khỏi việc thực hiện mang tính chiếu lệ, hình thức. Vậy nên, kết quả đạt được chưa thực sự như mong muốn. Do đó, cần nghiên cứu, thiết lập cơ chế, chính sách cùng bộ máy chuyên trách hoặc bán chuyên trách gắn quyền lợi và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ vào hoạt động hướng nghiệp và đào tạo nghề cho quân nhân xuất ngũ ở nước ta hiện nay.
Ba là, mâu thuẫn giữa nhận thức, ý thức trách nhiệm của quân nhân xuất ngũ trong hướng nghiệp, học nghề với q trình thực hiện các chính sách.
Nhận thức và ý thức trách nhiệm của quân nhân xuất ngũ là nhân tố quyết định để các chính sách đối với quân nhân xuất ngũ trở thành hiện thực và đem lại hiệu quả mong muốn. Mọi chủ trương, chính sách dù hay và hồn thiện đến đâu là thiếu đi nhận thức của chính chủ thể sẽ khơng thể mang lại hiệu quả cao. do vậy, để sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực này đòi hỏi trước tiên và trên hết là nâng cao ý thức lập thân lập nghiệp và trách nhiệm của họ trước dân tộc
Bốn là, mâu thuẫn giữa nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho quân nhân xuất ngũ với năng lực đào tạo, hướng nghiệp của đội ngũ giáo viên, quản lý dạy nghề.
Để đào tạo khai thác, sử dụng tốt đội ngũ quân nhân xuất ngũ thì rào cản gặp phải lại chính là đội ngũ giáo viên, quản lý dạy nghề, nó có vai trị rất
quan trọng quyết định đến chất lượng, hiệu quả dạy nghề. Tuy nhiên, trình độ, năng lực của đội ngũ giáo viên, quản lý dạy nghề chưa đáp ứng yêu cầu của sự phát triển, còn yếu và thiếu.
Năm là, mâu thuẫn trong sự phối hợp của các lực lượng trong đào tạo nghề với giải quyết việc làm
Đào tạo và sử dụng hiệu quả lực lượng quân nhân xuất phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội và củng cố sức mạnh quốc phòng an ninh của đất nước, địi hỏi phải có sự phối hợp của nhiều cấp, nhiều ngành và của các cơ quan chức năng trong và ngồi qn đội. Có như vậy mới phát huy được sức mạnh tổng hợp trong giải quyết những vấn đề thực tiễn đang đặt ra với lực lượng này, nhằm đào tạo những nghề mà xã hội đang cần. Có như vậy mới đảm bảo được yêu cầu giữa đào tạo và sử dụng người lao động hiệu quả.
*
* *
Những năm qua các trường dạy nghề quân đội trên địa bàn thành phố Hà Nội đã bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần quan trọng đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước. Tuy nhiên những kết quả đã đạt được vẫn chưa đáp ứng được sự phát triển của kinh tế- xã hội trong quá trình CNH, HĐH đất nước. Thực trạng cơng tác đào tạo nghề cho QNXN vẫn cịn những tồn tại như: về cơ chế chính sách đối với các cơ sở dạy nghề, về công tác tuyên truyền, về công tác đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho QNXN chưa đem lại hiệu quả thiết thực vẫn cịn tình trạng QNXN sau đào tạo vẫn thất nghiệp, chưa có cơng ăn việc làm ổn định. Mặc dù những năm qua các trường dạy nghề quân đội trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có nhiều chủ trương, biện pháp để nâng cao chất lượng đào tạo, đa dạng hóa các ngành nghề để cho phù hợp với sự phát triển kinh tế- xã hội, tuy nhiên những kết quả thu được vẫn chưa đáp ứng hết được nhu cầu của thị trường hàng hóa sức lao động. Vì vậy trong thời gian tiếp theo, cần chủ
trương hóa quan điểm của Đảng, đề ra chủ trương, chính sách và hệ thống giải pháp phù hợp với thực tiễn; tập trung hướng vào phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi tổ chức, mọi lực lượng trong việc mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo và tạo môi trường kinh tế – xã hội thuận lợi để đảm bảo việc làm cho lao động nói chung và QNXN nói riêng trên địa bàn Hà Nội.
Chương 3