định rõ trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong đào tạo nghề cho quân nhân xuất ngũ ở các trường dạy nghề Quân đội trên địa bàn thành phố Hà Nội
Những năm qua, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm tăng cường quản lý và nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng lực lượng lao động là quân nhân xuất ngũ. Các chính sách về tài chính, trợ cấp học nghề và tạo việc làm cho họ từng bước được hình thành và đi vào cuộc sống. Nhưng trên thực tế, hiệu quả của các chính sách đó phần nào chưa mang lại kết quả như mong muốn. Để quân đội thực sự là đội quân chiến đấu, bảo vệ vững chắc thành quả của cách mạng và có đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng phát triển kinh tế, các giải pháp cần tập trung thực hiện:
Một là, xây dựng bộ máy chuyên trách nhằm đào tạo nghề cho quân nhân xuất ngũ.
Việc giải quyết đồng bộ, có hiệu quả các vấn đề về quân nhân xuất ngũ sẽ được thực hiện tốt khi có một cơ quan chuyên trách đảm nhiệm cùng một
hệ thống pháp lý cụ thể, rõ ràng. Do vậy, ở nước ta phải đầu tư, nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp lý và các cơ quan chuyên trách giải quyết vấn đề này. Ban hành và thực hiện đồng bộ hệ thống các chương trình, chính sách tài chính và trợ cấp ưu đãi cho phù hợp như: trợ giúp nâng cao trình độ học vấn; trợ cấp thất nghiệp; trợ cấp học nghề.
Quân đội nên thành lập hệ thống tư vấn chuyên trách hoặc kiêm nhiệm theo hệ thống dọc từ Bộ Quốc phòng cho đến các trung tâm, các cơ sở dạy nghề. Ở các trường dạy nghề quân đội trên địa bàn Hà Nội đều có các trung tâm tư vấn tuyển sinh học nghề và giải quyết việc làm riêng, như vậy quân nhân dễ dàng nhận được lời khuyên, và được tư vấn học nghề cho phù hợp với nhu cầu và hồn cảnh của bản thân. Cơng tác tư vấn sẽ mang lại kết quả cao khi đội ngũ làm công tác tư vấn hướng nghiệp, đào tạo nghề và tìm kiếm việc làm trong quân đội là những người có kiến thức, am hiểu về lao động việc làm, đồng thời phải là những người có trình độ chun mơn về tâm lý, có khả năng luận giải, thuyết phục đối với qn nhân. Có như vậy, chất lượng của cơng tác tư vấn mới đem lại hiệu quả cao.
Bên cạnh hệ thống tư vấn tuyển sinh học nghề cần gắn liền với công tác giải quyết việc làm cho quân nhân xuất ngũ. Đây cũng chính là nơi giữ mối liên hệ thường xuyên với lực lượng quân nhân xuất ngũ được đào tạo nghề và bố trí việc làm để nắm chắc tình hình việc làm và cuộc sống của họ. Qua đó, đề xuất và điều chỉnh kịp thời về cơ chế, chính sách cũng như các biện pháp giúp đỡ cần thiết khác.
Hai là, xây dựng hệ thống chính sách hỗ trợ tài chính phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho quân nhân xuất ngũ học nghề, tìm kiếm việc làm ổn định cuộc sống.
Trong hệ thống chính sách, tài chính ln giữ vị trí đặc biệt quan trọng, nhất là trong hướng nghiệp và trợ cấp đào tạo nghề. Mặc dù chính sách tài chính của quân đội đối với quân nhân xuất ngũ đã được cải thiện đáng kể
nhưng số tiền tương đương từ 3 đến 4 tháng sinh hoạt phí mà họ nhận được khơng đủ để chi phí sinh hoạt trong thời gian học nghề, Bên cạnh đó, tài chính hỗ trợ cho các trường nghề quân đội cũng tồn tại những bất cập nhất định. Việc đào tạo nghề cho quân nhân xuất ngũ cần được ưu tiên nhưng các trường nghề khơng có khoản hỗ trợ đào tạo nào từ Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội như các trường nghề khác. Đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng trong một thời gian dài các trường nghề của quân đội thiếu kinh phí, khơng có điều kiện về tài chính để đổi mới trang thiết bị, nâng cao chất lượng đào tạo.
Việc cấp “Thẻ học nghề” cho quân nhân xuất ngũ là một trong những chính sách ưu tiên của Đảng, Nhà nước và Quân đội. Tuy nhiên, việc cấp thẻ học nghề chỉ dùng cho đào tạo nghề ở trình độ sơ cấp thì tác dụng của việc dùng thẻ chưa thực sự hữu ích đối với tồn bộ lực lượng Quân nhân xuất ngũ. Bởi lẽ, quy định đó phần nào sẽ khơng khuyến khích được Qn nhân xuất ngũ học nghề ở những trình độ cao hơn (trung cấp, cao đẳng) hoặc những quân nhân đã có nghề nhưng muốn được bổ túc, nâng cao trình độ. Do vậy, phạm vi dùng Thẻ học nghề cần được mở rộng cho nhiều trình độ đào tạo khác nhau, mức phí đào tạo khác nhau với một lượng tài chính hỗ trợ như nhau. Như vậy, mới tạo ra động lực thúc đẩy họ học nghề, nâng cao trình độ và đảm bảo được tính cơng bằng tương đối về chính sách cho mọi quân nhân tham gia học nghề khi xuất ngũ.
Bên cạnh đó, chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho quân nhân xuất ngũ bằng việc sử dụng thẻ học nghề phải được thực hiện đi kèm với các biện pháp khác, đề phòng các trường hợp sử dụng thẻ sai mục đích hoặc các hiện tượng tiêu cực xảy ra tại các cơ sở đào tạo để hưởng tiền trợ cấp học nghề trong khi quân nhân xuất ngũ vẫn không được đào tạo.
Ba là, xây dựng cầu nối giữa cung và cầu, giữa định hướng, đào tạo nghề cho quân nhân xuất ngũ với thị trường lao động.
Để công tác đào tạo nghề cho quân nhân xuất ngũ đạt hiệu quả cao, cần có sự định hướng, tạo cầu nối giữa đào tạo với tuyển dụng, giữa cung và cầu về lao động là quân nhân xuất ngũ. Phải xây dựng QNXN trở thành nguồn nhân lực này. Việc xây dựng và quảng bá thương hiệu được thực hiện thông qua các phương tiện thông tin và sự liên kết, ký kết hợp đồng giữa các đơn vị, các trường nghề quân đội với các đơn vị tuyển dụng nhân lực trong nền kinh tế mà cụ thể là trường Trung cấp nghề số 18 trên địa bàn Hà Nội, thường xuyên ký kết hợp đồng lao động để cung ứng đầu ra với các công ty Sam Sung, Nokia, các công ty Xây dựng trong quân đội.... Các trường nghề quân đội trên địa bàn hàng năm thường xuyên tổ chức hội nghị việc làm cho quân nhân xuất ngũ và các đối tượng khác. Bởi đây là cơ hội để doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận nguồn nhân lực dồi dào, với thời gian nhanh nhất. Không những thế doanh nghiệp cịn có điều kiện quảng bá thương hiệu, uy tín và hình ảnh của chính mình. Qua chương trình, QNXN có thể tìm kiếm những vị trí phù hợp với khả năng và trình độ. Ngồi ra, chương trình cịn cung cấp cho người lao động thông tin về thị trường lao động, từ đó có định hướng nghề nghiệp phù hợp. Ngày hội sẽ mở ra nhiều cơ hội về việc làm là cầu nối giữa lực lượng lao động trẻ với các nhà tuyển dụng giúp người lao động có thể tìm được ngay một nghề mà mình u thích, phù hợp với năng lực và trình độ chun mơn. Đây cũng sẽ là cơ hội để tăng cường sự hiểu biết, tiến tới phối hợp chặt chẽ hơn giữa các đơn vị cung ứng nhân lực (các trường dạy nghề, trung tâm dạy nghề..) với các nhà tuyển dụng (các công ty, doanh nghiệp) để nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề nghiệp, giải quyết việc làm.
Bốn là, phát huy tính năng động, sáng tạo, sự nỗ lực của các cơ sở đào tạo nghề, là nhân tố chủ quan có ý nghĩa quyết định biến cơ chế chính sách, chính sách hỗ trợ thành hiện thực và có hiệu quả.
Để thực hiện tốt cơ chế, chính sách và đem lại hiệu qủa thiết thực còn địi hỏi từ phía các trường nghề trên địa bàn, nhất là những người đứng đầu các nhà trường và các cơ quan liên quan phải là những người giỏi và có bản lĩnh thực sự. Quán triệt tốt nguyên tắc tập trụng dân chủ ở các cơ sở đào tạo, thực hiện chế độ kết hợp tập thể lãnh đạo, phân công cá nhân phụ trách với cơ chế báo cáo, xin ý kiến của các tổ chức cấp trên. Trong đó, các trường dạy nghề phải chủ động xây dựng được một đội ngũ cán bộ cán cốt, tinh thơng nghiệp vụ và tối ưu hóa trong giảng dạy, nghiên cứu. Đồng thời thông qua việc điều chỉnh cơ cấu, đội ngũ bảo đảm tính hệ thống về tổ chức sản xuất, phát triển nghiên cứu khoa học, phát huy vai trò đa chức năng của Nhà trường. Xây dựng và hoàn thiện chế độ kiểm tra, đánh giá định kỳ, kết hợp kiểm tra, đánh giá được dùng làm căn cứ để bình xét thành tích cơng tác của đơn vị và bổ nhiệm, đề bạt, tăng lương cho cán bộ, nhân viên; mặt khác, các trường dạy nghề thực hiện công việc nội bộ theo quyền hạn được Nhà nước quy định và gánh vác nghĩa vụ, trách nhiệm tương ứng. Thường xuyên, sơ tổng kết rút kinh nghiệm về công tác chuyên môn ở các trường dạy nghề quân đội trên địa bàn, trên cơ sở đó đề xuất, tham mưu với cơ quan cấp trên có liên quan đến những vấn đề thuộc về cơ chế, chính sách nhằm bổ sung và hồn thiện về cơ chế chính sách đào tạo nghề, đặc biệt là các chế độ chính sách cho bộ đội xuất ngũ có thẻ học nghề.