Các cơng cụ và chính sách của thương mại quốc tế

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh của công ty TNHH MTV kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam đến năm 2015 (Trang 28 - 30)

- Chiến lược phát triển đa dạng hóa

2.1.7.3Các cơng cụ và chính sách của thương mại quốc tế

Cơng cụ và chính sách thương mại quốc tế là hệ thống chính sách ngoại thương của một nước, phục vụ cho đường lối phát triển kinh tế trong mỗi thời kỳ. Do đó, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần nắm vững các cơng cụ và chính sách này, chủ yếu là:

- Thuế quan: là hình thức phổ biến để hạn chế thương mại. Thơng qua thuế quan doanh nghiệp có thể biết được thái độ của chính phủ sở tại trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Là những biện pháp kinh tế và quản lý kinh tế mà Chính Phủ một nước đặt ra đối với hàng nhập khẩu từ các nước khác, nhằm hạn chế việc nhập hàng hóa đó vào nước mình nhằm bảo vệ nền kinh tế. Các nước thường sử dụng hàng rào thuế quan để bảo hộ hàng sản xuất trong nước, chống lại sự cạnh tranh của hàng nước ngồi, để cải thiện cán cân bn bán và cán cân thanh toán. - Hạn ngạch: Đây là biện pháp trực tiếp hạn chế số lượng hàng hóa được phép nhập khẩu hay xuất khẩu vào một quốc gia trong một thời kỳ nhất định. Được nhiều nước áp dụng để quản lý xuất nhập khẩu, bảo hộ sản xuất trong nước, bảo vệ tài nguyên, cải thiện cán cân thanh toán và thực hiện chính sách thị trường.

- Hàng rào phi thuế quan: là những khác biệt trong các quy định hoặc tập quán của quốc gia nhằm cản trở sự lưu thông tự do giữa các nước của một số loại các hàng hóa, dịch vụ, yếu tố sản xuất,…để chống lại hàng hóa nước ngồi và ủng hộ hàng nội địa. Hàng rào phi thuế quan là những biện pháp phi thuế quan mang tính cản trở đối với thương mại mà khơng dựa trên cơ sở pháp lý, khoa học hoặc bình đẳng, thường được áp dụng đối với hàng nhập khẩu. - Trợ cấp xuất khẩu: là các chính sách ngoại thương mang tính nâng đỡ xuất khẩu, thường là dưới hình thức trợ cấp trực tiếp, cho vay tín dụng ưu đãi hoặc miễn giảm thuế.

- Tỷ giá hối đối và các chính sách địn bẩy có liên quan: đây là nhóm chính sách và biện pháp hữu hiệu giúp doanh nghiệp thu lợi nhuận tối đa trong hoạt động xuất khẩu.

- Chính sách đối với cán cân thanh tốn quốc tế và thương mại: như chính sách đầu tư của Nhà nước hình thành vùng chuyên canh hoặc doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu có qui mơ lớn, cơng nghệ hiện đại, hay chính sách khuyến khích tổ chức và cá nhân tham gia xuất khẩu hàng chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh trên trường quốc tế.

2.2 Mẫu

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh của công ty TNHH MTV kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam đến năm 2015 (Trang 28 - 30)