Trên thế giới, có một số nghiên cứu về CHT tuyến ức bao gồm các chuỗi xung để chụp, đặc điểm hình ảnh, so sánh giá trị của CLVT và CHT...
thường hoặc tăng sản), đồng thời dự báo mức độ lành ác, tổn thương mô bệnh học và giai đoạn u. Bên cạnh chuỗi xung đồng pha, nghịch pha, chuỗi xung khuếch tán cũng bước đầu được sử dụng. Razek AA và cộng sự [83] khi nghiên cứu 31 khối u tuyến ức đã xác định giá trị ADC của hai nhóm ung thư và u lành khác nhau có ý nghĩa thống kê và lần lượt là 1,09 ± 0,12 × 10-3 mm2/sec và 1,98 ± 0,17 × 10-3mm2/sec. Trong một nghiên cứu khác năm
2014 trên 30 khối u tuyến ức bằng chuỗi xung khuếch tán, tác giả đã xác định giá trị ADC ở hai nhóm u giai đoạn sớm (giai đoạn I, II) là 1,29 ± 0,07 × 10-3 mm2/sec và u giai đoạn muộn (giai đoạn III, IV) là 1,17 ± 0,13 × 10-3 mm2/sec. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,006 [84].
Priola AM và cộng sự [10] khi nghiên cứu chụp CLVT và CHT ở 83 bệnh nhân nhược cơ thấy độ chính xác của CHT trong đánh giá các tổn
thương tuyến ức là 97,6% cao hơn so với CLVT. Tác giả cũng cho biết giá trị
CSR tối ưu để phân biệt tuyến ức tăng sản với u là 0,849 với độ chính xác 96,7% [85]. Tác giả khuyến cáo nên sử dụng CHT thay thế CLVT trong thực
hành lâm sàng để đánh giá các tổn thương tuyến ức ở bệnh nhân nhược cơ
[10]. Trong một nghiên cứu khác sử dụng chuỗi xung khuếch tán để chẩn
đoán phân biệt, tác giả nhận thấy giá trị ADC tối ưu để phân biệt u tuyến ức với các trường hợp tăng sản, bình thường là 1,625 × 10-3mm2/sec với Se 96,8% và Sp 79,2% [86].
So sánh CHT khuếch tán với PET-CT trong phân biệt các tổn thương
lành tính và ác tính trên 28 khối u trung thất, Usuda K [87] xác định giá trị
ADC của u ác là 1,56 ± 0,46 × 10-3mm2/sec, của u lành là 2,96 ± 0,86 × 10-3 mm2/sec. Khác biệt giữa hai nhóm có ý nghĩa với p < 0,0001. Ngưỡng giá trị ADC để phân biệt u ác với u lành là 2,21 × 10-3mm2/sec. Sử dụng ngưỡng
này để phân biệt, chuỗi xung khuếch tán có Se 100%, Sp 83,3%, Acc 92,9%.
11,22, của u lành là 2,53 ± 3,92. Khác biệt có ý nghĩa với p = 0,0159.
Ngưỡng giá trị SUV để phân biệt là 2,93. Tại ngưỡng này, PET-CT có Se 93,8%, Sp 66,7%, Acc 82,1%. So sánh giá trị chẩn đoán của hai phương
pháp, tác giả thấy sự khác biệt khơng có ý nghĩa mặc dù CHT khuếch tán
dường như tốt hơn.
Nghiên cứu 35 khối u đặc trung thất trước, Seki S và cộng sự [88] xác
định giá trị ADC khác biệt có ý nghĩa giữa hai nhóm u lành và ác tính. Tại
điểm ngưỡng 1,4 × 10-3mm2/sec để phân biệt u lành và ác, CHT khuếch tán có Se 92,9%, Sp 76,9%, Acc 85,2%, cao hơn so với CLVT có giá trị tương ứng là 100%, 23%, 63%. Khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Như vậy, cho tới hiện nay, các nghiên cứu về sử dụng CHT đểđánh giá
u tuyến ức nói chung cũng như tuyến ức, u tuyến ức ở bệnh nhân nhược cơ
nói riêng vẫn đang được tiếp tục thực hiện trên thế giới. Vấn đề được quan tâm là vai trò của CHT trong phân biệt các dạng tổn thương tuyến ức cũng như giá trị ngưỡng để phân biệt. Nghiên cứu về những nội dung này vì vậy rất cần thiết.
CHƢƠNG II