Các biến số CHT

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị của cộng hưởng từ trong đánh giá tổn thương tuyến ức ở bệnh nhân nhược cơ (Trang 51 - 54)

, FP + T N= Trong đó

c) Các biến số CHT

- Hình dạng tuyến. Chia 3 dạng: hình tam giác hoặc mũi tên, hình hai thùy và hình một khối mơ mềm [34].

- Vị trí tuyến. Theo chiều dọc, xác định ở trung thất trên, dưới. Theo chiều ngang, xác định ở giữa, bên phải hay trái [10].

- Đo kích thước tuyến. Đo kích thước chiều rộng và chiều dày của từng

thùy theo sơ đồ của Baron RL [34].

- Đường bờ tuyến. Chia 3 dạng: thẳng, lõm, lồi [10].

- Cường độ tín hiệu tuyến trên T1 và T2. Cường độ tín hiệu được so sánh với cơ thành ngực và tổ chức mỡ. Chia 3 mức độ: thấp hơn hoặc bằng

cơ, cao hơn cơ nhỏ hơn mỡ và bằng hoặc lớn hơn mỡ.

- Đánh giá mức độ đồng nhất của tín hiệu. Tín hiệu được xác định là

đồng nhất hoặc không đồng nhất bằng việc quan sát cường độ tín hiệu cả trước và sau tiêm đối quang từ [54].

- Tính chỉ số CSR theo cơng thức [8],[9]: CSR= op op

in in TSI / MSI

TSI / MSI

TSIoplà cường độ tín hiệu tuyến ức đo ở xung nghịch pha. TSIinlà cường độ tín hiệu tuyến ức đo ở xung đồng pha.

MSIop là cường độ tín hiệu cơ thành ngực đo ở xung nghịch pha. MSIinlà cường độ tín hiệu cơ thành ngực đo ởxung đồng pha.

Khi tuyến ức có dạng một khối khu tr

- Xác định hình dạng khối. Chia làm 3 dạng: hình trịn, hình bầu dục và hình dạng mảng. Hình trịn khi tỷ lệ giữa chiều dài và chiều rộng < 1,5. Hình bầu dục khi tỷ lệ này từ1,5 đến < 3. Hình dạng mảng khi tỷ lệnày ≥ 3 [68].

- Đo kích thước khối theo ba bình diện. Chiều dài khối được xác định trên hình axial ở lớp cắt mà chiều dài đo được là lớn nhất. Kích thước chiều rộng được đo vng góc với chiều dài trên cùng lớp cắt đó. Kích thước chiều

cao được đo trên bình diện sagittal [67].

- Xác định đường bờ khối. Đường bờ chia làm 3 dạng: bờ nhẵn, bờ có

múi, thùy và đường bờ không xác định. Bờ được đánh giá là nhẵn khi khơng có hình gai nhọn nào trên đường bờ. Đường bờ được đánh giá là có múi, thùy

khi khối có các cạnh lồi, các nốt nhỏ sần sùi nằm giữa các thùy của khối [67]. - Xác định vỏ bao của khối. Là viền giảm tín hiệu trên hình T1 bao quanh chu vi khối. Vỏ bao chia làm 3 dạng: gần hoàn toàn, một phần và

khơng có bao. Vỏ bao gần hồn tồn khi thấy ≥ 2/3 chu vi khối. Vỏ bao một phần khi thấy < 2/3 chu vi khối [54].

- Xác định các vách xơ. Là mạng lưới các dải giảm hoặc tăng tín hiệu chia khối thành các múi, thùy [54].

- Xác định hoại tử, nang. Là các ổ dịch (tín hiệu T2 tăng, T1 giảm hoặc

tăng) nằm trong khối.

- Xác định chảy máu. Chảy máu giai đoạn cấp và bán cấp đồng hoặc

tăng tín hiệu trên T1, giảm hoặc tăng tín hiệu trên T2 [54]. Khơng đánh giá

chảy máu mãn giảm tín hiệu trên cả T1 và T2 vì nhầm với vơi hóa.

- Xác định xâm lấn của khối vào tổ chức xung quanh. Xâm lấn mạch máu khi khối tiếp giáp và làm thay đổi đường bờ của các mạch máu, gây tắc nghẽn, huyết khối [54]. Khi này, xác định có bao nhiêu phần trăm chu vi

mạch máu tiếp giáp với khối. Đánh giá tình trạng hẹp và biến dạng mạch máu do sự xâm lấn của khối gây nên [67].

- Xác định hạch trung thất. Đó là các nốt có đường kích ≥ 10mm trên các lớp cắt axial [54],[67].

Kỹ thuật thực hiện đo cường độ tín hiệu

- Cường độ tín hiệu được đo bằng phép đo theo diện tích vùng (ROI –

region of interest).

- Diện tích đo tuyến ức 0,5 – 1cm2, diệntích đo cơ thành ngực 1 – 2cm2. - Xác định các vị trí trên tuyến ức để tránh đo ROI vào đó: đo ở vị trí trung tâm, tránh vùng ngoại vi để tránh hiệu ứng thể tích khối một phần (partial volume effects) với các cơ quan xung quanh. Xác định các vị trí hoại tử, nang trên hình T2 và T2 xóa mỡ. Xác định các đường bờ đen trên hình nghịch pha do hiệu ứng “India ink artifact” tại các bề mặt giao nhau giữa các mô mỡ chiếm ưu thếvà mô nước chiếm ưu thế [10],[58].

- Sau khi xác định các vị trí cần tránh, tiến hành đo ROI trên hình nghịch pha trước. Đo tại vị trí có tín hiệu cao nhất để tránh bỏ sót các khối u nhỏ. Tiếp theo đo trên hình đồng pha với cùng diện tích và tại đúng vị trí như trên hình nghịch pha [10],[58].

2.2.3.4. Nghiên cứu cắt lớp vi tính tuyến ứca) Kỹ thuật thực hiện a) Kỹ thuật thực hiện

- Sử dụng dữ liệu có sẵn của bệnh nhân khi vào viện.

- Đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Chụp không hụt, từ nền cổ đến hết vịm hồnh.

+ Độ dày lớp cắt 5mm hoặc được tái tạo 5mm.

+ Dữ liệu được lưu trữ dưới dạng file DICOM và xem bằng phần mềm

eFilm 3.4.0.

- Dữ liệu của 53 bệnh nhân đáp ứng yêu cầu.

- Người nghiên cứu đánh giá các biến số nghiên cứu của từng bệnh nhân. Từ kết quả các biến số đó, căn cứ vào tiêu chuẩn chẩn đoán u tuyến ức, chẩn đoán từng trường hợp u, tăng sảnhoặcbình thường.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị của cộng hưởng từ trong đánh giá tổn thương tuyến ức ở bệnh nhân nhược cơ (Trang 51 - 54)