Phân tích hồi quy đơn biến và đa biến

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị của cộng hưởng từ trong đánh giá tổn thương tuyến ức ở bệnh nhân nhược cơ (Trang 111 - 113)

, FP + T N= Trong đó

b) Các biến số nghiên cứu

4.2.6. Phân tích hồi quy đơn biến và đa biến

Kết quả ở bảng 3.5 và biểu đồ 3.6 cho thấy việc xuất hiện các dấu hiệu: vị trí dọc (ở dưới), vị trí ngang (lệch phải, trái), hình khối khu trú, có hoại tử nang, cường độ tín hiệu cao trên T2 xóa mỡ, khơng có hiện tượng suy giảm tín hiệu trên hình nghịch pha và giá trị CSR có ý nghĩa phân biệt u và khơng u tuyến ức. Tuy nhiên các phân tích so sánh dựa trên Fisher’s test và T test

như đã thực hiện ở trên chỉ khẳng định khi có một dấu hiệu xuất hiện thì khả năng có u là lớn hơn khơng có u. Chúng khơng giúp ta đánh giá khi xuất hiện một dấu hiệu thì khảnăng xuất hiện u tăng lên bao nhiêu lần. Đặc biệt, khi có nhiều dấu hiệu cùng xuất hiện thì khả năng xuất hiện u sẽ thay đổi như thế

nào và trong số các dấu hiệu đó thì dấu hiệu nào có ý nghĩa quyết định với việc khẳng định u. Phân tích hồi quy logistic đơn biến và đa biến giúp chúng

ta đánh giá mối liên hệ này [96],[129]. Phân tích đơn biến cho biết mối tương

quan giữa khả năng xuất hiện u khi có dấu hiệu khác biệt có ý nghĩa. Phân

tích đa biến thực hiện đối với các dấu hiệu có mối tương quan cho phép ta tìm

ra dấu hiệu có ý nghĩa quyết định cho chẩn đốn phân biệt.

Từ kết quả ở bảng 3.10, chúng tôi nhận thấy đối với phân tích đơn

biến, các dấu hiệu vị trí dọc, vị trí ngang, hình khối, cường độ tín hiệu trên T2 xóa mỡ, suy giảm tín hiệu trên hình nghịch pha và giá trịCSR có tương quan

với khả năng xuất hiện u. Các thơng số ở bảng có thể được diễn giải cụ thể như sau:

- Nếu tuyến ức có hình một khối khu trú, khả năng u lớn gấp khoảng 35 lần so với tuyến có hình tam giác, hai thùy với p < 0,0001, 95% khoảng tin cậy: 8,046 – 160,087.

- Nếu thấy hình tuyến ức ở trung thất dưới, khả năng u lớn gấp khoảng 10 lần so với tuyến nằm ở trung thất trên với p = 0,003, 95% khoảng tin cậy: 2,239 – 53,010.

- Nếu thấy hình tuyến ức nằm lệch phải, trái, khả năng u lớn gấp khoảng 5 lần so với tuyến nằm ở đường giữa với p = 0,002, 95% khoảng tin cậy: 1,890 – 17,413.

- Khi thấy tuyến có cường độ tín hiệu cao trên T2 xóa mỡ, khả năng u

lớn gấp hơn 20 lần so với khi tuyến có tín hiệu thấp với p = 0,004, 95% khoảng tin cậy: 2,818 – 204,407.

- Khi khơng quan sát thấy hiện tượng suy giảm tín hiệu trên hình nghịch pha, khả năng u tăng lên hơn 200 lần với p < 0,0001, 95% khoảng tin cậy: 25,828 – 2698.

- Khi giá trị CSR tăng thêm 0,1 khả năng bị u tuyến ức tăng lên hơn 10

lần với p = 0,003, 95% khoảng tin cậy: 2,424 – 84,562.

Phân tích đa biến sử dụng các dấu hiệu: vị trí dọc, vị trí ngang, hình khối, cường độ tín hiệu cao trên T2 xóa mỡ, suy giảm tín hiệu trên hình nghịch pha và giá trị CSR đểđánh giá giá trị của từng yếu tố trong chẩn đoán

u tuyến ức. Kết quả ở bảng 3.11 cho thấy chỉ có giá trị CSR có ý nghĩa phân

biệt u và không u tuyến ức với OR = 10,566, 95% khoảng tin cậy: 1,686 –

66,229 và p = 0,012. Chúng ta có thể diễn giải: vi bt k v trí, hình dng

cũng như cường độ tín hiệu như thế nào, khi giá tr CSR tăng thêm 0,1 khả năng bị u tuyến ức tăng lên khoảng 10 ln.

Mặc dù đã có một số nghiên cứu về hình ảnh tuyến ức và u tuyến ức

trên CHT, đến hiện tại mới có hai nghiên cứu của Priola AM phân tích các thơng số định tính và định lượng trên CLVT và CHT để dự báo khả năng

xuất hiện u tuyến ức. Theo tác giả, đối với CLVT, mặc dù tại phân tích đơn

biến, có sự khác biệt giữa hai nhóm u và khơng u đối với đa số các tiêu chí

định tính, tại phân tích hồi quy đa biến, chỉ hình dạng (khối khu trú – tam giác, tứ giác OR: 0,98; 95% CI: 89,4 –99,8; p < 0,0001) có ý nghĩa phân biệt

khối khu trú. Giá trị tỷ trọng khơng có ý nghĩa trong dự báo u [10]. Đối với CHT, tác giả nhận thấy giá trị CSR tương quan có ý nghĩa với khả năng xuất hiện u (đối với CSR tăng 0,01 OR = 1,53, 95% khoảng tin cậy: 1,05 – 2,25).

Như vậy khi giá trị CSR tăng thêm 0,01, khả năng bị u tuyến ức tăng lên

khoảng 1,5 lần [85].

Hình 4.10. Tuyến ức tăng sản có dng khi. Bnh nhân Nguyn Th N (s

29). Hình T2 CHT và hình CLVT cho thy khi tín hiu mơ mm, t trng t

chc. Giá tr CSR 0,64 phù hp vi kết qu mô bnh hc sau m tăng sản tuyến c.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị của cộng hưởng từ trong đánh giá tổn thương tuyến ức ở bệnh nhân nhược cơ (Trang 111 - 113)