Nâng cao chất lượng đào tạo nghề trong các trường dạy nghề quân độ

Một phần của tài liệu Đào tạo nghề cho quân nhân xuất ngũ ở các trường dạy nghề quân đội (Trang 93 - 100)

được thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp cơng lập như các cơ sở dạy nghề của các Bộ, Ngành, Trung ương quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ. Theo đó, các trường nghề quân đội hiện nay đều phải tự hạch toán kinh doanh, tự trả lương cho đội ngũ cán bộ giáo viên của Nhà trường bằng nguồn thu từ quá trình đào tạo. Sự chuyển đổi này đang đặt các trường dạy nghề quân đội nói chung và các trường nghề trên địa bàn Hà Nội trước những khó khăn thách thức. Do vậy, cần có sự chuẩn hóa đội ngũ giáo viên quản lý của các trường nghề. Tập trung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề đủ về số lượng, giỏi kiến thức chun mơn và thực hành, có chứng chỉ sư phạm dạy nghề theo chuẩn quốc gia và quốc tế. Phát triển đội ngũ giáo viên dạy sơ cấp nghề đáp ứng nhu cầu của bộ đội xuất ngũ và đối tượng chính sách xã hội; cần có chính sách quan tâm, đãi ngộ để tuyển chọn, thu hút đội ngũ giáo viên dạy nghề trọng điểm, giáo viên dạy nghề thích hợp có tay nghề cao. Để từng bước đổi mới trang thiết bị, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, thu hút được quân nhân xuất ngũ vào học tại các trường nghề trên địa bàn Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung phải có chế độ ưu đãi nhất định cho các trường nghề quân đội.

3.2.3. Nâng cao chất lượng đào tạo nghề trong các trường dạy nghềquân đội quân đội

Chất lượng đào tạo nghề phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: nội dung, chương trình, quy trình đào tạo; chất lượng đội ngũ giáo viên và hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho công tác đào tạo và được thể hiện thông qua số lượng học viên ra trường có tay nghề được thị trường chấp nhận, do vậy để

nâng cao chất lượng đào tạo các trường nghề quân đội trên địa bàn Hà Nội cần tập trung giải quyết những vấn đề sau:

Thứ nhất, làm tốt công tác tuyên truyền, tư vấn hướng nghiệp cho các đối tượng học nghề đặc biệt là bộ đội xuất ngũ ở các đơn vị.

Công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề cho Bộ đội xuất ngũ theo Quyết định 121 phải đảm bảo tốt hơn và được đổi mới bằng nhiều hình thức (trên các kênh truyền thơng, qua báo đài; tun truyền, tư vấn trực tiếp...); phối hợp với các tổ chức quần chúng để tuyên truyền, ta vấn học nghề phải sâu, rộng khắp tồn dân, tồn qn, mọi người đều biết. Thơng qua truyên truyền, tư vấn các ngành nghề giúp cho người lao động lựa chọn ngành ghề cho phù hợp với khả năng, định hướng việc làm và nhu cầu của mình và nhu cầu sử dụng lao động của thị trường nhằm đảm bảo học viên sau đào tạo nghề đều có cơ hội tìm được việc làm.

Tun truyền làm rõ vai trị của các chức kinh tế, chính trị, xã hội, các doanh nghiệp trong việc thụ hưởng sản phẩm đào tạo từ các cơ sở dạy nghề, qua đó phát huy tinh thần, trách nhiệm của các tổ chức, các doanh nghiệp trong việc hợp tác và tạo điều kiện thuận lợi giúp cho các trường dạy nghề quân đội trên địa bàn nhằm nâng cao chất lượng đào tạo như: tạo điều kiện cho các trường đưa học viên đi tham quan, thực tập, thực tế cơ sở, tiến hành trao đổi kinh nghiệm, kiến thức thực tế và những tình huống có thể xảy ra; hỗ trợ về kinh phí, tài trợ và hợp tác với các trường nghề trên địa bàn trong việc tuyển chọn và giải quyết việc làm sau đào tạo... Chính sự kết hợp đồng bộ giữa tư vấn học nghề với đào tạo và cung ứng việc làm đã góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế- xã hội của hoạt động đào tạo nghề; làm tăng sức cạnh tranh của lao động Việt Nam, đáp ứng được nguồn lao động trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước.

Thứ hai, cơ cấu lại các ngành nghề đào tạo đáp ứng được yêu cầu phát triển của thị trường lao động.

Dựa trên các kế thừa toàn bộ cơ sở vật chất, máy móc thiết bị, con người và phương thức đào tạo theo tư duy truyền thống của cơ chế cũ chuyển sang nên phương thức đào tạo ở các trường dạy nghề trên địa bàn Hà Nội chủ yến vẫn theo hướng tập trung đào tạo những cái mình đang có lợi thế chưa thực sự chưa thực sự quyết tâm triệt để chuyển sang đào tạo những nghề mà thị trường cần.

Về thực chất các cơ sở đào tạo ít quan tâm đến những sản phẩm mình “làm ra” và được thị trường chấp nhận đến đâu, tức là chưa thực sự quan tâm đến tính ổn định, vững chắc của việc làm người lao động. Điều này phần nào đã tạo thành lực cản đối với việc đổi mới chương trình, đổi mới quy trình và phương pháp đào tạo.

Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, bối cảnh tồn cầu hóa và sự hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế của khu vực và thế giới, sự cạnh tranh ngay trong lĩnh vực đào tạo nghề đòi hỏi các trường nghề phải chú trọng hơn đến cầu của thị trường, cầu của doanh nghiệp. Thực tế đó địi hỏi phải nhanh chóng điều chỉnh cơ cấu lại ngành nghề, đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo, nếu không kịp điều chỉnh sẽ có những trường nghề bị loại ra khỏi quy trình đào tạo chung của tồn xã hội.

Một trong những tiêu chí phản ánh cơ bản về hiệu quả của cơng tác đào tạo nghề là số học viên khi ra trường có việc ổn định và thu nhập cao. Tỷ lệ học viên sau đào tạo ở các trường nghề có việc làm là thước đo tốt nhất đánh giá hiệu quả công tác đào tạo. Đây cũng là một trong những căn cứ quan trọng để thu hút quân nhân xuất ngũ cũng như các lực lượng lao động khác tìm hiểu, lựa chọn ngành nghề và lựa chọn cơ sở đào tạo.

Kết quả khảo sát tại một số trường dạy nghề cho thấy tỷ lệ học viên khơng tìm được việc làm sau khi được đào tạo tại các trường còn thấp, chiếm tới 36,4% số học viên đã được đào tạo. Kết quả đó phần nào nói lên chất lượng, tính thiết thực của cơng tác đào tạo nghề. Nguyên nhân của tình trạng trên là do một số nhà trường mới chỉ chú trọng vào đào tạo những ngành nghề mà nhà trường có thế mạnh mà chưa mạnh dạn đổi mới, đầu tư đào tạo những ngành nghề mà xã hội đang cần. Hầu hết các nhà trường đang tập trung vào một số ngành như: công nghệ ôtô; điện tử công nghiệp; điện công nghiệp; hàn; cắt gọt kim loại hoặc đào tạo lái xe. Đây cũng là những ngành nghề cần thiết cho xã hội. Song, việc đào tạo với số lượng nhiều trong hầu hết các năm học cũng phần nào dẫn đến tình trạng dư cung và thị trường cho đầu ra sản phẩm của quá trình đào tạo trở nên bão hồ. Do vậy, việc đa dạng hóa ngành nghề đào tạo đáp ứng xu hướng phát triển mới, mở rộng thị trường lao động, nâng cao chất lượng đào tạo...v.v, là vấn đề cấp bách cần thực hiện.

Thứ ba, nâng cấp và hiện đại hóa các cơ sở dạy nghề

Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, cơ sở vật chất kỹ thuật là điều kiện hết sức quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đáp ứng được yêu cầu quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sự phát triển những ngành nghề mới gắn với công nghệ cao, công nghệ hiện đại.

Thực tế cơ sở vật chất kỹ thuật của các trường nghề quân đội hiện nay còn lạc hậu so với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phần lớn thời gian học, học viên ít được thực hành, thao tác trên các phương tiện kỹ thuật nhất là với máy móc hiện đại. Cơ sở vật chất cịn thiếu nhiều và khơng đồng bộ, việc đầu tư cho các trường nghề vẫn còn những bất cập nhất định. Ở một số trường, số lượng học viên đào tạo còn hạn chế nhưng lại được đầu tư nâng cấp và mở rộng ngành nghề đào tạo. Việc đầu tư không hợp lý chẳng những gây lãng phí nguồn vốn mà cịn ảnh hưởng đến

chất lượng đào tạo của các trường nghề trong quân đội. Do đó, việc phân bổ nguồn vốn đầu tư để nâng cấp cơ sở vật chất của các trường cần có sự tính tốn đến năng lực đào tạo, lưu lượng học viên, cơ cấu ngành nghề cũng như triển vọng cả nhà trường cho phù hợp.

Thứ tư, đổi mới về nội dung, chương trình đào tạo phù hợp, phương pháp dạy và học chuẩn và đúng quy định.

Chuẩn hóa về chương trình và giáo trình là xương sống của đào tạo, chương trình và giáo trình được xây dựng theo định hướng mà mục tiêu, yêu cầu của nền giáo dục cần đạt được. Do đó, các trường dạy nghề cần tập trung đầu tư, xây dựng hệ thống chương trình, giáo trình chuẩn. Xây dựng chương trình tổng thể của khóa học và kế hoạch đào tạo cụ thể nhằm đảm bảo chương trình đào tạo; đảm bảo giỏi thực hành; khơng chồng chéo, không trùng lặp và sát thực tế; xây dựng tỷ lệ thích hợp giữa lý thuyết và thực hành, giữa kiến thức cơ bản và kiến thức chuyên sâu gắn liền với nhu cầu của các ngành kinh tế, đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động trong giai đoạn CNH, HĐH đất nước.

Đổi mới nội dụng chương trình đào tạo ở các trường dạy nghề cần được xây dựng phù hợp với đặc điểm của đối tượng đào tạo như: thời gian đào tạo ngắn, đa dạng về trình độ, đối tượng đào tạo....theo đó việc đổi mới và hồn thiện về nội dung, chương trình đào tạo ở các trường dạy nghề cần bám sát mục tiêu, yêu cầu đào tạo của từng đối tượng đào tạo. Nội dung giảng dạy cần thiết kế gọn và logic, có phần cứng cơ bản, phần mềm linh hoạt, nêu vấn đề và đặt ra các tình huống có vấn đề để người học giải quyết; đồng thời tăng thời gian, nội dung học tập, rèn luyện thực hành, bám sát yêu cầu thực tiễn. Quá trình biên soạn hệ thống giáo trình cần thực hiện theo hướng gắn với thực tiễn sản xuất, tiếp cận với kỹ thuật công nghệ tiên tiến hiện đại để từng bước nâng cao trình độ ngang với trình độ chung của các trường đào tạo nghề trong

nước và quốc tế. Nghề nghiệp đào tạo phải bắt nguồn từ cơ sở sản xuất, từ yêu cầu của thị trường lao động, đi trước đón đầu hay theo đơn đặt hàng....khắc phục triệt để để tình trạng tách rời giữa đào tạo với thực tế nhu cầu lao động của thị trường ở cả trong nước và nước ngồi, gây lãng phí cho cả người lao động và xã hội.

Đổi mới phương pháp dạy và học là yêu cầu cấp thiết nhằm đào tạo ra những lao động gắn với thị trường lao động và đất nước, có tư duy độc lập, trung thực, ln có tinh thần ham học hỏi, thích nghiên cứu, tìm tịi, có năng lực sáng tạo cao. Khả năng sáng tạo khác nhau của mỗi người phải được linh hoạt phát huy ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Thứ năm, đa dạng hóa các hình thức đào tạo nghề.

Trong điều kiện hiện nay, với sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học- cơng nghệ thì u cầu người lao động phải nắm bắt thông tin, tri thức. Do vậy, cơ sở đào tạo nghề phải đa dạng hóa các hình thức đào tạo nghề để đáp ứng được yêu cầu phát triển của thị trường.

*

* *

Từ những luận giải trên đây cho thấy công tác đào tạo nghề cho QNXN trong các trường dạy nghề quân đội nói chung và địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng đóng vai trị hết sức quan trọng. Đảng, Nhà nước và quân đội cần quan tâm chăm lo, chỉ đạo, cùng với đó là trách nhiệm của nhiều ngành, nhiều cấp, chính quyền địa phương cũng như của chính bản thân các trường dạy nghề, các cơ sở dạy nghề trong hệ thống quân đội. Để thực hiện được những cơng việc đó cần qn triệt và thực hiện đồng bộ các quan điểm, giải pháp phù hợp với thực tiễn.

Những quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu trên đây là một chỉnh thể thống nhất, có sự tác động qua lại lẫn nhau. Trong đó, quan điểm chỉ đạo hệ thống các giải pháp được thực hiện sẽ chứng minh tính đúng đắn, khoa học của quan điểm đã xác định.

Để thực hiện hệ thống các giải pháp trên cần có sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, ngành và sự nỗ lực của QNXN. Chất lượng, hiệu quả của công tác đào tạo nghề cho QNXN sẽ góp phần vào sự phát triển KT-XH của thành phố Hà Nội nói riêng và đất nước nói chung.

Một phần của tài liệu Đào tạo nghề cho quân nhân xuất ngũ ở các trường dạy nghề quân đội (Trang 93 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)