Tăng cường công tác lãnh đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thực hiện chế độ trách nhiệm cụ thể trong điều tra cơ bản phục vụ phòng ngừa,

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Công tác điều tra cơ bản của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội phục vụ hoạt động phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Thực trạng và giải pháp (Trang 106 - 108)

. Công an phường, xã, thị trấn đã xác định và có kế hoạch chuyển hoá 420 địa bàn (gồm: 152 về hình sự; 14 về kinh tế; 24 về ma tuý; 90 về tệ nạn

3.2.4. Tăng cường công tác lãnh đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thực hiện chế độ trách nhiệm cụ thể trong điều tra cơ bản phục vụ phòng ngừa,

hiện chế độ trách nhiệm cụ thể trong điều tra cơ bản phục vụ phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm

Căn cứ theo các hướng dẫn, qui định đã có, Cơng an các đơn vị, địa phương cần tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện cơng tác nghiệp vụ cơ bản trong lực lượng mình. Qua kiểm tra, có thể ghi nhận các kết quả đạt được, các kinh nghiệm được phát hiện, các vấn đề mới nổi lên, những khó khăn khách quan …; đồng thời cũng là để chỉ ra kịp thời những tồn tại, thiếu sót để khắc phục và thực hiện đúng, đưa công tác nghiệp vụ cơ bản đi vào nề nếp.

Cần chú ý tập trung chấn chỉnh, nâng cao vấn đề trách nhiệm. Thực hiện nghiêm túc Quy chế phân công trách nhiệm phối hợp trao đổi, cung cấp và xử lý thông tin trong công tác nghiệp vụ cơ bản của lực lượng Cảnh sát nhân dân. Cá nhân, tập thể nào thực hiện tốt thì cần khen thưởng, biểu dương và nhân rộng điển hình; nếu có sai phạm, khuyết điểm thì phải nghiêm túc

ghi nhận, xử lý và chấn chỉnh. Khắc phục từng bước những tồn tại lâu nay như bệnh hình thức, đối phó, quan liêu. Việc kiểm tra, đánh giá, xử lý cần căn cứ vào Quyết định 1404/2004/QĐ-BCA(C11) ngày 01/12/2004 của Bộ Công an và Hướng dẫn số 05/HD-CATP(PV11) ngày 08/04/2005 của Công an Thành phố.

Phải đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ huy, thực hiện các mặt công tác nghiệp vụ cơ bản bằng các kế hoạch cụ thể và việc đánh giá kết quả thực hiện phải trên cơ sở mục tiêu, yêu cầu, nội dung trong kế hoạch đã đề ra. Tránh hình thức chỉ đạo, đánh giá chung chung, không chỉ ra được những tồn tại, yếu kém cụ thể để chấn chỉnh, khắc phục. Công an các cấp cần tổ chức các bộ phận cán bộ chuyên trách giúp lãnh đạo, chỉ huy kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo, hướng dẫn các mặt công tác nghiệp vụ cơ bản của lực lượng Cảnh sát nhân dân. Từng quận, huyện phải có quy chế phù hợp đặc điểm tình hình dân cư, đối tượng, an ninh trật tự, kinh tế, xã hội …

Tại Công an Thành phố, cần chú ý là trong các đối tượng cần điều tra cơ bản, đối tượng là địa bàn (địa bàn hành chính; cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp) do đ/c Trưởng Công an quận, huyện chỉ đạo lập kế hoạch, thành phần tham gia là Công an phường, xã, thị trấn (trực tiếp là Cảnh sát khu vực, tổ Cảnh sát phòng chống tội phạm). Các Đội nghiệp vụ Cảnh sát, các phòng, Đội nghiệp vụ trinh sát khai thác hồ sơ địa bàn trên (ĐB), tập hợp, thống kê, phân tích tư liệu … để lập các hồ sơ điều tra cơ bản theo tuyến, lĩnh vực, hệ loại đối tượng cần điều tra. Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội cần tập trung theo dõi và hướng dẫn thường xuyên để kịp thời chấn chỉnh những sai sót của Công an phường, xã, thị trấn.

Chấn chỉnh kịp thời việc thực hiện nội dung tài tập huấn cơng tác nghiệp vụ cơ bản (Phịng PC13, tháng 10/2006): Trách nhiệm tập hợp thông tin, tài liệu và mở hồ sơ, quản lý hồ sơ điều tra cơ bản (của lực lượng Cảnh

sát nhân dân) của một phường thì giao cho Trưởng Công an phường; của một xã, thị trấn thì giao cho Cán bộ Công an phụ trách xã, thị trấn. Việc tập hợp, hệ thống thông tin, tài liệu điều tra cơ bản ở địa bàn cấp huyện thì giao cho Đội Tổng hợp; ở địa bàn cấp tỉnh thì giao cho Văn phịng Cơng an tỉnh, thành phố đó.

Cơng an các quận, huyện cần củng cố bộ phận kiểm tra, hướng dẫn Cảnh sát khu vực, Công an phường, xã, thị trấn đủ số lượng và phải là những đồng chí có trình độ nghiệp vụ và khả năng làm công tác hướng dẫn.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Công tác điều tra cơ bản của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội phục vụ hoạt động phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Thực trạng và giải pháp (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)