* Những hạn chế
Trong thời gian qua, các trường dạy nghề quân đội trên địa bàn Hà Nội vẫn còn một số tồn tại như:
Một là, cơ chế chính sách đối với cơ sở dạy nghề, hỗ trợ việc làm cho QNXN chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
Việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện trong thời gian qua cịn nhiều bất cập, chế độ chính sách dạy nghề đối với QNXN chưa được điều chỉnh, bổ sung phù hợp, làm giảm tính tích cực và động lực. Chi phí đào tạo một nghề để tìm việc làm cịn nhiều bất cập và phần lớn cấp trực tiếp cho bộ đội xuất ngũ nên khơng cịn đủ để đào tạo nghề. Ngày 9/10/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 121/2009/QĐ-TTG về cơ chế hoạt động của các cơ sở dạy nghề thuộc Bộ Quốc phịng và chính sách hỗ trợ QNXN học nghề. Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 23/11/2009 “44”. Ngày 14/1/2010, Bộ Quốc phịng và Bộ Tài chính đã có thơng tư liên bộ số 04/2010/TTLB- BQP-BTC
hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ cho QNXN học nghề (42). Thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Thơng tư liên bộ, các trường nghề quân đội trên địa bàn Hà Nội đã triển khai thực hiện tốt và có kế hoạch cho QNXN vào học nghề tại trường Trung cấp nghề số 10, số 17 và số 18. Theo thống kê quân số của trường Trung cấp nghề số 10, trong 02 năm đầu tiên (năm 2010 và 2011) thực hiện thẻ học nghề với QNXN, trường đã tiếp nhận được hơn 3 nghìn, trường số 17 tiếp nhận được hơn 1 nghìn, trường số 18 tiếp nhận được gần 2 nghìn QNXN vào học nghề tại trường, tuy nhiên con số này so với số lượng quân nhân xuất ngũ của địa bàn Hà Nội cũng như các tỉnh lận cận phía Bắc hàng năm là q ít, như vậy số đơng cịn lại khơng tham gia vào đào tạo nghề và khơng thực hiện quyền được học nghề của mình gây ra lãng phí và bất cập trong thực hiện đào tạo và hướng nghiệp cho QNXN. Vì vậy việc tạo việc làm có tay nghề và có hiệu quả cho QNXN đang là vấn đề phổ biến hiện nay trên địa bàn.
Hai là, hệ thống cơ cấu ngành nghề: Một số ngành nghề đào tạo chưa
đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, vẫn cịn tình trạng một số ngành nghề đào tạo ra khơng phù hợp với quá trình phát triển của thị trường.
Nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo nghề đổi mới cịn chậm,
các trường dạy nghề quân đội trên địa bàn Hà Nội là một trong các trường nằm trên địa bàn thủ đô của cả nước nhưng vẫn chưa đạt chuẩn, chương trình giảng dạy chưa phù hợp với thị trường; điều đó cũng cho thấy chất lượng của đào tạo nghề cho QNXN rất cần sự quan tâm phối hợp chặt chẽ hơn nữa của các cấp chính quyền địa phương, Cục dạy nghề và Bộ lao động Thương binh & xã hội. Một số giáo viên chưa mạnh dạn thay đổi phương pháp giảng dạy, đơi lúc cịn lạm dụng q nhiều phương pháp truyền thống. Các phương tiện trợ giảng như máy chiếu Overhead, Projector cịn có phịng học chưa được trang bị.
Nhà trường chưa định kỳ thu thập ý kiến đánh giá của doanh nghiệp, người học về chất lượng của các phương thức đào tạo so với mục tiêu đề ra; chưa cùng các doanh nghiệp xây dựng chương trình đào tạo cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn sản xuất. Thanh kiểm tra gắn với các hoạt động nâng cao phương pháp dạy học chưa thường xuyên, chưa tận dụng tốt điều kiện tại chỗ để mở rộng sản xuất, dịch vụ, phục vụ nhu cầu dạy học.
Ba là, các điều kiện cho công tác dạy nghề chưa được đảm bảo như:
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề: Đào tạo nghề cho quân nhân xuất ngũ là nhiệm vụ cơ bản của các trường dạy nghề quân đội, tuy nhiên các cơ sở dạy nghề quân đội cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học chưa đồng bộ, lạc hậu và thiếu nhiều, đa số các trường phải tận dụng các doanh trại cũ để sử dụng: Cụ thể Trường trung cấp nghề số 18 nâng cấp từ một trung tâm huấn luyện của Binh đoàn lên trường dạy nghề; kinh phí đầu tư của Nhà nước hàng năm còn hạn chế, chủ yếu đầu tư cho các trường trọng điểm; chưa được đầu tư xây dựng nhà làm việc, ký túc xá, phòng học, giảng đường, nhà xưởng, việc đầu tư cho các trường nghề còn dàn trải, nhiều nghề bộ đội xuất ngũ có nhu cầu học nghề chưa cao (như nghề xây dựng, hàn, vận hành máy cơng trình). Đầu tư đổi mới phương tiên, thiết bị trong công tác đào tạo và dạy nghề chưa mạnh mẽ.
Các cơ sở dạy nghề trên địa bàn có mặt bằng quy hoạch rõ ràng chi tiết từng hạng mục cơng trình đảm bảo mọi điều kiện ăn ở, học tập, sinh hoạt, công tác của cán bộ giáo viên và học sinh. Hiện tại số lượng học sinh đã vượt quá quy mơ thiết kế ban đầu, nhiều cơng trình bị q tải như phòng học lý thuyết, ký túc xá, khu để xe, hội trường...
- Giáo trình, tài liệu vẫn cịn nhiều giáo trình chưa được xây dựng lại, chưa được cụ thể hoá yêu cầu về nội dung kiến thức kiến thức, kỹ năng, thái độ cần đạt trong chương trình dạy nghề, tạo điều kiện để thực hiện phương
pháp dạy học tích cực. Chưa thường xuyên thu thập ý kiến nhận xét đánh giá của cán bộ, giáo viên, học sinh về chất lượng giáo trình, về mức độ các giáo trình tạo điều kiện để thực hiện phương pháp dạy học tích cực.
- Đội ngũ giáo viên dạy nghề, cán bộ quản lý cịn nhiều hạn chế về trình độ, cịn thiếu về số lượng, một số nghành nghề còn thiếu giáo viên giỏi, thiếu giáo viên có tay nghề cao, lương cịn thấp, chế độ ưu đãi, chính sách đối với giáo viên dạy nghề chậm được sửa đổi, bổ sung; ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo và chưa thu hút được quân nhân xuất ngũ và các đối tượng chính sách vào học nghề.
Bốn là, công tác đào tạo nghề, giới thiệu việc làm và giải quyết việc làm cho QNXN chưa có sự phối hợp nhịp nhàng đem lại hiệu quả thiết thực.
Những năm gần đây, công tác đào tạo nghề và giới thiệu việc làm của các trường dạy nghề quân đội đã có những bước tiến đáng kể. Tuy nhiên, để thu hút được đông đảo học viên vào học nghề và đáp ứng được yêu cầu của tiến trình đổi mới nền kinh tế đất nước, các trường dạy nghề quân đội trên địa bàn còn một số tồn tại như: cơ sở vật chất của các trường dạy nghề còn thiếu, nhiều trang thiết bị dùng trong giảng dạy, đào tạo thực hành của các Nhà trường đã lạc hậu, không đồng bộ; đa số các trường chưa có phịng học chuyên dùng phù hợp cho từng ngành học, cấp học, chưa xây dựng được thư việ có kết nối Internet để hỗ trợ cơng tác nghiên cứu của giáo viên và tìm hiểu của học viên; cơ cấu nghề đào tạo chưa thực sự phù hợp với nhu cầu của thị trường. Bên cạnh sự yếu kém về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên dạy nghề của các trường nghề trên địa bàn Hà Nội còn hạn chế về ngoại ngữ, tay nghề và kinh nghiệm thực tế sản xuất. Công tác đào tạo nghề cịn mang nặng tính lý thuyết, thời gian thực hành, thao tác trên máy móc và các thiết bị kỹ thuật cịn ít. Do vậy, chất lượng đào tạo chưa thực sự đáp ứng được với yêu cầu của nhà tuyển dụng.
Các trường dạy nghề trên địa bàn đều có trung tâm tư vấn, giới thiệu việc làm, nhưng hầu hết các trung tâm đều chưa phát huy hết khả năng của mình, chưa thực sự gắn kết được người học với các nhà tuyển dụng, các doanh nghiệp có nhu cầu. Cơng tác giới thiệu việc làm nhiều khi còn để xảy ra sai lệch, việc quản lý đội ngũ tư vấn viên chưa thực sự hiệu quả dẫn đến quân nhân xuất ngũ sau học nghề phải mất những chi phí sai lệch, các khoản phí mơi giới khơng đáng có gây nên một số hậu quả nhất định.
Cơng tác tư vấn, giới thiệu việc làm chưa thực sự nhạy bén, nắm bắt mở rộng thị trường. Hiệu quả tư vấn học nghề và giải quyết việc làm cho các đối tượng chưa thực sự triệt để.
* Nguyên nhân dẫn tới những hạn chế trên
Một là, công tác tuyên truyền, giáo dục QNXN về ý thức lập thân, lập nghiệp trong thời gian tại ngũ chưa hiệu quả.
Quá trình tuyên truyền, phổ biến những thông tin cần thiết về định hướng, tư vấn và đào tạo nghề nghiệp cho quân nhân xuất ngũ của một số đơn vị cịn mang tính hình thức, chưa có hiệu quả cao.
Với những năm tháng được đào tạo, rèn luyện trong môi trường quân đội, hầu hết những thanh niên sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự đều có tác phong nhanh nhẹn, tính kỷ luật và sức khỏe tốt. Song nếu đặt câu hỏi “bạn suy nghĩ gì về cơng việc trong tương lai?”, “bạn sẽ làm gì sau khi xuất ngũ?”...v.v, thì câu hỏi nhận được từ họ không thật sự rõ ràng. Sở dĩ như vậy là do khi bước chân vào môi trường quân đội họ chỉ mới rời ghế nhà trường. Có những thời điểm, phần đơng trong số quân nhân làm nghĩa vụ quân sự xác định phục vụ trong quân đội chỉ là trách nhiệm và nghĩa vụ. Nhiều quân nhân xuất ngũ chưa có ý thức cao về nghề nghiệp hoặc không định hướng được tương lai của họ. Hậu quả đến với họ là sự hình thành tâm lý cực đoan, thủ
đoạn hoặc tham gia vào các tệ nạn xã hội và trở thành tội phạm. Điều đó đã làm mất đi phần nào hình ảnh tốt của anh bộ đội cụ Hồ.
Có thể thấy cơng tác tun truyền, giáo dục, đặc biệt là công tác giáo dục về ý thức lập thân, lập nghiệp cho các chiến sỹ thực hiện nghĩa vụ quân sự chưa thực sự hiệu quả. Khơng ít cán bộ các cấp trong quân đội có quan niệm bộ đội sau khi xuất ngũ là người của địa phương nên mọi vấn đề liên quan đến họ sau khi đã xuất ngũ do xã hội giải quyết. Do đó, cơng tác quản lý, sử dụng quân nhân xuất ngũ vào mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội và củng cố sức mạnh quốc phòng – an ninh hiện đang vấp phải nhiều khó khăn. Trên thực tế, Quân ủy Trung ương, Thủ trưởng Bộ Quốc phịng đã có chỉ đạo và nhắc nhở nhưng cơng tác hướng nghiệp cho QNXN vẫn cịn bị xem nhẹ ở nhiều cấp trong tồn qn.
Mơi trường quân đội đã tạo điều kiện cần cho một người thanh niên trước những đòi hỏi của cuộc sống (sức khỏe, tính kỷ luật, tác phong cơng tác), nhưng những điều kiện đủ (đó là ý thức lập thân, lập nghiệp, là tay nghề, yêu cầu đòi hỏi của thị trường lao động) cũng cần được trang bị thêm. trên cơ sở được trang bị kiến thức, nâng cao nhận thức, họ sẽ tự hồn thiện mình để trở thành những cơng dân có ích cho xã hội và là nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
Hai là, cơ chế, chính sách cho các cơ sở đào tạo nghề còn bất cập.
Hoạt động của các cơ sở dạy nghề thuộc Bộ Quốc phịng nói chung và trên địa bàn Hà Nội nói riêng chưa được thực hiện như các cơ sở dạy nghề công lập của các Bộ, ngành Trung ương, các trường chưa được thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy một cách tồn diện; chính sách thu hút giáo viên cịn hạn chế. Các cơ sở dạy nghề thuộc Bộ Quốc phòng chưa được hưởng ngân sách chi thường xuyên cho các đối tượng là thanh niên, học sinh vào học nên rất khó khăn trong tuyển sinh và nâng cao chất lượng đào tạo.
Ba là, chưa xây dựng được cơ chế phối hợp giữa các cơ sở đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho Quân nhân xuất ngũ.
Phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN đặt ra nhiều nhiệm vụ cần giải quyết. Trong điều kiện đó một số bộ ngành địa phương chưa thực sự quan tâm xây dựng cơ chế phối hợp thực hiện giải quyết công ăn việc làm cho những quân nhân đã hoàn thành nghĩa vụ trở về quê hương sinh sống.
Thực tế sự phối hợp với các chủ thể có trách nhiệm trong việc đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho quân nhân xuất ngũ đã có sự triển khai nhưng tính đồng thuận và tính thống nhất chưa cao, mang nặng tính hình thức. Những tồn tại đó là do những chủ thể xác định chưa rõ, nên nhận thức về vị trí vai trị, chức năng nhiệm vụ của các chủ thể chưa thực sự thông suốt, chưa xuất hiện nhu cầu xây dựng cơ chế phối hợp giữa các lực lượng để huy động mọi sức mạnh và sự đồng lòng, quyết tâm nâng cao trách nhiệm trong giải quyết việc làm cho quân nhân xuất ngũ.