Những kết quả đã đạt được

Một phần của tài liệu Đào tạo nghề cho quân nhân xuất ngũ ở các trường dạy nghề quân đội (Trang 54 - 71)

Trong bối cảnh nguồn nhân lực quốc gia có chất lượng cịn thấp thì QNXN là một trong những lực lượng lao động có những ưu thế hơn so với bộ phận khác. QNXN là đầu ra của bộ phận thanh niên ưu tú đã trải qua môi trường quân ngũ, đại bộ phận có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống tốt, được rèn luyện và thử thách trong mơi trường khó khăn, khắc nghiệt địi hỏi tính kỷ luật và tác phong chính quy cũng như sức chịu đựng bền bỉ, dẻo dai...Đó là phẩm chất mà bất cứ người lao động nào cũng cần nhưng khơng phải ai cũng có như những người đã từng rèn luyện trong mơi trường qn ngũ. Tính riêng trên địa bàn Hà Nội, hàng năm trên địa bàn có hàng nghìn bộ đội hồn thành nghĩa vụ qn sự trở về địa phương. Số quân nhân này còn trẻ, sức khỏe tốt, đã qua thử thách rèn luyện có tính kỷ luật cao, có trình độ học vấn. Tuy nhiên, số bộ đội này khi về địa phương hầu hết đều chưa có nghề nghiệp nên việc tạo cơng ăn việc làm là thiết thực. Trong những năm qua đào

tạo nghề cho QNXN ở các trường dạy nghề quân đội trên địa bàn thành phố Hà Nội đã đạt được một số kết quả sau:

* Chủ trương, chính sách về đào tạo nghề cho QNXN đã có sự bổ sung, hồn thiện:

Chủ trương, chính sách đào tạo nghề cho quân nhân xuất ngũ trong giai đoạn từ 2008 đến nay là sự kế thừa chính sách của các giai đoạn trước và có bổ sung, hồn thiện cho phù hợp với điều kiện thực tế của đất nước và quân đội. Trong điều kiện thời bình, cả nước tập trung khơi phục và phát triển kinh tế, Đảng, Nhà nước chú trọng quan tâm xây dựng hệ thống chính sách đối với quân nhân xuất ngũ đặc biệt là chính sách đào tạo nghề, tạo việc làm đã dần hình thành và từng bước được hồn thiện. Hệ thống chính sách đối với đào tạo nghề cho quân nhân xuất ngũ ở giai đoạn này bao gồm:

- Chính sách về tài chính hỗ trợ đối với giải quyết việc làm theo Quyết định số 595/TTg và Quyết định số 113/2004/QĐ-TTg thì qn nhân khi hồn thành nghĩa vụ quân sự, xuất ngũ trở về địa phương trong giai đoạn này được hưởng trợ cấp xuất ngũ với số tiền bằng số năm phục vụ tại ngũ nhân với 02 tháng tiền lương tối thiều. Hiện nay, khi xuất ngũ, quân nhân được hưởng từ 3 đến 4 tháng lương tối thiểu tùy theo thời hạn phục vụ là 18 hay 24 tháng. Bên cạnh nguồn kinh phí trợ cấp theo quy định cho bộ đội khi xuất ngũ, hàng năm Nhà nước cịn cấp nguồn kinh phí cho Bộ Quốc phịng để hỗ trợ bộ đội xuất ngũ đang học tại các trường dạy nghề trong quân đội.

- Chính sách hướng nghiệp, đào tạo nghề và trợ cấp tạo việc làm cho Quân nhân xuất ngũ. Đề thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giải quyết việc làm cho quân nhân xuất ngũ, từ năm 1993, các trung tâm xúc tiến việc làm ở các Quân khu, Quân đồn, Qn chủng được hình thành. Các trung tâm này từng bước tiếp nhận quân nhân xuất ngũ và đối tượng chính sách là thương, bệnh binh, con liệt sĩ đào tạo nghề nghiệp, giúp

đỡ sắp xếp việc làm đạt được những kết quả nhất định. Các chính sách hiện hành về chế độ trợ cấp tạo việc làm cho quân nhân xuất ngũ như sau:

Trợ cấp tạo việc làm, Thông tư số 138/2004/TT-BQP ngày 05/10/2004

của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định: Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội hết nghĩa vụ quân sự được hưởng mức trợ cấp tạo việc làm ngũ. Khoản hỗ trợ này là một trong những bước đột phá trong chính sách của quân đội nhằm giúp quân nhân xuất ngũ có điều kiện tốt hơn để tìm việc làm ổn định cuộc sống.

Hỗ trợ đào tạo nghề, Chỉ thị số 646/CT-BQP ngày 25/10/1994 xác định

chủ trương ưu tiên giải quyết việc làm và đào tạo nghề. Đồng thời, hàng năm các trường nghề quân đội cũng được hưởng kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ.

Để khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho quân nhân xuất ngũ học nghề để tìm kiếm cơng ăn việc làm, thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 121/2009/QĐ-TTg, quy định bộ đội xuất ngũ học nghề ở trình độ sơ cấp, mỗi người được cấp một “Thẻ học nghề” có giá trị tối đa bằng 12 tháng tiền lương tối thiều áp dụng đối với cán bộ, công chức Nhà nước tại thời điểm học nghề. “ Thẻ học nghề” có giá trị sử dụng trong thời hạn một năm kể từ ngày cấp. Bộ đội trước khi xuất ngũ được cấp thẻ để nộp cho cơ sở dạy nghề khi tham gia học nghề. Nhà nước thanh tốn chi phí cho cơ sở đào tạo dựa trên 3 căn cứ: “Thẻ học nghề”, chứng chỉ nghề, chi phí đào tạo thực tế của nghề học, nhưng tối đa không quá giá trị theo quy định của “Thẻ học nghề”. Trong trường hợp chi phí thực tế của nghề học thấp hơn giá trị của “Thẻ học nghề” người học nghề cũng như cơ sở đào tạo không được nhận phần chênh lệch cịn lại. Trường hợp chi phí thực tế của nghề học cao hơn giá trị của “Thẻ học nghề”, người học phải tự chi trả phần kinh phí chênh lệch này.

Việc cấp Thẻ học nghề thay cho cấp bằng tiền mặt đã giảm thiểu được hiện tượng dùng trợ cấp học nghề sai mục đích, đồng thời tạo điều kiện thuận

lợi hơn cho quân nhân xuất ngũ trong việc lựa chọn nghề và trường nghề để học. Quân nhân xuất ngũ chuyển sang làm việc tại các cơ quan hành chính sự nghiệp, các doanh nghiệp hoặc các liên doanh của Đảng, Nhà nước và đồn thể được hưởng lương theo cơng việc mới đảm nhiệm và thời gian tại ngũ được tính là thời gian cơng tác đã đóng bảo hiểm.

Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho quân nhân xuất ngũ đã có sự chuyển đổi cả về lượng và hình thức hỗ trợ. Về lượng, từ chỗ trợ cấp học nghề bằng 6 tháng lương tối thiểu thì nay quân nhân xuất ngũ được trợ cấp bằng 12 tháng lương tối thiểu. Về hình thức, từ chỗ cấp tiền mặt được chuyển thành thẻ học nghề để số tiền trợ cấp hỗ trợ đào tạo nghề cho quân nhân được sử dụng đúng mục đích và hiệu quả đầu tư.

- Chính sách xuất khẩu lao động cho đối tượng là quân nhân xuất ngũ. Trên cơ sở chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, ngày 10/6/2004, Bộ trưởng Bộ Quốc phịng và Bộ trưởng Bộ Lao đơng- Thương binh và Xã hội đã ký thỏa thuận về việc tuyển chọn, tổ chức đưa quản lý người lao động là bộ đội xuất ngũ sang làm việc tại Hàn Quốc. Sau khi ký kết, Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động/ Bộ Quốc phòng được thành lập. Từ khi được thành lập, Ban Quản lý xuất khẩu lao động đã tập trung mọi nỗ lực chỉ đạo các đơn vị đảm bảo đủ chỉ tiêu được giao; thẩm định đầu vào đúng đối tượng, tiêu chuẩn; chỉ đạo các bệnh viện tổ chức khám sức khỏe đúng yêu cầu; ban hành các văn bản hướng dẫn các đơn vị thực hiện đúng quy định; thường xuyên quan hệ với các Bộ, ngành liên quan để giải quyết cơng việc và xử lý các tình huống phát sinh; tăng cường quan hệ với các đối tác nước ngồi nhằm tìm kiếm, mở rộng thị trường lao động cho quân nhân xuất ngũ v.v…

Những năm qua, chế độ, chính sách dạy nghề đối với bộ đội xuất ngũ đã động viên, kích thích tích cực tồn dân, nhất là thanh niên trong việc thực hiện Luật nghĩa vụ quân sự; là cơ sở thúc đẩy việc rèn luyện, tu dưỡng, phấn

đấu của quân nhân nghĩa vụ trong thời gian tại ngũ, góp phần tăng cường sức mạnh quốc phòng và tham gia phát triển nguồn nhân lực kỹ thuật của đất nước.

* Cơ cấu ngành nghề tăng lên cả về số lượng và chất lượng, nội dung

chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo đã có sự đổi mới

Hà Nội là trung tâm thủ đơ của đất nước, việc các trường dạy nghề nằm trên địa bàn Hà Nội đã thu hút được một số lượng khá lớn bộ đội hồn thành nghĩa vụ khơng những ở ngay trên địa bàn mà còn thu hút bộ đội ở các tỉnh lân cận (các tỉnh phía Bắc), các trường nghề đã từng bước chuyển dần loại hình đào tạo, bên cạnh những ngành nghề truyền thống như Công nghệ ô tô, Điện lạnh, Vận hành máy thi cơng nền.... cịn mở rộng nhiều ngành nghề khác đáp ứng được yêu cầu đẩy nhanh CNH, HĐH của đất nước.

Các trường dạy nghề quân đội trên địa bàn Hà Nội trong những năm gần đây đã tăng lên rõ rệt về cả chất lượng và số lượng ngành nghề, đào tạo nghề theo hướng đa ngành nghề, các cơ sở dạy nghề luôn chú ý đến nhu cầu của thị trường để đào tạo các ngành nghề cho phù hợp như các ngành: Công nghệ ôtô, Máy lạnh và điều hịa khơng khí, Hàn, Hàn Cơng nghệ cao, Điện Công nghiệp, Điện tử công nghiệp, Sửa chữa bảo dưỡng động cơ điện và Thiết bị gia dụng, Vận hành máy thi công nền, Kỹ thuật xây dựng, điện nước cơng trình, May…Số lượng các ngành nghề cũng đã tăng lên đáng kể để đáp ứng nhu cầu của xã hội,

QNXN là lực lượng lao động có những ưu thế nổi trội so với bộ phận khác về thể lực và trí lực. Họ là đầu ra của bộ phận thanh niên ưu tú đã trải qua môi trường quân ngũ, đại bộ phận có phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống được rền luyện và thử thách trong mơi trường khó khăn, khắc nghiệt, địi hỏi tính kỷ luật và tác phong chính quy cũng như sức chịu đựng bền bỉ, dẻo dai...Đó là phẩm chất mà bất cứ người lao động nào cũng cần nhưng không phải ai cũng được rèn luyện trong mơi trường qn ngũ. Tính riêng trên địa

bàn thành phố Hà Nội hàng năm có khoảng 8000 đến 10000 bộ đội hồn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương. Số quân nhân này còn trẻ, sức khỏe tốt, đã qua thử thách, rèn luyện có tính kỷ luật cao, có trình độ học vấn tốt. Tuy nhiên phần lớn lực lượng này xuất thân từ nông thôn, gần 100% chưa được đào tạo nghề. Trước yêu cầu đòi hỏi của nền kinh tế, trong những năm qua các trường dạy nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội đã chuyển dần loại hình đào tạo, bên cạnh những ngành nghề truyền thống, đã mở rộng ngành nghề, bước đầu thực hiện việc liên kết đào tạo, nâng cao chất lượng từng bước đáp ứng nhu cầu của xã hội.Trên 10 năm hoạt động, Trường trung cấp nghề số 18 đã mở và đào tạo được 24 nghề đào tạo (12 nghề dài hạn và 14 nghề ngắn hạn): Cơng nghệ Ơ tơ; Điện tử Cơng nghiệp; Máy lạnh và Điều hịa khơng khí; Hàn cơ khí; Sửa chữa thiết bị lạnh dân dụng; Vận hành Máy xúc, ủi; Kỹ thuật xây dựng; Điện dân dụng; Lắp ráp sản phẩm điện tử; Sửa chữa hệ thống điện và thiết bị gia dụng; lái xe hạng B2, C….., đã dạy nghề gần 50 nghìn lượt người và tư vấn giải quyết việc làm hơn 12 nghìn lao động. Nhà trường đã giáo dục định hướng xuất khẩu lao động đi các thị trường như Hàn Quốc, Ả rập xe út, năm 2014 Nhà trường đã đào tạo giáo dục định hướng cho hơn 1000 lao động đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc… chất lượng nghề được thị trường trong và ngồi nước chấp nhận, có việc làm ổn định. Uy tín của Nhà trường với các đối với người học và đối với các cấp chính quyền, nhân dân địa phương ngày càng được nâng cao.

Để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế, trong những năm qua, loại hình và cơ cấu ngành nghề đào tạo của các trường nghề Quân đội trên địa bàn đã có sự chuyển biến tích cực. Báo cáo thực hiện kế hoạch dạy nghề năm năm 2008 cho thấy tổng số học viên học nghề dài hạn của các trường dạy nghề quân đội đã đạt 2.130 người và học ngắn hạn đạt vài nghìn người. Trong đó, đáng chú ý là cơng tác đào tạo nghề của quân đội đã đi vào những ngành đáp ứng yêu cầu thiết thực của xã hội như: Sửa chữa ôtô, Hàn công nghệ cao, Điện dân

dụng, Điện lạnh, May, Vận hành máy thi công nền v.v..Trước yêu cầu phát triển của thị trường lao động, các cơ sở đào tạo nghề của Bộ Quốc phòng đã từng bước chuyển dần loại hình đào tạo. Bên cạnh những ngành nghề truyền thống, nhiều thị trường đã mở rộng ngành nghề, bước đầu thực hiện việc liên kết đào tạo, nâng cao chất lượng từng bước đáp ứng xu thế phát triển của sản xuất. Việc đầu tư cho đào tạo nghề đã góp phần tạo điều kiện cho quân nhân xuất ngũ có nhiều cơ hội tìm được việc làm và nhanh chóng ổn định cuộc sống. Hiện tại, các trường nghề trên địa bàn đã đào tạo được trên 15 ngành nghề dài hạn và nhiều nghề ngắn hạn. Cụ thể Trường Trung cấp nghề số 18, trong những năm gần đây đã đào tạo được hơn 10 ngành nghề trung cấp và nhiều ngành nghề sơ cấp với số lượng hơn 12 nghìn lượt người học (từ năm 2009 đến năm 2013), bước đầu đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước.

Với nhiều ngành nghề đang được đào tạo, các trường dạy nghề của quân đội trong cả nước đã có sự nỗ lực cao trong việc đa dạng hóa các ngành nghề đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động (xem phụ lục 6). Trong đó, đáng chú ý là các ngành nghề dài hạn như: Điện công nghiệp; Vận hành máy cơng trình; Cơ khí tiện, phay, bào; Sửa chữa xe máy; Điện, điện tử dân dụng; Công nghệ ôtô; Hàn công nghiệp chiếm số lượng lớn. Với 91.969 lượt quân nhân xuất ngũ tham gia học nghề tại các trường nghề Quân đội được khảo sát có 39.231 học viên theo học ở các ngành nghề nêu trên ( chiếm 42,7%). Kết quả khảo sát cũng cho thấy số lượng học viên theo học những ngành nghề này năm sau thường cao hơn năm trước ( kết quả cụ thế xem phụ lục số 08).

Chương trình đào tạo được thiết kế một cách hệ thống trên cơ sở chương trình khung do Tổng cục Dạy nghề quy định, các chương trình được xây dựng theo mơ-đun (30% thời lượng lý thuyết, 70% thời lượng thực hành), có mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể, cấu trúc hợp lý, khoa học, nội dung phù hợp với yêu cầu thực tiễn sản xuất, luôn được định kỳ rà soát bổ sung, điều

chỉnh vào phần mềm của chương trình dựa trên ý kiến phản hồi từ các cơ sở sản xuất.

Được xác định cùng với đội ngũ giáo viên, chương trình đào tạo là xương sống của tồn bộ q trình đào tạo. Các cơ sở dạy nghề bám sát chương trình khung, khảo sát điều kiện thực tiễn sản xuất và tham khảo ý kiến các doanh nghiệp, xây dựng chương trình đào tạo ở các bậc đào tạo trung cấp, sơ cấp nghề theo đúng quy định của Bộ Lao động Thương binh Xã hội và hướng dẫn của Tổng cục Dạy nghề.

Có đầy đủ các chương đào tạo bậc trung cấp, sơ cấp nghề thuộc các ngành nghề được đào tạo. Chương trình được xây dựng điều theo chương trình khung của Bộ Lao động Thương binh Xã hội. Hàng năm có nghiên cứu chỉnh sửa, bổ sung, cập nhật kiến thức, khoa học công nghệ tiên tiến, được xây dựng theo mô-đun đạt hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của người học và yêu cầu sử dụng lao động.

Nhìn chung, chương trình đào tạo của các nghề học, bậc học trên cơ sở chương trình khung của Bộ Lao động Thương binh Xã hội ban hành. Các chương trình này hồn tồn phù hợp với mục tiêu giáo dục, chức năng và nhiệm vụ của các trường dạy nghề, gắn với nhu cầu học tập của người học và đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của thị trường lao động. Giáo trình được biên soạn phù hợp với nội dung chương trình đáp ứng yêu cầu đổi mới

Một phần của tài liệu Đào tạo nghề cho quân nhân xuất ngũ ở các trường dạy nghề quân đội (Trang 54 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)