xuất ngũ ở các trường dạy nghề quân đội trên địa bàn thành phố Hà Nội
3.1.1. Đào tạo nghề cho Quân nhân xuất ngũ ở cáctrường dạy nghề Quân đội trên địa bàn thành phố Hà Nội trường dạy nghề Quân đội trên địa bàn thành phố Hà Nội là sự nghiệp và trách nhiệm của tồn xã hội, địi hỏi phải có sự tham gia của Chính phủ, Bộ ngành, địa phương, các cơ sở dạy nghề, sử dụng lao động và chính bản thân Quân nhân xuất ngũ
Quân nhân xuất ngũ là những thanh niên thực hiện quyền và nghĩa vụ theo Luật quân sự Việt Nam. Trong thời gian tại ngũ, song hành với thời gian tập, huấn luyện nghiệp vụ quân sự, họ chính là những chiến sỹ sẵn sàng nhận nhiệm vụ chiến đấu, sẵn sàng hy sinh cả tính mạng để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chế độ, bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân.
Trong lịch sử cách mạng Việt Nam, lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc là minh chứng hùng hồn chứng minh những điều khẳng định trên. Ngày nay trong điều kiện thời bình, tồn dân, từng gia định tập trung cho xây dựng và phát triển kinh tế thì sự hy sinh của những người lính thực hiện nghĩa vụ quân sự càng đáng ghi nhận hơn. Bởi vì, họ hy sinh cuộc sống yên bình, hạnh phúc, hy sinh những cơ hội phát triển để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ sự bình yên của Tổ quốc, tạo điều kiện thuận lợi thực hiện sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa góp phần từng bước hực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Như vậy, sự hy sinh của những quân nhân là sự hy sinh cao cả vì lợi ích chung của cả dân tộc và đất nước. Thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự của mỗi quân nhân tuy ngắn, nhưng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ đặc thù của những người lính là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đây cũng là thời gian có ý nghĩa quan trọng trong việc hồn thiện các giá trị nhân cách và có ảnh hưởng đến xu hướng nghề nghiệp của họ trong tương lai. Khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, họ được xuất ngũ và trở về hội nhập với cuộc sống đời thường như những công dân khác. Họ sẽ trở thành thành viên của các đơn vị kinh tế và các tổ chức chính trị, xã hội. Thời điểm chuẩn bị xuất ngũ đến khi có được việc làm là điểm giao thoa giữa cuộc sống quân ngũ và cuộc sống đời thường. Đây được xem là thời điểm “nhạy cảm” nên tâm trạng của họ không tránh khỏi những vấn đề trăn trở trong suy nghĩ của đa số quân nhân xuất ngũ hiện nay. Những trăn trở trên của quân nhân chỉ được giải quyết một cách có hiệu quả khi đạt được sự thống nhất cao về nhận thức, hành động của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.
Do vậy, đào tạo nghề cho quân nhân xuất ngũ không chỉ là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và Quân đội mà còn là trách nhiệm của các ngành, các cấp, của mọi lực lượng, mọi tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội. Đồng thời phải phát huy được sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành các tổ chức cùng tham gia để tận dụng tối đa những lợi thế cũng như khả năng chuyên môn mà quân nhân xuất ngũ có được trong thời tại ngũ. Khi nào quan điểm đó được nhận thức một cách đồng nhất và quán triệt sâu sắc thì việc đào tạo nghề cho lực lượng này mới đem lại hiệu quả cao.
Đảng và Nhà nước tiếp tục xây dựng, ban hành và hồn thiện những chủ trương, chính sách..., nhằm xác định rõ hơn quyền lợi và trách nhiệm của các chủ thể tham gia công tác đào tạo nghề cho quân nhân. Tiếp tục bổ sung và hồn thiện các chính sách đào tạo nghề, hỗ trợ tìm kiếm việc làm cho quân
nhân. Quân đội, các bộ, ngành và các cơ quan quan trọng trong hệ thống chính trị cơ sở tiếp tục tham mưu và dựa trên các thể chế ban hành thực hiện quyền và trách nhiệm của từng lực lượng.
Tiếp tục quán triệt, giáo dục, tuyên truyền cho mọi lực lượng nhận thức rõ quyền lợi và nghĩa vụ trong tham gia đào tạo nghề cho quân nhân xuất ngũ. Trong đó quán triệt sâu sắc quan điểm nhân dân và các trường dạy nghề, doanh nghiệp là lực lượng chủ yếu trong trong việc tạo nghề nghiệp và việc làm ổn định, bền vững cho quân nhân khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự.