, FP + T N= Trong đó
b) Các biến số nghiên cứu
4.2.1. Các dấu hiệu phân biệ tu và khôn gu tuyến ức
4.2.1.1. Vị trí
Tuyến ức nằm ở trung thất trước trên, hay gặp nhất là tại đường giữa,
ngay sau xương ức, cạnh ngành lên động mạch chủ, động mạch phổi, tĩnh
nền cổ cho đến góc tâm hồnh, tuy nhiên chủ yếu vẫn ở vị trí giải phẫu của tuyến [6]. U tuyến ức, trái ngược lại có thể gặp ở bất cứ vị trí nào. Theo Marom EM, mặc dù đa số ở u tuyến ức nằm ở trung thất trước trên, tương ứng với vị trí bình thường của tuyến, tuy nhiên vẫn quan sát thấy u ở các vị
trí khác [33]. Nasseri F [5] nhận xét có khoảng ½ các khối u tuyến ức nằm ở
trung thất trên, ½ nằm ở trung thất dưới. Priola AM [10] nghiên cứu 83
trường hợp nhược cơ thấy tất cả các bệnh nhân tăng sản đều ở trung thất trên, 3/22 u tuyến ức ở trung thất dưới. Theo chiều ngang, các tác giả cũng nhận thấy u tuyến ức ít khi nằm ngay tại đường giữa. McErlean A [100] đánh giá đa số u tuyến ức nằm lệch phải hoặc trái. Các nghiên cứu của Jeong YJ [55], Jung KJ [101] cho biết u biểu mô tuyến ức nằm ở đường giữa chỉ chiếm tỷ lệ
< 25%. Theo kết quả ở bảng 3.5, các đặc điểm về vị trí (ở trung thất dưới, nằm lệch phải, trái) có giá trị phân biệt u và không u tuyến ức.
Trong nghiên cứu của chúng tơi, có một trường hợp u tuyến ức khơng nằm ở vị trí thường gặp ở trung thất trước. Khối u nằm ở trung thất giữa, áp sát bờ phải khí quản, xâm lấn vào tĩnh mạch chủtrên. Theo y văn, gần như tất cả các u tuyến ức nằm ở trung thất trước. Chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ nằm ở các vị trí khác gọi là u tuyến ức lạc chỗ [102]. Trong quá trình phát triển phôi thai, tuyến ức di chuyển từ túi hầu họng 3, 4 xuống trung thất trước. Những rối loạn trong quá trình này tạo ra những ổ tuyến ức lạc chỗ ở các vị trí khác nhau. U tuyến ức lạc chỗ được coi như phát triển từ các ổ tế bào này [103]. Trong một nghiên cứu trên 100 bệnh nhân nhược cơ khơng có u tuyến ức
được phẫu thuật, Zielin´ski M thấy 71 bệnh nhân có các ổ tuyến ức lạc chỗ. Vị trí các ổ tế bào biểu mô tuyến ức lạc chỗ gồm vùng cổ 10%, lớp mỡ quanh tuyến ức 37%, lớp mỡ tâm hoành hai bên 16% , cửa sổ phế chủ 33%, rãnh
động tĩnh mạch chủ 4% [104]. Sato M [105] thống kê y văn thơng báo có tất cả 10 trường hợp u tuyến ức nằm ở trung thất giữa tính từ trường hợp được
ghi nhận đầu tiên của Kojima K năm 2002 cho đến trường hợp của tác giả năm 2012. Mười trường hợp này phân loại mô bệnh học gồm 6 típ AB, 2 típ
A, 1 típ 3 và 1 ung thư. Một trường hợp có biểu hiện nhược cơ kết hợp. Các
trường hợp này đều có các đặc điểm hình ảnh tương tự như các khối u tuyến
ức ở vịtrí bình thường. Trên CLVT, các khối có kích thước từ 3,5 – 10cm, tỷ
trọng mơ mềm, ngấm thuốc cản quang nhẹ. Hình ảnh CHT 6 trường hợp cho thấy các khối u có tín hiệu trung gian trên T1, từ thấp đến cao trên T2, ngấm cản quang không đồng nhất. Do hình ảnh khơng đặc hiệu và ở vị trí hiếm gặp nên tất cả các trường hợp này đều chẩn đoán nhầm với các khối u hay gặp ở
trung thất giữa. Bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi được chẩn đoán trước mổ là hạch xâm lấn.
Hình 4.1. U tuyến ức ở trung thất giữa. Bệnh nhân Lê Văn T (số 30). Hình