Một số nguyên nhân của những tồn tại, khuyết điểm trong công tác điều tra cơ bản phục vụ phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Công tác điều tra cơ bản của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội phục vụ hoạt động phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Thực trạng và giải pháp (Trang 89 - 94)

. Công an phường, xã, thị trấn đã xác định và có kế hoạch chuyển hoá 420 địa bàn (gồm: 152 về hình sự; 14 về kinh tế; 24 về ma tuý; 90 về tệ nạn

2.3.3. Một số nguyên nhân của những tồn tại, khuyết điểm trong công tác điều tra cơ bản phục vụ phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm

cơng tác điều tra cơ bản phục vụ phịng ngừa, đấu tranh chống tội phạm của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội tại TP.HCM

Trước hết, chúng ta cần tìm hiểu và thấy được những nguyên nhân chung ngay trong lực lượng Cảnh sát nhân dân, đó là:

- Nhận thức của một bộ phận cán bộ, chiến sỹ, kể cả lãnh đạo, chỉ huy về các quy định, hướng dẫn của Bộ, nhất là những vấn đề mới về công tác nghiệp vụ cơ bản của lực lượng Cảnh sát nhân dân chưa đầy đủ, dẫn đến chỉ đạo còn chung chung, chưa sâu sát, thực hiện còn lúng túng, kém chất lượng. Việc triển khai thực hiện Chỉ thị 05 và các Quy định của Bộ chưa đảm bảo tiến độ, cho đến nay một số địa phương vẫn chưa hoàn thành việc điều tra cơ bản các địa bàn phường, xã, thị trấn. Nhiều mặt công tác, do chưa nắm được

nội dung, yêu cầu đặt ra nên thực hiện cịn sơ sài, tuỳ tiện, tình trạng đối phó, hình thức vẫn cịn phổ biến tại nhiều đơn vị, địa phương. Vẫn còn nhiều cán bộ chiến sỹ, kể cả cấp lãnh đạo, chỉ huy chưa thấy rõ được vai trị, tầm quan trọng của cơng tác điều tra cơ bản; chưa đầu tư nghiên cứu nên chưa nắm vững những yêu cầu, nội dung, qui trình … trong thực hiện cơng tác điều tra cơ bản.

- Cán bộ chiến sỹ làm công tác nghiệp vụ cơ bản tuy đã được tập huấn, nhưng vẫn cịn nhiều đồng chí chưa dành thời gian nghiên cứu để nắm vững các qui định, qui trình và chưa đúc kết từ kinh nghiệm thực tế nên chưa nắm và hiểu hết nội dung, cách làm việc.

- Một trong những nguyên nhân quan trọng nữa đó là việc chưa nghiên cứu, nắm sâu về nội dung của Hướng dẫn số 2400/HD-C11(C12) ngày 30/09/2003 của Tổng cục Cảnh sát hướng dẫn thực hiện các Quyết định số 360, 361, 362, 363 của Bộ trưởng Bộ Công an ban hành các Quy định về công tác nghiệp vụ cơ bản của lực lượng Cảnh sát nhân dân. Do vậy mà trình tự các bước cơng việc điều tra bị lúng túng, lẫn lộn giữa các cụm từ nghiệp vụ, như: Địa bàn là đối tượng điều tra cơ bản và địa bàn trọng điểm; hệ loại đối tượng trong điều tra cơ bản và trong sưu tra đối tượng; đối tượng điều tra cơ bản và đối tượng sưu tra; sưu tra chuyên đề và điều tra cơ bản địa bàn trọng điểm; mục tiêu là đối tượng điều tra cơ bản và địa bàn trọng điểm cần bảo vệ …

- Bên cạnh đó, nguồn kinh phí để đảm bảo tăng cường nguồn lực cho công tác nghiệp vụ cơ bản của lực lượng Cảnh sát đơi khi cịn hạn chế, chưa kịp thời. Cũng chưa có được cơ chế, tiêu chí khen thưởng hợp lý cho các đơn vị, địa phương, cá nhân thực hiện xuất sắc các mặt công tác nghiệp vụ cơ bản để kịp thời động viên, phát huy tối đa sức mạnh của cơng tác phịng ngừa nghiệp vụ.

Trên cơ sở đó, qua nghiên cứu và đánh giá, có thể rút ra những nguyên nhân cụ thể của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội CATP.HCM ảnh hưởng đến hiệu quả công tác điều tra cơ bản:

- Một nguyên nhân khách quan, đất nước ta đang trong quá trình hội nhập, phát triển, mà TP.HCM lại là một trung tâm kinh tế – văn hoá – xã hội lớn, một đầu mối giao lưu trong nước và quốc tế. Do vậy, tốc độ đơ thị hố mạnh, lượng dân cư tăng nhanh hàng năm (trong đó có khá nhiều dân cư từ các tỉnh thành khác về làm ăn, sinh sống …), hoạt động kinh doanh, sản xuất diễn ra mạnh và đa dạng, nhiều thành phần kinh tế xuất hiện, sự thông thương trong và ngoài nược ngày càng rộng rãi, thuận tiện hơn … do vậy để nắm chắc được tình hình từng khu vực, từng địa bàn không phải là dễ như các tỉnh, thành nhỏ. Bên cạnh đó, các hoạt động và đối tượng tội phạm, tệ nạn xã hội (kể cả trong nước và quốc tế) cũng lợi dụng tình hình như trên để trà trộn, ẩn náu, hoạt động, tạo ra những yếu tố phức tạp về tình hình an ninh trật tự.

- Công tác điều tra cơ bản mới chỉ có văn bản hướng dẫn cụ thể từ sau khi có Chỉ thị 05 và các Quyết định kèm theo của Bộ, nên lực lượng thực hiện bước đầu cũng có những bỡ ngỡ, lúng túng, chưa trải qua nhiều kinh nghiệm thực tiễn … do vậy hiệu quả và chất lượng công tác chắc chắn bị ảnh hưởng khơng ít.

- Trong các mặt công tác nghiệp vụ cơ bản, chỉ huy một số đơn vị chưa quan tâm chỉ đạo thường xuyên, thiếu kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện; việc phân công trách nhiệm trong công tác kiểm tra, hướng dẫn của các đội nghiệp đối với Công an phường, xã, thị trấn chưa rõ ràng, phối hợp chưa đồng bộ; Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội chưa tập trung theo dõi và hướng dẫn thường xuyên, nên khơng kịp thời chấn chỉnh các sai sót của Cơng an phường, xã, thị trấn.

- Ngày 13/07/2004, Cơng an Thành phố có kế hoạch số 132/KH- CATP(PC13) về củng cố hoạt động của lực lượng Cảnh sát khu vực, Công an phường, xã, thị trấn từ năm 2004-2009. Qua đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch trên cho thấy còn những vấn đề như: Các phòng chức năng của Cơng an Thành phố có lúc chưa làm tốt chức năng tham mưu trong việc nắm và tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện công tác, kịp thời đề xuất chấn chỉnh, nâng cao năng lực, hiệu quả của Cảnh sát khu vực, Cơng an phường, xã, thị trấn; có nhiều văn bản hướng dẫn Cảnh sát khu vực, Công an phường, xã, thị trấn có nội dung chồng chéo, trùng lẫn, chưa thống nhất. Mối quan hệ phối hợp giữa các ban đội nghiệp vụ (kể cả các đội thuộc phịng) chủ yếu là u cầu Cơng an phường, xã, thị trấn, Cảnh sát khu vực thực hiện, ít có hướng dẫn, phối hợp, hỗ trợ. Cơng tác bố trí Cảnh sát khu vực chưa đáp ứng kịp với tốc độ phát triển đô thị hoá, phát triển dân cư, nhất là các khu dân cư mới. Công an Thành phố có tăng cường bố trí lực lượng cho Cơng an phường, xã, thị trấn nhưng vẫn còn thiếu so với yêu cầu thực tiễn, nên một số Cảnh sát khu vực phải phụ trách một địa bàn có hơn 500 hộ dân hoặc kiêm nhiệm 2, 3 ô khu vực nên hạn chế hiệu quả cơng tác nắm tình hình, quản lý địa bàn và đối tượng. Một bộ phận Cảnh sát khu vực có tư tưởng trung bình chủ nghĩa, thiếu tinh thần chủ động, sáng tạo trong công tác, một số đồng chí an phận với cơng việc (nhất là số lớn tuổi), ít chịu học hỏi nâng cao trình độ, kiến thức; phương pháp làm việc của một số Cảnh sát khu vực còn thiếu khoa học, làm sự vụ nhiều hơn cơng tác cơ bản, một số đồng chí thiếu nhạy bén, cịn nặng về hành chính đơn thuần…

- Trình độ chun mơn nghiệp vụ và qn số của lực lượng Cảnh sát khu vực nói riêng, Cơng an phường, xã, thị trấn nói chung của CATP.HCM vẫn cịn hạn chế, chưa thật sự đáp ứng đòi hỏi thực tiễn.

- Trong quá trình thực hiên các nội dung điều tra cơ bản của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội cũng còn thiếu những biểu mẫu

thống nhất. Do vậy mà các số liệu tình hình được cập nhật đơi khi không đạt theo yêu cầu; cùng một nội dung nhưng cách thể hiện số liệu, tình hình giữa các địa phương, đơn vị lại có những điểm khác nhau; có những yêu cầu không cần thiết, nhưng lại thiếu những u cầu khác …

Tóm lại, qua phân tích, đánh giá cho thấy rằng, để thực hiện tốt công tác điều tra cơ bản lực lượng Cảnh sát nhân dân nói chung phải nỗ lực nhiều hơn nữa, cả trong nghiên cứu lý luận và thực hiện. Đặc biệt, tại Thành phố Hồ Chí Minh, với những u câu riêng khác, thì cơng tác điều tra cơ bản của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội lại càng có những địi hỏi cao hơn và khó khăn hơn. Cũng đã nảy sinh những tồn tại, thiếu sót trong vấn đề này. Do đó, việc tìm ra được những ngun nhân chính, ảnh hưởng trực tiếp tới cơng tác điều tra cơ bản chính là căn cứ để đề tài tìm và đưa ra được những giải pháp thiết thực, phù hợp thực tiễn, đáp ứng địi hỏi trong cơng tác này và cho nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự nói chung.

Chương 3

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Công tác điều tra cơ bản của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội phục vụ hoạt động phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Thực trạng và giải pháp (Trang 89 - 94)