Về kinh tế

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh của công ty TNHH MTV kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam đến năm 2015 (Trang 37 - 38)

- Chiến lược phát triển đa dạng hóa

CHƯƠNG IV: CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2.2.2 Về kinh tế

Trong những năm qua tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam liên tục gia tăng. Thu nhập bình quân đầu người tăng ổn định, nhu cầu hàng hóa gia tăng. Năm 2011 Chính phủ cho biết nhiệm vụ kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội đạt được những kết quả tích cực.

Nổi bật là lạm phát đang giảm dần. Kim ngạch xuất khẩu tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm trước và so với kế hoạch đề ra, đạt 35,4%. Tỷ lệ nhập siêu gần bằng 9,8% kim ngạch xuất khẩu. Thặng dư cán cân thanh toán ngoại tệ dương, lãi suất huy động tiết kiệm ở mức 14%-15%, lãi sấut cho vay đã giảm và có xu hướng tiếp tục giảm.

Ngồi kết quả đạt được kinh tế Việt nam cũng gặp một số khó khăn. Kinh tế thế giới đang đứng trước nhiều khó khăn thách thức rất lớn, tác động tiêu cực đến nước ta. Ở trong nước kinh tế vĩ mơ chưa vững chắc. Lạm phát vẫn cịn ở mức cao, sản xuất kinh doanh cịn khơng ít ách tắc, hàng tồn kho lớn. Theo tổng cục thống kê nhận định, giá hàng hóa trên thị trường thế giới tiếp tục có những

biến động khó lường; nguồn cung cấp thực phẩm trên thị trường trong nước tuy đã có dấu hiệu tích cực nhưng giá một số dịch vụ và mặt hàng thiết yếu sẽ tăng.

Để xử lý tình trạng trên, Chính Phủ đã thực hiện chính sách tiền tệ - tài khóa chặt chẽ; nâng cao hiệu quả đầu tư; đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát chặt nhập khẩu để giảm nhập siêu; nâng cao hiệu quả sản xuất. Về lâu dài, cần tập trung chuyển đổi mơ hình tăng trưởng trên cơ sở áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, nâng cao năng suất lao động xã hội, tăng tính cạnh tranh của nề kinh tế; tái cấu trúc nền kinh tế. Đảm bảo ổn định giá cả Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất nơng, lâm nghiệp và thủy sản.

Bên cạnh đó nền kinh tế VN cịn nhiều thách thức : bội chi ngân sách còn cao chiếm xấp xỉ 5% GDP, ngoại thương nhập siêu, hiệu quả đầu tư của nền kinh tế còn thấp, được thể hiện qua hệ số ICOR của Việt Nam hiện cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có các doanh nghiệp cà phê cịn gặp nhiều khó khăn, đó là : cần nhiều vốn đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay vay vốn không phải là chuyện dễ dàng mặc dù lãi vay là rất cao, cụ thể, lãi vay ngân hàng trước đây là 19%/năm nhưng hiện nay là 17,5%/năm. Môi trường ngày càng ô nhiễm, mưa bão bất thường gây nhiều thiệt hại, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam còn kém.

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh của công ty TNHH MTV kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam đến năm 2015 (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w