Trường trung cấp Nghề số 19 đã đào tạo nghề cho hàng nghìn học viên là quân nhân xuất ngũ, con em các gia đình chính sách và một phần nhu cầu học nghề của xã hội. Hiện tại, Nhà trường đang đào tạo 5 nghề hệ trung cấp và 09 nghề hệ sơ cấp; lưu lượng đào tạo hàng năm gần 1.000 học sinh trung cấp nghề và từ 1.900 đến 2.300 học sinh sơ cấp nghề; đồng thời, dạy nghề ngắn hạn cho 350 đến 500 học viên là lao động nông thôn và lao động thuộc hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Từ năm 2001 đến năm 2013, Nhà trường đã đào tạo hơn 4000 học sinh trung cấp nghề, hơn 16.000 học sinh sơ cấp nghề và khoảng 1.000 học sinh thuộc diện người nghèo, lao động nông thôn. Năm 2009, đội tuyển giáo viên Trường tham gia hội thi giáo viên dạy giỏi các trường cao đẳng và trung cấp nghề quân đội đã đạt được giải nhì, trong đó có 03 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp Bộ. Bên cạnh đào tạo nghề, Nhà trường đã tư vấn cho trên 20.000 lượt người, giới thiệu việc làm cho hơn 7.000 lao động và phối hợp với các cơ quan chức năng cung ứng gần 500 lao động sang Malaysia, Hàn Quốc…, trong đó, bộ đội xuất ngũ chiếm trên 50% [Phòng đào tạo – Trường Trung cấp nghề số 19].
Để chất lượng đào tạo ngày một nâng cao, Nhà trường đã vận dụng tổng hợp nhiều biện pháp. Do luôn nhận thức được rằng đội ngũ nhà giáo là người trực tiếp trang bị kiến thức, bồi dưỡng phát triển tư duy, sáng tạo, rèn luyện tác phong và phương pháp công tác, phẩm chất đạo đức cho học viên. Đảng ủy, Ban giám hiệu Nhà trường thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng đội ngũ nhà giáo vững mạnh toàn diện. Cùng với việc thực hiện nghiêm quy chế tuyển chọn, nâng cao chất lượng đầu vào, Nhà trường chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ cho đội ngũ giáo viên với nhiều hình thức phù hợp. Ngồi việc đưa giáo viên đi đào tạo lại tại các nhà trường trong và ngồi qn đội, Trường ln chú trọng khuyến khích giáo viên tự nghiên cứu, học tập; đẩy mạnh các hoạt động phương pháp; tiến hành bồi dưỡng tại chức, cấp trên bồi dưỡng cấp dưới; tổ chức hội thao, hội thi giáo viên giỏi… Thơng qua đó, nâng cao trình độ học vấn, năng lực chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn, kỹ năng sư phạm và các tiêu chí quy định theo chức danh nhà giáo…Bên cạnh đó, Nhà trường tăng cường các biện pháp quản lý, rèn luyện, nâng cao tinh thần trách nhiệm, phẩm chất đạo đức, tác phong công tác của đội ngũ giáo viên; đồng thời, từng bước bổ sung, hồn thiện các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, tơn vinh nhà giáo, tạo điều kiện thuận lợi cả về vật chất và tinh thần cho đội ngũ giáo viên yên tâm công tác, tiếp tục phấn đấu cống hiến cho sự nghiệp giáo dục – đào tạo của Nhà trường. Ngoài ra, Nhà trường thường xuyên đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo sát với đặc điểm, yêu cầu, nhiệm vụ, thực hiện có hiệu quả tư tưởng Hồ Chí Minh đã dạy “ Học đi đơi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn”. Đặc biệt, chú trọng gắn Nhà trường với địa phương, lấy thực hành là chính; kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo với quản lý, giáo dục, rèn luyện, tạo cho học sinh có kỹ năng nghề.
Từ kinh nghiệm cách làm có hiệu quả của các trường nêu trên, bài học rút ra đối với các trường dạy nghề quân đội trên địa bàn thành phố Hà Nội là:
Thứ nhất, Công tác đào tạo nghề phải gắn với đổi mới chính sách. Thực hiện xã hội hóa cơng tác đào tạo và đào tạo lại nghề cho QNXN ở Hà Nội với nhiều hình thức, quy mơ đào tạo phù hợp với trình độ, sở trường, nhu cầu việc làm của QNXN cũng như đáp ứng yêu cầu sử dụng lao động trên thị trường hàng hóa sức lao động.
Thứ hai, phải có sự phối kết hợp đồng bộ của chính quyền, các doanh nghiệp sử dụng lao động và QNXN. Nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của
mọi tổ chức, lực lượng tạo ra môi trường kinh tế - xã hội thuận lợi mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo, kết hợp giữa đào tạo nghề tại địa phương và tại nhà trường để làm sao giảm được chi phí tối đa cho người học mà vẫn đảm bảo chất lượng đào tạo.chú trọng công tác hướng nghiệp sau đào tạo của các trường dạy nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội (trường số 10,17 và 18) nói riêng. Các trường đều có các trung tâm tư vấn giới thiệu việc làm thật sự chất lượng và có uy tín để làm cầu nối giữa các doanh nghiệp uy tín với Quân nhân xuất ngũ và nhà trường.
Thứ ba, xây dựng quy mô và ngành nghề đào tạo hợp lý đáp ứng nhu cầu của thị trường sức lao động. Các cơ sở dạy nghề trong quân đội nói
chung và trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng đã đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện, mở rộng ngành nghề đào tạo, đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước.
Thứ tư, kiện toàn và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề. Các trường dạy nghề luôn chú trọng, củng cố phát triển đội
ngũ giáo viên cả về số lượng và chất lượng, bằng nhiều biện pháp như đào tào tạo, bồi dưỡng tại chỗ, gửi đi học nâng cao trình đội chun mơn và nghiệp vụ sư phạm tại các trường đại học, cao đẳng trong và ngoài quân đội; tuyển
bổ sung giáo viên mới, chú trọng giáo viên tốt nghiệp sau đại học, đại học theo chuyên ngành và giáo viên thực hành có tay nghề cao.
*
* *
Đào tạo nghề cho QNXN có vai trị quan trọng đối với sự phát triển của đất nước, nó đã góp phần tạo được cơng ăn việc làm ổn định cho quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương. Là để toàn dụng lực lượng lao động trẻ, khỏe đã được rèn luyện trong môi trường kỷ luật quân sự, tạo ra được đội ngũ lao động có chất lượng, có tác phong cơng nghiệp. Đào tạo nghề cho QNXN là giữ lại địa phương lực lượng lao động, tránh được luồng di cư lao động đi nơi khác, đồng thời là lực lượng dự bị động viên; có nguồn tại chỗ để đào tạo trở thành đội ngũ cán bộ địa phương sau này. Đào tạo nghề cho QNXN là giải quyết sớm một bước và giải quyết căn bản tránh làm nảy sinh các vấn đề xã hội phức tạp. Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước và các địa phương trong cả nước đã quan tâm đưa ra những chủ trương, chính sách tạo điều kiện thuận lợi đào tạo nghề cho QNXN. Nghiên cứu kinh nghiệm về đào tạo nghề cho QNXN ở một số trường có ý nghĩa thiết thực nhằm học tập những kinh nghiệp bổ ích và hạn chế vấn đề nảy sinh không mong muốn.
Chương 2