Tổng quan mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG NGƯỜI ẢNH HƯỞNG TRÊN NỀN TẢNG TIKTOK ĐẾN HÀNH VI MUA SẮM TRỰC TUYẾN CỦA THẾ HỆ Z (Trang 53 - 54)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Tổng quan mẫu nghiên cứu

Một cuộc khảo sát đã được thực hiện với 253 phiếu khảo sát được thực hiện khảo sát online thông qua Google Form từ tháng 11 năm 2021, với đối tượng là thế hệ Z từng bị tác động bởi người ảnh hưởng dẫn đến hành vi mua sắm trực tuyến, tác giả thu về được 253 phiếu.

Sau khi loại bỏ 33 phiếu khảo sát không hợp lệ như không nằm trong đối tượng khảo sát qua phần câu hỏi gạn lọc (bao gồm những đáp viên không sử dụng TikTok; không thuộc trong độ tuổi từ 1997-2003; đã thực hiện khảo sát tương tự trong vòng 6 tháng trở lại, bản thân đáp viên hoặc người thân có làm việc trong những lĩnh vực truyền thơng, báo chí, cơng ty nghiên cứu thị trường, đài phát thanh truyền hình; phiếu khảo sát có nhiều ơ trống hoặc nhiều hơn một ơ trả lời; hoặc có cơ sở để xác định những câu trả lời không đáng tin cậy (chọn cùng một hoặc mức độ trả lời cho tất cả các câu hỏi), số bảng câu hỏi hợp lệ còn lại là 220 (đạt tỷ lệ 85%). Như vậy, kích thước mẫu này thỏa mãn với điều kiện ban đầu là lớn hơn cỡ mẫu tối thiểu cần đạt (220 mẫu) nên tác giả sử dụng dữ liệu của cỡ mẫu này để phân tích và kiểm định các giả thuyết của mơ hình.

Tóm lại, các kết quả thống kê, kiểm định được trình bày dưới đây dựa trên việc xử lý và phân tích số liệu thu được từ 220 bảng câu hỏi hợp lệ.

Chi tiết các đặc điểm của thế hệ Z như sau: Về độ tuổi, do ban đầu đã xác định thuộc trong thế hệ Z nên năm sinh của đáp viên hồn tồn nằm trong nhóm tuổi 18-24 tuổi (100%). Về giới tính, tỷ lệ phân bố đồng đều với nam: 112 người (chiếm 50.9%), nữ: 108 người (chiếm 49.1%). Về nghề nghiệp, với dữ liệu từ nghiên cứu này cho thấy, thế hệ Z bị tác động bởi người ảnh hưởng trên nền tảng MXH TikTok thuộc 2 nhóm chính là học sinh, sinh viên chiếm tỉ trọng cao nhất (chiếm 39.1%), tiếp đến là nhân viên văn phòng (chiếm 29.1%), lao động chuyên môn (chiếm 20.5%), thấp nhất là kinh doanh, buôn bán tự do (chiếm 11.4%). Về trình độ, nhóm Đại học, Cao đẳng có tỉ trọng cao nhất (chiếm 61.4%), tiếp đến là nhóm trung học cơ sở, trung học phổ thông (chiếm 25.9%), thấp nhất là nhóm trên Đại học (chiếm 12.7%). Về thu nhập, nhóm thu nhập trên 5 triệu chiếm tỷ trọng cao nhất (chiếm 40%), tiếp đến là nhóm từ 1 – 3 triệu (chiếm 25%), nhóm thu nhập từ 3-5 triệu (chiếm 19.5%), nhóm thu nhập dưới 1 triệu chiếm tỉ trọng thấp nhất (chiếm 15.5%).

Bảng 4.1: Thông tin về mẫu nghiên cứu

Đặc điểm Số lượng (người) Tỉ trọng (%)

Giới tính Nam 112 50.9

Nữ 108 49.1

Nghề nghiệp Học sinh sinh viên 86 39.1

41

Lao động chuyên môn 45 20.5

Buôn bán, kinh doanh tự do 25 11.4

Trình độ

Trung học cơ sở, trung học phổ thông 57 25.9

Đại học, Cao đẳng 135 61.4 Trên Đại học 28 12.7 Thu nhập Dưới 1 triệu 34 15.5 Từ 1 triệu đến 3 triệu 55 25 Từ 3 triệu đến 5 triệu 43 19.5 Trên 5 triệu 88 40

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả phỏng vấn, 2021

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG NGƯỜI ẢNH HƯỞNG TRÊN NỀN TẢNG TIKTOK ĐẾN HÀNH VI MUA SẮM TRỰC TUYẾN CỦA THẾ HỆ Z (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)